221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1002948
Dạy phòng chống tham nhũng từ tiểu học: Phụ huynh lên tiếng
1
Article
null
Dạy phòng chống tham nhũng từ tiểu học: Phụ huynh lên tiếng
,

(VietNamNet) - Nhiều ý kiến phụ huynh đã cho rằng không nên đưa việc phòng chống tham nhũng vào giảng dạy ở cấp tiểu học vì ở độ tuổi này các em quá ngây thơ và trong sáng, người lớn không nên gieo rắc vào đầu trẻ những tư duy tiền bạc. Nếu có đưa vào giảng dạy thì nên thực hiện ở những cấp học cao hơn như THCS, ĐH...


Không nên đưa trực tiếp chương trình chống tham nhũng vào bậc tiểu học

Tôi nghĩ rằng, trẻ em còn rất ngây thơ, các em chưa thể hiểu được chuyện tham nhũng vốn rất phức tạp hoặc có hiểu được cũng mất rất nhiều thời gian để giảng giải. Trẻ em cần được hướng đến một tuổi thơ thực sự bình yên và trong sáng, người lớn không nên gieo rắc vào đầu trẻ những tư duy tiền bạc. Điều mà các em cần học là những tấm gương sáng để noi theo chứ không phải là những người tham nhũng, điều đó sẽ làm các em mất đi lòng tin vào người lớn, từ đó có phản ứng tiêu cực. Đặng Hưng Bình, email: danghungbinh@...

 

tieu hoc

Trẻ em còn rất ngây thơ, các em chưa thể hiểu được chuyện tham nhũng vốn rất phức tạp hoặc có hiểu được cũng mất rất nhiều thời gian để giảng giải. Ảnh: www.govap.hochiminhcity.gov.vn

Xin hãy đừng đưa chương trình giáo dục chống tham nhũng vào trường tiểu học. Tham nhũng là hành vi của người lớn. Tôi có cảm giác là những người đưa ra ý kiến trên đã bất lực trước tệ nạn tham nhũng đang diễn ra và hi vọng vào thế hệ tương lai sẽ không như mình. Như vậy liệu có hiệu quả không? Hãy nghĩ ra biện pháp chống tham nhũng cho hiện tại trước đã. Hướng Dương,Cần Thơ. 

 

Tôi thấy cái gì trong cuộc sống cũng cần, song không phải cái gì cũng nhồi nhét vào chương trình học tập của học sinh, nhất là cấp tiểu học. Hãy căn cứ vào mục tiêu chung, chương trình chung để hoạch định việc học của các cháu, đừng làm khổ các cháu. Nguyễn Đình Thắng, Hàng Kênh, Hải Phòng, email: hanthang99@...

 

Tham nhũng là gi? Người thế nào bị coi là người có hành vi tham nhũng? Câu hỏi tưởng như là rất dễ này lại hoá ra vô cùng khó khăn cho không chỉ các nhà lãnh đạo cấp nhà nước, những đại biểu Quốc hội, những người làm công tác khoa học cũng như những nhà làm trong lĩnh vực tư pháp. Việc lập thêm một môn chống tham nhũng riêng từ tiểu học là không cần thiết. Chúng ta hãy làm đầy đủ trách nhiệm của mình, giảng dạy cho học sinh biết kính trên nhường dưới, biết quý trọng lao động, biết bảo vệ của công, biết thế nào là cần kiệm liêm chính, thế nào là chí công vô tư, biết mình vì mọi người... (những nội dung đã có trong chương trình giảng dạy học sinh từ trước tới nay!). Cần gì phải lập một môn riêng nếu như "thầy" đừng "bán" kiến thức cho học sinh như việc mua bán hàng hoá sòng phẳng ngoài chợ để rồi lại kêu là lớp trẻ không biết "tôn sư trọng đạo" và liệu những "thầy" như thế có biết giảng bài chống tham nhũng không đây? Nhiều lắm, nhiều điều lắm để nói rằng: Xin đừng lập những "dự án" hão huyền kẻo "tiền mất, tật mang" như nhiều "dự án đau lòng" trong ngành giáo dục đã từng trải qua! Xin đừng! Trần Văn, email: tran_van401@...

Không phải cứ thấy vấn đề nào xã hội bức xúc là phải đưa ngay vào giảng dạy. Vấn đề cần nhìn nhận ở đây đó là cốt lõi của tham nhũng là gì, phải chăng đó là vấn đề về đạo đức của con người. Và cái cần giáo dục ở đây là đạo đức làm người chứ không phải chỉ có riêng tham nhũng. Email: dthpqg@...
 

Tôi không đồng ý việc đưa nội dung phòng - chống tham nhũng vào nội dung đào tạo ở trường học vì: Vấn đề tham nhũng không nằm ở chỗ "không biết", "thiếu hiểu biết", không nằm ở "kiến thức" mà nằm ở nhân cách, đạo đức. Vậy tại sao lại phải giảng dạy cho đối tượng không có nhu cầu? Khẩu hiệu và lý thuyết bao giờ cũng đúng cũng tốt mà thực hành, thực hiện lại kém. Vậy tại sao chúng ta không quan tâm ở khâu thực hành, thực hiện mà lại "lãng phí" ở khâu lý thuyết? Tham nhũng là một vấn nạn, một thứ giặc nội xâm nguy hại. Vậy tại sao không có nhiều giải pháp mạnh, đồng bộ, đa chiều và mang tính hệ thống? Nguyễn Thị Phương, ĐH Vinh, email: phuongnln2002@...

 

Con em chúng ta đang quá tải vì chương trình học
Tôi thấy rằng, con em chúng ta đã và đang khốn khổ vì việc thí điểm liên tục các chương trình cải cách giáo dục rồi. Con em chúng tôi chỉ mới học lớp 6 thôi mà đã phải học cả tuần không có ngày nghỉ, thậm chí có vài buổi trong tuần phải học cả ngày.


Hãy thương xót con em chúng tôi với. Nếu cứ học hành thế này thì không biết tuổi thơ của con em chúng tôi sẽ như thế nào... Đây mới là vấn đề cần bàn, cần xem xét cho hết trách nhiệm của thế hệ đi trước. Nền giáo dục đang hành hạ con trẻ đấy ạ.

Còn vấn đề chống tham nhũng là vấn đề của người lớn, mà là người lớn có chức có quyền cơ, chứ thảo dân thì làm sao mà tham nhũng được. Đừng nên đưa thêm "sáng kiến" làm khổ con em chúng tôi nữa. Các cháu học sinh tiểu học thì làm sao mà hiểu thế nào được việc của người lớn mà định đưa giáo dục chống tham nhũng vào chương trình của các cháu. Chúng ta phải đi vào thực chất vấn đề để đề ra những biện pháp thực sự hiệu quả. Trần Trường Giang, Quảng Ninh, email: giangha0204@...

 

Nên đưa việc phòng chống tham nhũng vào các cấp học cao hơn

Tôi rất tán thành việc giải quyết vấn nạn tham nhũng, nhưng đưa vào chương trình từ tiểu học thì nên xem lại vì thấy thương các cháu quá. Vấn đề này nó khác với an toàn giao thông. Vì hàng ngày, khi cắp sách tới trường, các cháu phải đối mặt với ATGT nên các cháu cần được hiểu biết sớm về Luật Giao thông, nhưng tham nhũng thì chưa phải việc của các cháu. Quan điểm của cá nhân tôi thì chỉ có thể đưa vào chương trình đào tạo bậc đại học. H.T.K, Hà Nội.

Tôi đồng ý về việc đưa việc phòng chống tham nhũng thành một môn trong trường học nhưng nên bắt đầu từ cấp học cao hơn. Ở tuổi học sinh đã bắt đầu việc quay cóp, gian lận hình thành nên nếp tư duy chẳng cần cố gắng chỉ cần láu cá, lưu manh là có thể thu được lợi ích cá nhân. Sau này ra đời làm việc, những công dân của chúng ta vẫn nuôi dưỡng thói quen xấu đó như là khả năng bẩm sinh thì việc chúng ta có những quan tham, ô lại là điều tất nhiên. Nguyễn Văn Hoàng, Ninh Bình, email: hoang_1978nb@...

 

Cha mẹ phải là tấm gương sáng

Chúng ta cần xác định đối tượng tham nhũng. Theo tôi, không nên đưa nội dung này vào chương trình của cấp tiểu học, chỉ nên đưa vào các trường đại học như một tín chỉ. Các cấp học khác chỉ cần học tốt nội dung của môn "giáo dục công dân", các bậc cha mẹ là tấm gương giáo dục hữu hiệu nhất và sau đó là những người lớn cùng các công chức nhà nước. Nội dung học về phạm trù đạo đức được trang bị ở nhà trường sẽ vô hiệu hóa khi mà người lớn chúng ta có những hành vi đạo đức không chuẩn mực (kể cả thầy, cô giáo). Vì vậy, tốt nhất là người lớn chúng ta hãy làm gương trước rồi hãy nói đến giáo dục con trẻ. Đặng Trương Thị Thu, Đống Đa, Đà Nẵng, email: thu342@...


Hiện nay, có một bệnh cần chữa gấp là phụ huynh học sinh thường đến "lễ" thày bằng phong bì vào những ngày lễ. Phải bỏ được bệnh này chứ không trẻ con sẽ sớm học theo thôi. Nguyễn Hữu Nghĩa, Gia Lâm, Hà Nội.


Chống tham nhũng là việc của toàn dân
Tôi nghĩ, đúng là việc phòng và chống tham nhũng và việc của toàn Đảng, toàn dân. Việc đưa phòng chống tham nhũng vào giáo dục là cần thiết. Nhưng không nên đưa vào giáo dục từ tiểu học vì tâm hồn các em trong giai đoạn này còn quá trong sáng, như 1 tờ giấy trắng. Nên hiểu, trước hết, việc chống tham nhũng là phải của tự bản thân các đơn vị nhỏ, sau đó đến các đơn vị lớn như ban, ngành, bộ.... Đưa phòng chống tham nhũng vào tiểu học là ảo tưởng. Nguyễn Hồng, Bắc Ninh, email: songma278@...

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,