221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1005988
Điệp khúc "tắc đường"
1
Article
null
Điệp khúc 'tắc đường'
,

(VietNamNet)Sáng ra cổng, đường tắc, trưa đi làm về lại tắc đường, buổi tối muốn đi đâu cũng đành phải gác lại cũng chỉ vì hai chữ " tắc đường". Điệp khúc tắc đường ấy đã và đang là nỗi ám ảnh của người dân TP.HCM từ đầu năm đến nay. 

 Đã có hàng loạt phương án được lãnh đạo Sở GTCC TP.HCM đưa ra như học lệch giờ, làm lệch ca, xử phạt nghiêm khắc, phân luồng lại một số tuyến đường… thế nhưng, học lệch giờ, làm lệch ca rồi mà đường vẫn cứ tắc. Xử phạt nghiêm khắc rồi cũng đâu lại hoàn đấy. Phân luồng đường này lại gây tắc ở đường kia mà tiêu biểu có thể kể đến đó là việc phân luồng giao thông tại đường Nguyễn Kiệm thuộc quận Gò Vấp trong thời gian gần đây. Sau khi phân luồng, đường này hết kẹt xe thật nhưng tình trạng kẹt lại chuyển qua điểm khác chẳng hạn như điểm tại đường giao Hồ Văn Huê - Hoàng Văn Thụ.

 

Về một mặt nào đó, có thể nói rằng, các giải pháp trên không có gì là bất hợp lý cả. Tất cả các giải pháp đó đều là những giải pháp có tính khả thi thậm chí là rất khả thi. Duy chỉ có điều, khi áp dụng những giải pháp đó vào thực tế lại bị một rào cản lớn, đó là ý thức của người dân khi tham gia giao thông và việc thi công các công trình gây cản trở việc đi lại của các phương tiện giao thông  trên đường. 

 

Tắc đường đã và đang là nỗi khiếp sợ của người dân TP.HCM. (Ảnh: ND)

Bắt đầu từ người đi bộ, xưa nay, có ai đổ lỗi cho họ gây tắc đường bao giờ, vậy mà thực tế họ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc gây ra tắc đường ngày nay. Họ băng qua đường không theo một trật tự nào cả, có cầu vượt nhưng vẫn vượt dải phân cách để qua đường, đèn báo hiệu người đi bộ đã chuyển sang đỏ họ vẫn tranh thủ băng qua. Chính vì những hành động như vậy, các phương tiện giao thông khác trên đường đều phải dừng lại để nhường cho các quý ông, quý bà bước qua. Thế là đường tắc.

 

Rồi đến những người điều khiển xe máy hai bánh, một loại phương tiện giao thông mà có lẽ không nước nào có nhiều như ở Việt Nam.. Phóng nhanh, vượt ẩu, luồn lách khắp nơi, đèn đỏ thì kệ đèn đỏ, một chiều thì kệ một chiều, không cần biết phải hay trái, đi được là ta cứ đi. Thế nên nhiều lúc, những người điều khiển loại xe trên trở thành những người gây ra nạn tắc đường nhiều nhất trên đường phố.

 

Thế nhưng, những "kẻ" hay gây ra tắc đường nhất vẫn là những chiếc xe buýt, những chiếc xe có biệt danh là “xe vua” trên đường phố. Các bác tài cứ mặc sức phóng cho thật nhanh, chạy hết làn đường này đến làn đường khác mà không hề sợ gì cả bởi đơn giản đó là xe được ưu đãi.

 

Tuy nhiên, những người đi bộ và điều khiển phương tiện giao thông cũng chỉ mới là một phần trong vô vàn những nguyên nhân dẫn dến tình trạng tắc đường nhiều như hiện nay. Một trong những nguyên nhân quan trọng hơn cả đã và đang góp phần "thiết thực" gây ra nạn tắc đường ở TP.HCM chính là những công trình bị đào lên nhưng bao năm vẫn ngâm đó chưa lấp lại được. Tiêu biểu có thể kể đến công trình trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Trãi, Pasteur, xa lộ Hà Nội… Đây là những công trình thi công ống nước của dự án môi trường trong thành phố thế nhưng nó lại chiếm hết hơn hai phần ba lối đi của mỗi con đường.

 

Đường rộng lớn như thế nhưng những bức tường sắt được xây lên, bao quanh gần hết lòng đường dẫn đến việc xe cộ không lưu thông được vào giờ cao điểm. Có điều lạ là những nhà đầu tư này rất thích kiểu đào đường lên rồi ngâm ở đó. Dự án đáng lẽ năm nay xong nhưng họ lại kéo dài sang vài năm tiếp, giấy phạt đến tay, họ vẫn nộp phạt đầy đủ nhưng sau đó lại thờ ơ, bỏ mặc công trình khi nào xong thì xong, cho nên lòng đường vẫn bị chiếm liên tục như vậy thử hỏi làm sao mà lấy chỗ đi lại, làm sao mà không tắc.

 

Còn rất nhiều nguyên nhân nữa gây nên nạn tắc đường trong thành phố. Những giải pháp được nêu ra có lẽ vẫn chưa thể khắc phục được trong thời gian tới. Bởi có đưa ra giải pháp nhưng những người tham gia giao thông không tuân theo một cách đầy đủ thì làm sao có thể thực hiện tốt được. Cho nên tắc đường vẫn mãi là điệp khúc ám ảnh người dân. 

  • Nguyễn Dũng, TP. HCM

 

Ý kiến của bạn?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,