221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1022322
Người Việt ở nước ngoài nói gì về chuyện bán hàng rong?
1
Article
null
Người Việt ở nước ngoài nói gì về chuyện bán hàng rong?
,

(VietNamNet) - Tiếp tục trao đổi về việc cấm bán hàng rong, một số bạn đọc ở nước ngoài đã có ý kiến rằng, việc bán hàng rong vẫn tồn tại ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Bán hàng rong ở Việt Nam gắn với nhiều ngành nghề truyền thống, vì vậy, mong các nhà quản lý có các biện pháp quản lý hữu hiệu.

 

Hàng rong ở Rome
Chợ hàng rong cho khách du lịch ở Rome, Italia. Ảnh: flickr.com

 

Những người bán hàng rong chủ yếu là dân nghèo không có việc làm ổn định... bây giờ nếu cấm thì họ làm gì để kiếm sống qua ngày? Tôi cũng công nhận là đội ngũ bán hàng rong nhiều khi làm ảnh hưởng tới trật tự giao thông, mỹ quan đô thị nhưng ta nên nghĩ một cách khác hay hơn là cấm triệt để. Vì tôi thấy bán háng rong vẫn tồn tại ở đại đa số các nước nhưng họ có các biện pháp để quản lý hữu hiệu. Mong các nhà quản lý tìm ra những phương pháp quản lý hữu hiệu như các nước trên thế giới. Hạnh Phúc, Hàn Quốc, email: hanhphuc7476@...
 

Ở các nước văn minh tiên tiến như Nhật, Ý, Pháp, Thụy Sỹ, Singapore, Đan Mạch, Thụy Điển... nhất là ở Mỹ, các tiểu bang ở các thành phố lớn vẫn có buôn bán hàng rong, xe thô sơ bán hotdog, hambuger và kem. Đó là cách buôn bán để tạo thuận lợi cho khách du lịch và người đi đường. Quan trọng là ở chỗ quản lý nghiêm, cứ dùng hình phạt hành chính thẳng tay những ai vi phạm luật buôn bán, lấn chiếm lòng lề đường và không có giấy phép hoạt động kinh doanh. Các nước văn minh thậm chí họ còn khuyến khích, quan trọng là phải buôn bán có luật lệ. Trần Thị Thủy Tiên, SanJose, Mỹ, email: tranthithuytien2000@...

 

Tôi nghĩ rằng trước khi cấm thì nên tìm cho họ công việc thay thế để ổn định đời sống, bởi vì họ là những người dân nghèo, không có nhiều vốn nên phải buôn bán nhỏ. Bây giờ cấm ngay thì họ biết dựa vào đâu để sống trong khi hiện nay cái gì cũng lên giá, kể cả học phí. Tôi thấy ở Việt Nam, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo quá lớn và tôi nghĩ là nên thu hẹp khoảng cách này lại. Trinh, England, email: trinhrowsell@..

 

Tôi rất vui khi thấy đất nước mình đổi mới nhưng không nên quá gấp gáp để trở thành lo lắng. Trước hết, mình phải đảm bảo đời sống cho dân. Dù ở một thành phố hiện đại như New York, tôi vẫn thấy có xe hàng rong bên đường. Ở Mỹ, người dân được làm nhiều việc theo quy định của luật pháp. Với điều kiện của đất nước mình, hiện tại chỉ nên điều chỉnh sửa đổi từ từ. Thành Nguyễn, Mesa AZ USA, email: thanhdenh@...


Tôi có may mắn được học tập, công tác cũng khá lâu ngay tại Tokyo, Nhật Bản, được hòa cùng với cuộc sống thường ngày cùng những người dân của một trong những nước phát triển nhất thế giới. Có rất nhiều người Nhật luôn tự hào nói rằng Nhật chỉ thua mỗi một nước trên thế giới là Mỹ, nhưng có nhiều mặt Nhật hơn Mỹ. Nhưng hiện nay, ngay ở Tokyo, hàng ngày chúng ta vẫn có thể thấy khá nhiều người bán hàng rong như đậu phụ, cá, rau tươi, thực phẩm tự chế biến... chất đầy trên 1 chiếc xe đạp cá nhân và dùng quả bóng cao su gắn vào cái kèn nhỏ đi dạo không khác gì ở Việt Nam chúng ta. Hoặc nếu chúng ta vào đến công viên Onan ở gần ga tàu điện JR Shimbashi, cách không xa Nhà Quốc hội Nhật Bản, vào buổi chiều thường ngày sẽ gặp 1 bác bán nước trà chén, đặc sản của Nhật với những bí quyết và tài nghệ riêng của mình. Tôi rất tán thành những ý kiến của các bạn đã nêu là cần bảo đảm kế sinh nhai của người dân bán hàng rong, đồng thời hàng rong còn gắn liền với rất nhiều các ngành nghề thủ cộng truyền thống của dân tộc mà khách nước ngoài rất quan tâm, thích thú. Tô Hoàng, Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, Tokyo, Nhật Bản, email: toq_hoang@...

Đế bảo đảm mỹ quan thành phố, bảo đảm sự an toàn thực phẩm, bảo đảm cả sự công bằng xã hội cho nhưng người mua bán hàng rong thì chính quyền phải cấp giấy phép kinh doanh, cho bán ở đâu, thuế chỗ bán hàng là bao nhiêu.... Nếu mọi việc minh bạch rõ ràng thì chắc chắn thành phố sẽ đẹp hơn và những người bán "hàng rong" vẫn có thể tồn tại.

Tôi nghĩ đây chính là điều mà thành phố đáng quan tâm. Chứ không phải là việc cấm hàng rong để đánh vào người nghèo.

Nếu ai đã một lần đến Berlin ngay gần tháp truyền hình, trước cửa trung tâm buôn bán lớn có một người đứng bán đồ ăn (xúc xích), tại sao anh ta không ngồi, hoặc mở một cái lều nhỏ, mà lại đứng như thế dưới trời lạnh giá, bởi vì dựng lều thì phải vào chợ, mà bày bàn thì phải trả tiền thuê chổ theo m2 mà anh ta cần sử dụng, dù anh ta đã có giấy phép kinh doanh (20€ lệ phí nếu là người có lưu trú dài hạn tại Đức hoặc người Đức, với mỗi tờ giấy này anh ta chỉ được bán tại nơi anh ta đăng kí, muốn chỗ thứ 2 anh ta lại phải xin giấy mới, lại nộp lệ phí...Nhưng thực ra đó cũng là hàng rong, rác do việc buôn bán gây ra anh ta phải thu dọn, mua túi đựng rác cho mình nếu vứt ở thùng rác công cộng mà bị bắt là phải nộp rất nặng, vì rác thải từ việc kinh doanh mà ra, anh ta cũng là một doanh nghiệp, tôi viết về người thật việc thật về hàng rong ở Đức đế mọi người cùng tham khảo.   I.MH . CHLB Đức

 

Bạn nghĩ sao về việc cấm bán hàng rong và bán hàng trên hè phố Hà Nội?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,