221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1026826
Kết quả nghiên cứu khoa học không tương xứng với đầu tư
1
Article
null
Kết quả nghiên cứu khoa học không tương xứng với đầu tư
,

(VietNamNet) - Bài viết của tác giả Phạm Đức Chính phản ánh rõ nét thực trạng nghiên cứu khoa học ở nước ta. Tình trạng này đã kéo dài hàng chục năm qua và cả hiện nay. Ngân sách nhà nước chi cho nghiên cứu khoa học tăng lên, nhưng đa số sản phẩm khoa học không mang lại lợi ích. Phản biện của đề tài, xác nhận địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ mang tính hình thức.

 

Quang cảnh một buổi bảo vệ luận án tiến sỹ. Ảnh minh hoạ: UBTDTT.
Quang cảnh một buổi bảo vệ luận án tiến sỹ. Ảnh minh họa: UB TDTT.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay về nghiên cứu khoa học ở nước ta:

 

Thứ nhất, chúng ta đã hạ thấp các chỉ tiêu về trình độ khoa học và công nghệ (KH&CN) và đánh đồng việc nghiên cứu (research) KH&CN với hoạt động không phải là nghiên cứu theo đúng nghĩa của nó. Nhiều đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, cấp Bộ… được đánh giá đạt kết quả xuất sắc hoặc khá khi nghiệm thu, thực ra chỉ là học tập (studies), nghĩa là sự sắp xếp kiến thức đã có từ trong các sách, tạp chí... không có sáng tạo gì đáng kể về ý tưởng, về phương pháp.

 

Những “studies” như vậy cần thiết để giải quyết yêu cầu của tư vấn và được UNESCO sắp xếp vào mục “Dịch vụ khoa học” trong phân loại các hoạt động KH&CN, không phải là “research”.

 

Thứ hai, các báo cáo thành tích hàng năm của các cơ quan quản lý KH&CN thường nêu lên số lượng giáo sư, tiến sĩ của ta và tự hào ta đứng đầu Đông Nam Á, nhưng không đề cập đến các chỉ tiêu về kết quả theo tiêu chí quốc tế. Điều đó dễ hiểu vì rất nhiều giáo sư, tiến sĩ của chúng ta không có kết quả công bố quốc tế trong hơn 10 năm trở lại đây. Luận án tiến sĩ không yêu cầu phải có kết quả công bố quốc tế. Không đặt ra yêu cầu phong chức danh giáo sư, phó giáo sư phải có công bố quốc tế. Những vị trong các hội đồng ngành, trong các ban biên tập tạp chí khoa học quốc gia không có công bố quốc tế trong 5 năm gần đây chiếm đa số.

 

Thứ ba, những người làm khoa khoa học thật sự (có những kết quả công bố quốc tế hoặc có bằng sáng chế, phát minh) không đóng vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chính sách và điều phối hoạt động nghiên cứu KH&CN.

 

Nhiều nhà khoa học Hoàng Tụy, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Đức Chính, Phạm Xuân Yêm, Hồ Tú Bảo… đã viết cho diễn đàn “Nghiên cứu khoa học: Thực trạng và Giải pháp” của báo Tia Sáng. Chúng ta hy vọng những bài viết rất tốt này đã và sẽ có những đóng góp cho khoa học nước nhà đi vào quỹ đạo chuẩn mực quốc tế. Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra yêu cầu luận án tiến sĩ phải có kết quả công bố quốc tế. Chúng ta hy vọng sẽ có những chuyển biến tiếp theo của các cơ quan quản lý KH&CN về chính sách KH&CN, về sử dụng tiền ngân sách và sử dụng những người làm KH&CN.

  • Phạm Lợi Vũ, vuphamloi@...

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,
/script>