- "Tôi có phần thở phào khi nghe Chính phủ quyết định ưu tiên dành vịnh Vân Phong để xây cảng biển nước sâu. Đây là một vấn đề rất quan trọng liên quan đến sự phát triển của kinh tế nước ta. Singapore không có tài nguyên gì cả, nhưng họ vẫn phát triển rất nhanh, vì có vị trí thuận lợi và con người. Với Vân Phong, Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể phát triển như vậy, cái chúng ta thiếu hiện nay là con người, phương pháp quản lý và óc sáng tạo của con người. Mong sao chúng ta sáng suốt để nhìn nhận vấn đề", Vinh Hoà, (Nha Trang).
Vịnh Vân Phong.
Vịnh Vân Phong nên làm gì?
Trần Huy Ánh, Hà Nội, tranhuyanh59@...: VN có trở thành công xưởng đóng tàu của thế giới không thì phải hỏi các nhà chiến lược của Vinashin - Posco trả lời là VN thu được bao nhiêu tiền từ 1 tấn sản phẩm. Trong một tấn sản phẩm tàu thủy, người VN thu được bao nhiêu tiền gia công khi ta phải nhập 100% thép tấm để đóng tàu. Ngành luyện thép VN sẽ khai thác quặng ở đâu để đạt 5 triệu tấn thép phôi/năm. Chi phí để hoàn trả môi trường trong sạch sau khi sản xuất thép là bao nhiêu % trong lợi nhuận từ việc sản xuất phôi thép đem lại. Hiện tại, nguyên liệu nấu phôi thép có bao nhiêu % nhập khẩu thép phế liệu (lẫn rác thải)… Để lấy số liệu thuyết phục, có thể đến các nhà máy sản xuất phôi thép xem bãi chứa nguyên liệu thì sẽ thấy ngay, hoặc đến các kho cảng thì cũng biết thôi. Vinashin thể hiện sự nhìn xa trông rộng của mình ra sao khi có vài hợp đồng thì đã không có nhân lực… Những câu hỏi trên được trả lời tường minh sẽ thuyết phục Vân Phong nên dùng để làm gì. Tất nhiên là câu trả lời phải căn cứ vào các việc đã làm chứ đừng là việc sẽ làm… có thể tham tham khảo thêm thông tin từ việc thải hạt Nix của nhà máy Hyundai - Vinashin của Hàn Quốc tại khu vực phía Nam Vân Phong là quá rõ.
Vịnh Vân Phong, tài nguyên vô giá của quốc gia
Ngọc Sơn, Đoàn Công Hớn, Thủ Đức, Tp.HCM, verticalhorizon1812@...: Theo quan điểm của tôi, việc chấp nhận đầu tư nhà máy thép vào vịnh Vân Phong cần phải có sự cân nhắc vô cùng cẩn thận. Điều này hoàn toàn chính xác khi nói rằng các nước phát triển có những quy định hết sức nghiêm ngặt về môi sinh, môi trường đối với các dự án đầu tư nên sẽ thấy có sự dịch chuyển đầu tư từ các nước này đến các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sản phẩm thường là có hàm lượng kỹ thuật - công nghệ thấp hoặc công nghệ đã đạt các giới hạn cao nhất nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường.
Vân Phong không những có vị trí chiến lược về kinh tế mà cả quốc phòng. Với vịnh có độ sâu tự nhiên 30-40m như thế này thì những nước phát triển hàng đầu thế giới về logistic như Singapore và Hà Lan nằm mơ cũng không thấy được. Hãy nhìn vào cơ cấu của logistic (một ngành không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa) trong GDP của Singapore chiếm khoảng 10% với khoảng 200 shipping lines kết nối hơn 700 cảng trên thế giới và trung chuyển tương đương 24 triệu container 40 feet/năm sẽ thấy rằng, chấp nhận dự án thép kia sẽ là một cái nhìn thiển cận và chúng ta sẽ hối hận, bởi Singapore hoàn toàn không có được vịnh nước sâu như Vân Phong.
Quan điểm của tôi là giữ nguyên dự án đầu tư cảng biển trung chuyển Vân Phong phát triển thành một tổ hợp (logistic hub) kết nối nhiều đường vận chuyển khác nhau, ví dụ biển, hàng không, đường sắt, ô tô… Với vị trí đắc địa đó, Vân Phong hoàn toàn có thể làm tốt hơn những gì Singapore có được. Quan trọng là ta có làm được hay không! Hơn nữa, cũng cần nghĩ đến kết hợp đầu tư du lịch vào vịnh này vì ở đây có rất nhiều bãi tắm rất tuyệt như Xuân Dừng chẳng hạn… Chính phủ cần cân nhắc thật kỹ đến tiềm năng phát triển logistic ở Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam và quốc phòng nói chung.
Nguyễn Đức Anh, Hà Nội, duc_anh2006@...: Theo tôi, Chính phủ nên ưu tiên phát triển cảng Vân Phong hơn là để cho nhà máy thép được xây dựng, như bài báo đã nói, không nên vì cái lợi ngay trước mắt mà sau này có thể làm những tác động xấu về môi trường. Hãy làm cho cảng biển Vân Phong trở thành cảng biển và là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển kinh tế của khu vực và Việt Nam.
Cảng biển - siêu lợi nhuận!
Đào Quốc Vinh, Minh Khai, Hà Nội, cmndcv@...: Việc dùng cảng biển Vân Phong để làm nhà máy thép là một việc làm bất hợp lí. Các nhà khoa học và nhiều người dân đã lên tiếng, riêng ý kiến của tôi: Những gì thu được từ dịch vụ cảng biển là siêu lợi nhuận. Không thể để cảng Vân Phong trở thành nhà máy thép.
Hãy để cơ hội cho con cháu mình giàu! Nhân, nhan73@...: Việc chọn Vân Phong làm cảng trung chuyển quốc tế sẽ đem lợi ích nhiều hơn hay ít hơn so với làm dự án nhà máy thép thì các nhà khoa học đã trả lời, và đó là trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, có một thực tế là khi Vân Phong làm cảng trung chuyển quốc tế thì Việt Nam dễ dàng trở thành một cường quốc biển (về mặt kinh doanh). Các cảng trong khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng như Hàn quốc, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan... đều không phải là đối thủ! (Tôi đã có một chút kinh nghiệm là khoảng 10 năm làm việc trong ngành kinh doanh hàng hải quốc tế). Từ việc trở thành cường quốc biển (về kinh doanh) chúng ta có thể mơ trở thành cường quốc biển về mặt quân sự, góp phần bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Hiệp, hiepmickey@...: Cổ nhân đã có câu: "Dụng nhân như dụng mộc" thì trong việc sử dụng tài nguyên cũng rất cần biết cách sử dụng cho đúng tính chất tiềm năng sao cho tốt nhất để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Tôi nhất trí với ý kiến rằng, việc xây dựng một nhà máy thép ở đâu cũng được, còn xây dựng một cảng biển lớn mang tầm quốc tế để có công năng lớn thì chỉ có thể xây dựng ở một vùng vịnh nước sâu. Nếu chúng ta xây dựng một nhà máy thép ở vịnh Vân Phong thì chẳng khác nào đi du lịch ra biển mà lại thích ăn thịt rừng, còn khi lên rừng thì lại muốn ăn hải sản. Hoan hô Chính phủ đã tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trước khi quyết định những dự án lớn trong việc sử dụng tài nguyên của đất nước. Tôi tin rằng, với việc sử dụng tài nguyên đúng mục đích thì đất nước ta sẽ lớn mạnh hơn nhiều.
Ý kiến bạn đọc?