221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1041649
Sao lại phạt học sinh nghèo bỏ học?
1
Article
null
Sao lại phạt học sinh nghèo bỏ học?
,

 - Năm 2007, cả nước có hơn 114.000 HS bỏ học, nhiều gấp 1,5 lần so với thông lệ. Bộ GD-ĐT giải thích con số "đột biến" này là do siết chặt chất lượng. Để chấn chỉnh, có địa phương đã đề xuất hình thức "phạt tiền" nếu gia đình có con bỏ học. Đề xuất này bị nhiều người gửi ý kiến phản đối. 

Mô tả ảnh.
Trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An. Tiết học cuối của lớp ôn tập thi lại tốt nghiệp THPT chỉ còn lại 4 HS. Ảnh: Bảo Anh
Vũ Văn Doanh, ĐH Tây Bắc: Em mong các cơ quan đoàn thể hãy quan tâm đến những học sinh này vì những học sinh này khi nghỉ học đang gặp rất nhiều khó khăn. 

Cao Đúc Luận, Lâm Đồng, luan_dateh@...: Cơm áo còn chưa đủ, học phí không có tiền để đóng thì lấy đâu tiền nộp phạt. Làm ơn nghĩ cách nào cho các em thích học, xin được học.

 

Thăng Long, Phú Yên, long_thu2001@...: Tại sao quý vị cứ nghĩ đến phạt. Cái gì cũng phạt là sao? Nhà nghèo, không đủ chi phí cho việc học, thì làm gì đủ tiền cho con em đi học? Xin đừng làm khổ cho dân nghèo nữa.
 

Nguyễn Giang, Thanh Xuân, Hà Nội: Học sinh nhà nghèo mới bỏ học, tại sao lại đề xuất phạt tiền? Học sinh bỏ học vì theo không nổi, vì gia đình hoàn cảnh khó khăn, vì không có tiền đóng học. Vậy mà không giải quyết những căn nguyên đó mà đề xuất phạt tiền. Điều này chỉ thể hiện sự bất lực của cơ quan chức trách. Tại sao cứ cái gì không quản được thì lại phạt lại cấm. Ví dụ, đóng cửa các nhà trẻ tư trong khi đó nhà trẻ công không nhận trẻ, vậy bố mẹ đem con gửi đâu? Đúng là một loại biện pháp không làm được thì cấm không thể chấp nhận nổi!
 

Nguyễn Hữu Thắng, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương: Tại sao lại phạt học sinh bỏ học? Luật nào qui định như vậy? Vì người dân nghèo quá không có tiền đóng học hoặc cần phải có lao động để khắc phục cái nghèo nên con em họ buộc phải thôi học hoặc cũng do chính sách Nhà nước chưa thật động viên các hộ nghèo vùng sâu vùng xa trong khuyến học nên có tình trạng như vậy. Nếu phạt sẽ dẫn đến các địa phương, các gia đình đối phó chỉ cho con đến lớp học vờ thì thật tai hại. Như vậy, phải xem lại chính sách giáo dục nhất là đối với các tỉnh nghèo, khu vực dân tộc trong cả nước.

 

Nguyễn Đình Kim, Hải Dương, nhandaumua68@...: Học sinh bỏ học có nhiều nguyên nhân. Cần vận động các gia đình và các học sinh bỏ học tiếp tục cho con đến trường học tập. Vận động chứ địa phương đề xuất phạt thì quả là không thể chấp nhận được.

 

Trần Thanh Nam, Phan Thiết, nam_tt_pt@...: Sao lại phạt tiền gia đình có con bỏ học? Người ta đã đói không có tiền cho con đi học thì lấy đâu tiền để nộp phạt...!!!

Hồng Vân, Hà Nội, hongvan910@...: Hạn chế học sinh nghỉ học bằng cách nào cho hiệu quả? Nhà nước có rất nhiều biện pháp để khuyến khích học sinh đi học lại. Nhưng có 1 biện pháp mà không thấy ai đề cập đến là nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên. Học sinh nghỉ học vì không thấy hấp dẫn và không thấy có ý nghĩa gì với công việc sau này của học sinh là điều đương nhiên. Sẽ không có học sinh nào đi học nếu như thầy cô giáo không thể truyền đạt cho học viên sự đam mê trong việc học được. 

Nguyễn Thị Phương Quỳnh, Hà Nội, quynhphuong80@...: "Phạt tiền" có thể kéo học sinh nghèo đến lớp? Học sinh nghèo phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, phải đi làm giúp gia đình, không có thời gian học ở nhà... Không thấy ai bàn việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo lại bàn việc "phạt tiền", nghe không hợp lý chút nào.

 

Phạm Văn Toàn, tỉnh Hải Dương: Bộ Giáo dục cần xem lại chính sách giáo dục, tình trạng dạy thêm thu tiền tràn lan của các thầy cô, học phí, các khoản thu không có thống nhất ở các trường, các tỉnh, đề nghị thanh tra kiểm tra kịp thời để chấn chỉnh, đầu vào các cấp học còn nhiều tiêu cực. Nên có chính sách ưu tiên cụ thể để học sinh các cấp không bỏ học, chứ không nên xử phạt.

 

Nguyễn Đình Thắng, Hàng Kênh, Hải Phòng, hanthang99@...: Nếu lượng học sinh bỏ đúng như bài báo trên thì cũng không lấy gì làm ngạc nhiên và vội vàng đề xuất biện pháp "phạt tiền". Theo tôi, hiện tượng bỏ học trên đây là hệ quả tất yếu của bệnh thành tích của các cấp trong giáo dục. Muốn có chất lượng thật ngành giáo dục và toàn dân phải chấp nhận việc bỏ học ồ ạt như trên. Vậy giải pháp như thế nào?

 

Thứ nhất: Chấp nhận hiện tượng bỏ học hàng loạt (và có thể còn bỏ học nữa) để lấy những sản phẩm muốn học thật sự.

 

Thứ hai: Đừng duy ý chí và ganh đua thành tích trong việc phổ cập THPT hoặc phổ cập cấp THCS.

 

Thứ ba: Củng cố và phát triển thật chắc, thật chất lượng hệ thống dạy nghề ngắn hạn, dài hạn. Nghề ra nghề, có thể kiếm tiền được ngay. Bên cạnh đó thanh tra chuyên môn, thanh tra gắt gao việc cấp phát bằng cấp, chứng chỉ tại các cơ sở nghề, các nơi nhận người lao động.

 

Thứ tư: Tuyên truyền trong xã hội việc có tay nghề cao là vinh dự là cần thiết...

 

Tôi nghĩ, hệ tư tưởng người dân Việt Nam lâu nay đã bị bằng cấp giả dối hóa từ đỉnh cao xuống cơ sở rồi. Đã biết bao ý kiến của các chuyên gia cho rằng, cần đào tạo theo hình chóp, không đào tạo theo hình trụ nhưng có chuyển biến trong chỉ đạo và nhận thức đâu. Vậy cho nên học sinh bỏ học vì chẳng nhìn thấy tương lai trong sự học là đúng thôi. Tôi cũng mong rằng các địa phương đừng vội "phạt tiền" vì  xã hội.không đồng tình.

Le Thanh, giáo viên, lethanh1974@...: Tuy là trong điều kiện đất nước đang phát triển, hằng năm số lượng gạo của chúng ta xuất ra nước ngoài nhiều nhưng thực tế cuộc sống ở nhiều địa phương trong nước còn chưa đủ ăn! Trong số đó có nhiều gia đình có con bỏ học. Nếu phạt tiền các gia đình hay những học sinh này thì đó là một điều quá vô lí (Tôi chưa nói đến các khía cạnh khác).

Phan Van, yuvariki@...: Tôi cũng không đồng tình với ý kiến phạt tiền các em học sinh bỏ học. Thay vào đó hãy làm sao để cho các em có diều kiện tiếp thu kiến thức.

tintucin@...: Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngon. Những câu thơ của Bác luôn có ý nghĩa cho nhiều thế hệ. Đó không chỉ là những lời khuyên răn nhắc nhở của Bác, mà còn để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, và là hướng đi và động lực cần phải cố gắng thực hiện theo. Tại sao học sinh bỏ học nhiều như vậy, thiết nghĩ đây không còn là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục, mà còn là của nhiều ban ngành trong xã hội. Chúng ta phải làm sao cho trẻ em chỉ biết "ăn ngủ, biết học hành", làm sao đạt đến mục tiêu phổ cập THPT trong khi tình trạng bỏ học xảy ra nhiều đến vậy. Hãy bảo vệ quyền của trẻ em, đừng đổ hết trách nhiệm cho gia đình của những em bỏ học.

Văn Trung Thành, Hà Nội, vantrungthanhf@...: Nên bãi bỏ đóng học phí. Đã đến lúc chúng ta phải kiến nghị Chính phủ bãi bỏ tiền đóng học phí cho tất cả các đối tượng học sinh đang độ tuổi cắp sách tới trường, tất cả những sinh viên, học sinh có đủ điều kiện khi vượt qua các kỳ thi tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục. Chỉ khi đó chúng ta không phải nghe, phải nhìn, phải đau khổ, phải dằn vặt vì những gia đình nghèo khó không có đủ tiền cho con em họ theo học cái chữ. Đặc biệt chúng ta không phải nhìn trên các trang báo nói đến tình trạng con em chúng ta muốn tới trường học cái chữ mà gia đình lại không có tiền.


 

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,