221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1042833
Cần đầu tư để Vân Phong trở thành cảng biển thế giới
1
Article
null
Cần đầu tư để Vân Phong trở thành cảng biển thế giới
,

 - Ý kiến của TS. Chu Quang Thứ và chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận được nhiều sự đồng tình từ phía độc giả. Rất nhiều ý kiến đã nhất trí rằng, không thể xây dựng nhà máy thép ở Vịnh Vân Phong, các nhà quản lý hãy xây dựng một chiến lược lâu dài cho Vân Phong trở thành Cảng biển quốc tế để đem lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế của nước nhà.

 

e
Một góc thôn Đầm Môn - Vịnh Vân Phong, bảo vật của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Ảnh: Lan Trang

 
Chúng ta nên nhìn về tương lai

 

Theo tôi nghĩ, chúng ta nên nhìn về tương lai thì tốt hơn, chúng ta nên xây dựng một cảng biển lớn để vươn ra thế giới chứ không nên xây dựng nhà máy thép. Chúng ta phải có những cái gì đó nổi trội cho thế giới thấy. Một nhà máy thép - trên thế giới nhiều nhà máy thép lớn lắm, một cảng biển - một cảng biển đẹp có phong cảnh thiên nhiên hài hòa trên thế giới thì rất ít. Doan Xuan Vy, Hoàng Hoa Thám, P.6, Q.Bình Thạnh, email: vy2000vn@...

 

Tôi cho rằng Đảng và Nhà nước ta đã có kế hoạch phát triển Hà Nội và TP. HCM đến năm 2050 thì cũng nên có cái nhìn 50 đến 100 năm nữa đối với Vịnh Vân Phong. Xây dựng nhà máy thép sẽ mang lại lợi nhuận trước mắt nhưng cùng với đó là ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế trong tương lai thấp. Xây dựng Vân Phong thành cảng liên vận quốc tế thì 20 đến 30 năm tới sẽ thấy hiệu quả lớn cho con cháu mai sau. Phan Dũng, Cầu Giấy, Hà Nội

 

Xét về tổng thể vĩ mô thì rõ ràng, tiềm năng của Vân Phong là vô cùng lớn. Trong quá khứ, chúng ta đã cho làm những dự án mà được thì ít, mất thì nhiều. Xét về khía cạnh kinh tế, chính trị thì có quá nhiều việc cần phải bàn.

 

Các chủ dự án thường nhằm vào vào những khu vực huyết mạch, trọng điểm, tiềm năng, có nguy cơ cạnh tranh đối với chính quốc gia của họ nhằm triệt tiêu, giảm thiểu vị thế cạnh tranh với tiềm năng của chính quốc gia họ mà vô hình ta không để ý, chỉ quan tâm tới bao nhiêu tiền, phát triển ra sao... Ví dụ như "mắt thần - mỏm casino ở Đồ Sơn", hay thu mua ồ ạt giống cây của Thái Lan, còn Thái Lan thì lại thu mua giống cây của Việt Nam! hay kiểm tra khảo sát " công nghệ nuôi thuỷ Sản của Mỹ tại Việt Nam, hay dự án nhà máy Pha lê của Đức tại bãi biển Quan Lạn với bãi cát to, đẹp mà hàm lượng silic cao nhất thế giới", các dự án triển khai tại Ninh Bình, Nha Trang, Vịnh Hạ Long..v..v..

 

Hầu hết các dự án đều nhằm công nghiệp hóa, gây ô nhiễm, cản trở và tác động mạnh mẽ tới nền công nghiệp không khói, hoặc cố giảm thiểu tính ưu việt về địa thế giao thông... Để tựu chung lại là không thể cạnh tranh, phát triển theo hướng tích cực, cũng như không thể gây nguy hại gì cho các nước có tiềm năng tương tự.

 

Nếu Cảng Vân Phong được hình thành thì sao? Với vị trí chiến lược, tiềm năng thì sẽ áp đảo ngay tất cả các cảng biển trong khu vực, đương nhiên họ sẽ tìm mọi cách triệt tiêu nguy cơ này ngay từ "trứng nước". Trịnh Hoàng Giang, VNPT.Group, Hà Nội, email: dienbienphuvietnam@...
 

Tôi thấy rằng, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho một cảng trung chuyển container, theo các chuyên gia cao cấp của chúng ta đã phân tích, thì cả nước chỉ có vịnh Vân Phong là đủ tiêu chuẩn. Việc xây dựng một nhà máy thép, thì hiện tại nước ta có cả một dải biển dài từ Bắc đến Nam, tại sao chúng ta không giới thiệu cho nhà đầu tư một vị trí khác mà phải tốn công và nhất là mất thời gian trong việc tranh luận cho dự án nào. Hai dự án đều mang lại lợi ích cho kinh tế đất nước, nhưng cảng trung chuyển container quốc tế chỉ có Vịnh Vân Phong là hội đủ điều kiện. Chúng ta không nên để mất thời cơ và thời gian. Trần Hưng, Nha Trang, email: tthungsmb@...


Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của TS Chu Quang Thứ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Đây là vấn đề lớn, đề nghị VietNamNet hãy tạo 1 diễn đàn để mọi người trao đổi góp ý kiến. Chào thân ái! Trương Hoàng Quân, Bình Dương, email: thquanks@...

 

Chiến lược biển ở đâu?
 

d
Với mực nước sâu lý tưởng và vị trí gần ngã ba hàng hải quốc tế nhất, Vân Phong đã được xác định là nơi duy nhất ở Việt Nam có tiềm năng xây dựng thành cảng trung chuyển container quốc tế.
Vân Phong sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong tương lai, ít nhất là như vậy. Để đất nước ta phát triển một cách đúng nghĩa thì cần phải khai thác những tiềm năng của đất nước một cách hợp lý nhất. Vì vậy, Vân Phong cần được đầu tư lâu dài để phát triển thành một thành phố cảng, để là đầu mối kinh tế của Việt Nam với thế giới hơn là biến nó thành một nơi sản xuất đơn thuần với những nhà máy có thể làm ô nhiễm một nơi mà có lẽ là quan trọng nhất ĐNA. Để Việt Nam hoá rồng, phải tính lâu dài. Vì vậy, hãy biến Vân Phong thành một Singapore thứ hai ở ĐNA. Lê Chí Tư, Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên, email: vinhkhuc2004@...

Chúng ta vừa có chiến lược biển, đang nhấn mạnh việc tiến ra biển, vậy mà tôi không hiểu sao chúng ta lại có thể bỏ mất cơ hội đưa Vân Phong thành mũi nhọn cho chiến lược này? Cũng cần đặt câu hỏi tại sao Posco lại đưa ra đề nghị xây nhà máy thép một cách vội vã như vậy, đúng vào thời điểm này và ngay tại Vân Phong? Thanh Hải


Tôi rất tán thành ý kiến của ông Bùi Kiến Thành. Chúng ta có thể tìm nơi khác trên đất Việt Nam để xây dựng nhà máy thép, nhưng hàng trăm năm sau, chúng ta không thể tìm được vị trí nào có điều kiện thiên nhiên thuận lợi hơn để phát triển một cảng biển nước sâu tầm cỡ quốc tế như Vịnh Vân Phong. Các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nên có tầm nhìn rộng hơn và xa hơn. Trần Thị Lệ Hằng, email: Hangle59@...

 

Ý kiến và quan điểm của ông Bùi Tiến Thành nêu trong bài viết là rất tâm đắc. Tôi cũng đồng ý quan điểm xây dựng Vân Phong thành trung tâm kinh tế cảng thì phải có tầm nhìn từ 50 đến 100 năm và có thể xa hơn. Một quy hoạch mang tính khoa học và được quốc tế đánh giá cao, sau đó nhất quán với quy hoạch đó chắc chắn các nhà đầu tư sẽ có chiến lược đầu tư. Nhà đầu tư khi đầu tư vào Vân Phong chắc chắn họ phải tính đến vài chục năm. Xin đừng để mất tài nguyên có một không hai như Vân Phong. Chi Linh, email: hienha_HD@...
 

Tôi đồng ý với ý kiến của TS. Chu Quang Thứ cũng như các nhà khoa học khác về vấn đề Vịnh Vân Phong. Tôi cũng xin nói thêm là hiện nay, do quy định của quốc tế về khí thải môi trường (Hiệp ước Kyoto), các nước công nghiệp đang tìm cách mua quota khí thải của các nước chậm phát triển hoặc xuất khẩu ô nhiễm (chuyển các nhà máy có nhiều khí thải sang các nước chậm phát triển). Mong các vị có quyền quyết định hãy suy nghĩ kỹ, vịnh nước sâu để làm cảng trung chuyển chúng ta chỉ có một, còn mặt bằng làm nhà máy thép thì vô số. Hãy dành cho tương lai những gì tốt đẹp nhất chứ không phải là khí thải và ô nhiễm. Quang Dũng, email: dandqs@...
 

Không đồng tình việc xây dựng nhà máy thép tại Vịnh Vân Phong
 

Nhà máy thép có thể xây dựng được ở nhiều nơi, nhưng xây dựng cảng trung chuyển quy mô lớn thì chỉ Vân Phong mới có thể đáp ứng được. Hơn thế, cảng trung chuyển sẽ mang lại hiệu quả kép: kinh tế, môi trường. Đã đến lúc chúng ta phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo và sáng suốt để lựa chọn dự án. Nếu Vân Phong được chọn làm cảng trung chuyển quy mô lớn thì đó là một trong những quyết định sáng suốt. Đoàn Thế Hanh, Tạp chí Cộng sản, email: dthanh@...

 

Vân Phong là báu vật của quốc gia tức của toàn thể dân tộc Việt Nam nên việc sử dụng báu vật cần phải có tầm nhìn sâu sắc, có chiến lược dài hạn và phải được nhân dân cùng tham gia ý kiến.

 

Hiện nay, tại Việt Nam, xuất hiện xu hướng cục bộ, chủ nghĩa địa phương đang manh nha phát triển. Vụ ô nhiễm Vinashin-Huyndai Nha Trang là một điển hình. Nhà đầu tư nước ngoài luôn đặt lợi ích lên hàng đầu với mục tiêu thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận trong thời gian sớm nhất nên những địa điểm họ đầu tư phải được xem xét tính toán rất kỹ để giảm thiểu chi phí.

 

Xét thấy Việt Nam rất nôn nóng thu hút đầu tư, nên nước ngoài đã lợi dụng kẽ hở này để có thể đầu tư vào những vị trí đắc địa của quốc gia với giá rẻ mạt. Có thể trước mắt, chúng ta có được dự án đầu tư với số vốn đầu tư như trong mơ (vì từ trước tới nay, chưa có dự án nào qui mô như Posco), giải quyết được công ăn việc làm cho người địa phương, nguồn thu thuế so với hiện tại rất nhiều... nhưng hậu quả lâu dài như: ô nhiễm môi trường, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, xu hướng lạc hậu công nghệ thép với sự tiến bộ khoa học như vũ bão... thì thiệt hại về xã hội, kinh tế, cơ hội... là không thể tính được.

 

Ngoài ra, hầu như nhà đầu tư nước ngoài nào khi lập dự án đầu tư đều cam kết bảo vệ môi trường. Nhưng khi triển khai thì họ làm rất qua loa, cẩu thả làm cho có. Tất Thắng, TP.HCM, email: Liberal_vn@...

 

Chúng ta đã thấy Cảng Vân Phong có ý nghĩa quan trọng như thế rồi thì cũng không nên để cho Posco đặt nhà máy thép tại đây, vì như vậy sẽ ảnh hưởng lớn tới Vân Phong và môi trường nơi đây. Có thể trước mắt, nhà máy thép sẽ mang lại nguồn thu nào đó nhưng nó sẽ không lâu dài và không thể sánh được với những lợi ích mà nếu phát triển Vân Phong thành cảng trung chuyển container quốc tế. Và tôi cũng nghĩ, hầu hết người dân của đất nước Việt Nam cũng muốn Vân Phong sẽ trở thành một cảng quốc tế, là đầu tàu dẫn dắt kinh tế Việt Nam sau này. Hãy vì tương lai của đất nước chúng ta. Nguyễn Đức Anh, Hà Nội. email: su_tu_khoc_nhe_1@...
 

Là một người dân Việt Nam, tôi thấy chúng ta cần phải có một cảng biển tầm cỡ quốc tế và Vân Phong là một cảng đáp ứng được yêu cầu đó. Chúng ta không thể hi sinh một cảng biển có một không hai như thế của Việt Nam để đổi lấy một nhà máy thép được. Phạm Văn Cường, Cẩm Phả, Quảng Ninh


Ý kiến của bạn về vấn đề này:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,