221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1051007
Bao giờ Việt Nam hết thiếu điện?
1
Article
null
Bao giờ Việt Nam hết thiếu điện?
,

 - Từ cuối tháng 3/2008, hiện tượng cắt điện diễn ra thường xuyên và kéo dài tại hầu hết các tỉnh miền Bắc. Ngay như Hà Nội, nhiều nơi đã phải chịu cảnh cắt điện từ 5 giờ sáng tới 7- 8 giờ tối. Theo thông báo của Công ty Điện lực Hà Nội, trong tháng 4 việc cắt điện sẽ còn nhiều hơn. Người tiêu dùng không khỏi lo lắng! 

Mô tả ảnh.
Việc cắt điện gây không ít khó khăn trong sinh hoạt,sản xuất kinh doanh. Ảnh: Phạm Hải.
Bức xúc! Là một người dân, suy nghĩ của tôi trước tình hình cung cấp điện của EVN thời gian vừa qua thực sự là rất bức xúc. Thời gian cắt điện quá dài, đến không thể tin được. Một ngày cắt điện từ sáng (khoảng 6,7 giờ sáng) đến tối (8 - 10 giờ tối) thì có phải là đang làm ảnh hưởng trực tiếp  nền kinh tế và đời sống của dân hay không?!... Từ phía gia đình tôi, mọi việc như học tập, sinh hoạt, công việc làm ăn đều bị tổn hại nghiêm trọng. Và rồi đến tháng tới, khi mà nhu cầu điện ở cao điểm thì không biết  EVN sẽ tính sao đây? Smile, Tp Hà Đông, Hà Tây.

Tôi thấy ngành điện nên điều chỉnh lại lịch cắt điện. Bây giờ là tháng 4, học sinh lớp 12 đang bước vào giai đoạn nước rút cho kì thi Đại học. Vào những ngày cuối tháng 3 vừa rồi, Điện lực Thanh Hoá đã cắt điện liên tục từ 8h sáng đến 10h đêm, làm ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu. Tôi nghĩ nếu việc này cứ tiếp diễn thì không tốt tí nào. Lê Thanh Hoà, Thanh Hoá,  lthoa@...

 

Tôi thấy những người xung quanh tôi ai cũng nói là dịp Tết Nguyên đán 2008 lượng điện dùng để sinh hoạt và sưởi ấm do trời rét dùng quá nhiều mà không bị thiếu điện, thế mà ra ngoài Tết trời ấm áp mà lại thiếu điện, phải chăng đó là cớ để có xu hướng tăng giá? Tôi đọc báo thấy nói là ngành sản xuất điện đang bị bù lỗ, thiếu tài chính? Vậy thì tôi thấy nhiều cây cột điện trồng bao nhiêu năm nay vẫn đứng một mình không cần phát huy tác dụng thì ai chịu trách nhiệm? Tôi thấy quá vô lý khi ngành nào cũng kêu là thiếu ngân sách, chẳng lẽ sao tôi không kêu nhà tôi rất thiếu tiền tiêu. Dương Văn Khoa, Trường Chinh, Tp Nam Định.

 

Bao giờ Việt Nam không thiếu điện? Việc thiếu điện đã diễn ra từ nhiều năm gần đấy, năm nào vào mùa hè cũng cảnh báo cắt điện. Kinh tế thị trường phát triển nhưng có vẻ ngành diện rất ỳ ạch. Có một thời người dân đã rất phấn khởi vì xuất hiện có sự cạnh tranh của một số đơn vị, thật tiếc nó chưa  thành sự thật. Ngành điện lực nếu không có cạnh tranh thì Việt Nam mình vẫn thường xuyên thiếu điện vào mùa hè. Thiết nghĩ đây là điều phải làm từ lâu rồi. Bao giờ người dân Việt Nam hết thiếu điện? Thanh Mai, Trần Khát Chân, Hà Nội, Thanh_mai1719@...
 

Tại sao lại cắt điện sinh hoạt? Cắt điện sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của nhân dân, ảnh hưởng đến học tập của các cháu học sinh, làm cho nguồn lực để phát triển đất nước bị giảm chất lượng. Chủ trương ưu tiên điện cho sản xuất và cắt điện sinh hoạt là một chủ trương chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, mà không nhìn thấy cái hại lâu dài. Tốt nhất là có đủ điện cho cả sản xuất và sinh hoạt. Trần Nam, Hà Nội.
 

An ninh năng lượng không đảm bảo, đất nước ta khó trở thành nước công nghiệp vào năm 2020! Thời gian qua, việc cắt điện luân phiên tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc diễn ra thường xuyên. Đơn vị tôi cũng phải chung tình cảnh này, gây không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đảng, Nhà nước ta đã xác định đến 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp. Chúng ta còn chưa đến 12 năm nữa để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện nhiệm vụ này. Giao thông, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là Điện phải đi trước một bước. Với tình hình thiếu điện xảy ra hàng năm như hiện nay thì thật khó để chúng ta thực hiện mục tiêu đã đề ra. Một nước công nghiệp không thể là một nước thiếu điện. Tôi mong EVN nên nhìn lại những cố gắng, thành công cũng như thất bại của EVN để có chiến lược đầu tư đúng đắn nhằm phát triển ngành điện, giải quyết tình trạng thiếu điện như hiện nay. Góp phần thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Không nên luôn kêu ca khó khăn trong khi lại sử dụng một lượng vốn không nhỏ đầu tư sang lĩnh vực khác. Hãy nhớ rằng EVN đang sử dụng chủ yếu vốn của Nhà nước để kinh doanh. Ngô Bá Tuấn Anh, Viện thiết kế - Bộ Quốc phòng, ahfamilycoltd@...

 

Thường bất cứ một quyết định dù nhỏ hay lớn đều có hai mặt, lợi và bất lợi với người ra quyết định. Nhưng đối với quyết định cắt điện này thì chả thấy. Hậu quả là người dân, doanh nghiệp hứng chịu, ông điện thì chả chịu trách nhiệm gì hết, vậy dân cứ kêu, doanh nghiệp cứ chịu, còn ông chả sợ, vì đâu ảnh hưởng gì đến quyền lợi của ông đâu? Ông cứ kệ, ông cứ thông báo cắt rồi ông cắt, chả ai dám ho he, hàng năm ông cũng chẳng cần nâng cấp, tìm hướng giải quyết, tiền thì ông vẫn thu. Những vụ thất thoát hàng tỷ đồng đều bị lên án chỉ trích những người gây ra phải chịu trách nhiệm trước dân, nước. Nếu nhìn nhận vấn đề của việc cắt điện như trên thì có thể đây cũng cùng hoạt động thất thoát tiền của Nhà nước, nhân dân, góp phần đẩy lùi sự phát triển quốc gia. Năm nào Việt Nam chả có mùa mưa, mùa khô, hạn hán lũ lụt. Đây là chuyện của thời tiết, xảy ra định kỳ rồi. Và đây cũng không phải là năm đầu tiên mới áp dụng chính sách cắt điện. Nhưng năm nào cũng vậy, không giải pháp, năm rồi tiếp năm, cắt điện là giải pháp được lựa chọn. Hãy làm sao để ngành điện có động lực thúc đẩy để giảm bớt thất thoát lãng phí này? Câu hỏi cần phải có lời giải đáp. Nguyễn Nhung, Hà Nội.
 

Đây có phải một động thái để tăng giá điện? Việc cắt điện hàng loạt, thời gian kéo dài và tuyên bố thiếu điện, nhưng không nói rõ là thiếu bao nhiêu, chỉ làm cho mọi người thấy EVN thật mập mờ. Liệu đây có phải là một động thái "gây sức ép" đến toàn thể người tiêu dùng và Chính phủ để chuẩn bị tăng giá bán điện của EVN? Ngành điện đã được ưu tiên hết mức về vốn, về nhân lực, điều kiện, được độc quyền sản xuất và mua bán điện... Ngay cả điều kiện thiên nhiên của nước ta cũng rất thuận lợi cho việc sản xuất điện. Thế mà nhân dân vẫn thiếu điện sinh hoạt. Các doanh nghiệp vẫn thiếu điện sản xuất. Ngay cả đèn giao thông - công cụ đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân - cũng bị cắt. Ngành điện (cụ thể là EVN) phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về vấn đề này trước Chính phủ và nhân dân. Bùi Nam Bình, Nam Định, nambinh1210@...

 

Còn độc quyền thì còn chưa phát triển và còn nhiều tồn tại. Điện là ngành quan trọng của đất nước và nó ảnh hưởng trực tiếp đến những ngành kinh tế khác. Nếu vẫn quản lý theo kiểu thế này thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Đè nghị  cần có những biện pháp triệt để và lâu dài để ngành điện có thể làm tốt công việc của mình hơn là ngành điện bây giờ luôn kêu ca thiếu vốn để đầu tư nhưng lại đầu tư sang Viễn thông, Tài chính... Quản lý thì yếu kém nên thất thoát điện năng quá nhiều và những thất thoát đó lại đổ lên đầu người tiêu dùng và các ngành kinh tế khác. . Long, baolongicb@...
 

Thiếu điện hay thiếu chủ trương...? Việc cắt điện triền miên liệu có phải lỗi do riêng EVN? Ai cũng biết mất điện ảnh hưởng nhiều mặt đến nền kinh tế, an ninh, dân sinh và xã hội. Chính phủ chịu thiệt rất nhiều. Sao sự độc quyền trong quản lý và phân phối tài nguyên điện vẫn còn??? Luật điện lực đã có hiệu lực nhưng gần như bị thực tế của việc thiếu điện làm cho luật bị xa rời thực tế. Trách nhiệm thuộc về ai thì bây giờ cũng không truy xét. Song theo cá nhân tôi, tháo gỡ tình trạng và đồng thời tiến hành các dự án mới, mở rộng hành lang cho các công ty, tập đoàn cung cấp nước ngoài vào cùng tham gia buôn bán điện thì may chăng mới cải thiện được tình trạng thiếu điện triền miên này. Rất mong vài năm tới sẽ có đủ điện để sản xuất và sinh hoạt!!! Nguyễn Thái Học, Thanh Xuân, Hà Nội.
 

EVN có làm tốt chức năng được giao? Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm việc cắt điện đã đến mức báo động. Nói rộng ra, việc thiếu điện như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều điến việc kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao. Đối với những dây chuyền sản xuất công nghệ cao, nhà đầu tư luôn đòi hỏi phải có lượng điện ổn định, đủ chất lượng và cung cấp liên tục. Với tình hình hiện nay thì điều đó là không thể xảy ra trong mùa khô. EVN luôn kêu không đủ nguồn, trong khi đó, tiến độ thực hiện các dự án nhiệt điện chạy than thì rất chậm, hầu như chẳng dự án nào được thực hiện đúng tiến độ cả. Chưa kể đến việc một số nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào xây dựng nhà máy điện trên cơ sở BOT, lại nhận được rất ít sự hợp tác của EVN. Cho dù đầu tư nước ngoài có quyết tâm đến đâu, có muốn đầu tư bao nhiêu mà người mua điện là EVN không muốn mua thì nhà đầu tư cũng đành "bó tay" và chán nản Việt Nam mà sang đầu tư sang nước khác. EVN luôn kêu không có kinh phí, phải bù lỗ mà lại có tiền để đầu tư làm viễn thông, xây cao ốc, trung tâm tài chính... Nếu vẫn để một mình EVN một chỗ như hiện nay thì xem ra tình hình thiếu điện vào mùa khô không bao giờ chấm dứt. Việt Nam cũng sẽ không có nhiều cơ hội đầu tư của các công ty có công nghệ cao của nước ngoài. Đức Anh, Hà Nội, ducanh@...

 

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,