221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1054569
Cần xem lại chiến lược phát triển của ngành điện
1
Article
null
Cần xem lại chiến lược phát triển của ngành điện
,

 - Nhiều bạn đọc đã có ý kiến đề nghị ngành điện phải có chiến lược cụ thể trong việc tiết kiệm điện và phát triển thêm nguồn điện. Không thể chỉ vì thiếu mà luôn tự ý cắt vô tội vạ, không quan tâm đến nhu cầu đời sống của người dân, đến sản xuất. Mặt khác, cần đưa các nhà khoa học, các kỹ sư vào cuộc nhằm tìm ra cách thức sử dụng hợp lý điện năng và tiết kiệm điện.

 

điện
Ngành điện cần có chiến lược cụ thể trong việc tiết kiệm điện và phát triển thêm nguồn điện. Ảnh: thitruong24g

 

Chiến lược ở đâu?

 

Cắt điện, cắt điện luân phiên là hai từ đã rất quen thuộc vơi mọi người dân nước ta. Cứ theo như dự tính, năm sau cắt điện nhiều hơn năm trước. Không biết các nhà quản lý nghĩ gì, và tính gì cho nhân dân? Hồ Ngọc Hà, Nam Định, email: hakiet2002!@...

 

Đề nghị ngành điện cần có chiến lược cụ thể trong việc tiết kiệm điện và phát triển thêm nguồn điện. Không thể chỉ vì thiếu mà luôn tự ý cắt vô tội vạ, không quan tâm đến nhu cầu đời sống của người dân, đến sản xuất. Hơn nữa, ngay bản thân ngành cũng cần tiết kiệm và tập trung vào việc sản xuất và cung ứng điện, tránh đầu tư tràn lan ra các lĩnh vực khác như trong thời gian vừa qua. Nguyễn Thu Hà, Lê Trọng Tấn, Hà Nội, email: ho.tumu@...


Hơn 10 năm trước (khoảng sau khi khánh thành đường dây 500KVA), tôi vẫn nhớ ngành điện nói là Việt Nam sẽ xuất khẩu điện. Còn bây giờ thì... như các bạn biết. Có 2 cái bức xúc của con người: Đói thì bức xúc trong ra, còn mất điện thì bức xúc bên ngoài vào. Mất điện đẩy xã hội lạc hậu vài chục năm. Chiến lược để đâu, một cháu học sinh cấp 2 cũng có thể tính được sự tăng trưởng phụ tải hàng năm và dự đoán cần phải xây thêm bao nhiêu nhà máy. Lê Quang Tuyến, Thái Bình, email: quangtuyen_qp@...
 

Tôi cũng như nhiều người dân khác không đồng tình với quan điểm nâng giá điện, vì những lý do sau: 1. Ngành điện không thông báo được cho nhân dân chính xác giá sản xuất điện hiện nay là bao nhiêu đ/KW. Bởi lẽ, ai cũng biết hiện nay, VN chủ yếu dùng điện than và điện nước. Mà giá than VN đang rẻ hơn thế giới, nước thì... 2. Vốn đầu tư: Ngành điện là ngành độc quyền do Nhà nước quản lý, vì vậy, không được phép dùng tiền Ngân sách Nhà nước đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực khác, dẫn đến thiếu vốn xây dựng nhà máy điện. 3. Về mặt xã hội, khi giá điện tăng sẽ dẫn đến sẽ dẫn đến tình trạng biến đổi toàn bộ nền sản xuất trong nước, hậu quả thì chắc là vô cùng to lớn. Bùi Hồng Hải, Lào Cai, email: songhong57@...
 

Chúng tôi trong này không mất điện nhưng thấy rất rõ những bức xúc của hiện tượng này. Nguyên nhân cần phân tích chính là EVN dùng tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác và không đầu tư thật nhiều vào chuyên ngành của mình. Do điện yếu nên nhà nào cũng sử dụng ổn áp, tăng dòng điện, đó lại là những thiết bị rất tốn điện. Các nhà hàng, khách sạn điện dùng cho làm đẹp quá nhiều, một số nơi sử dụng quá xa xỉ. Cần có một giải pháp đồng bộ trước khi cắt điện. Biện Văn Nam, Kbang, Gia Lai, email: nthkbang@...

Tôi cho rằng việc thiếu điện đối với một nền kinh tế là tất yếu. Tuy nhiên, việc thiếu trầm trọng qua các năm là hậu quả của việc ngành điện không đặt trách nhiệm "an toàn năng lượng" vào tay người giỏi. Nếu đủ năng lực, ngành điện sẽ có thể vận trù một cách gần chính xác mức tiêu thụ năng lượng. Và dựa vào đó để quyết liệt yêu cầu nhà nước đầu tư xây dựng các nhà máy cung cấp điện. Email: ttt@
...

 

Thiếu điện không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân mà còn làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của các doanh nghiệp. Vì vậy, tôi nghĩ ngành điện phải có biện pháp cụ thể để hoàn thành những mục tiêu đề ra cho ngành điện mình. Tôi thấy ngành điện luôn luôn chạy theo sau sự phát triển của kinh tế công nghiệp. Đỗ Quốc Đai, Công ty ứng dụng và phát triển công nghệ, email: dovuphuongdai@...

 

Chính sách của nhà nước đối với ngành điện


a
Mất điện gây đình trệ sản xuất, thiệt hại kinh tế. Ảnh: P.H
Thiếu điện còn tệ hại hơn lạm phát vì mất điện sẽ gây đình trệ sản xuất, thiệt hại nặng đến kinh tế, xã hội trong khi đó, lạm phát cũng có gây mất mát nhưng chủ yếu là tiền từ túi người này qua túi kẻ khác. Vì vậy, quản lý ngành điện là việc làm vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế.

 

Tôi xin đề cập một số chính sách mà các nước đang sử dụng: Trợ giá theo công suất phục vụ, không bù lỗ. Việc tính toán lãi lỗ đối với ngành điện là thông tin có tính chính xác không cao. Nhà nước nên trợ cấp theo số KW/h tiêu thụ trong năm thay vì bù lỗ cho tập đoàn này. Bằng cách trợ cấp cho công suất tiêu thụ, EVN sẽ phải tăng công suất, hiệu quả chuyển tải đến khách hàng; Hạch toán thời gian mất điện, cắt điện vào chi phí của ngành điện để đo lường thành tích của ngành; Phá thế độc quyền trong khâu sản xuất điện. Với các chính sách như trên, đặc biệt chính sách đầu tiên, ngành điện sẽ phải thay đổi cách làm ăn như hiện tại. Lê Niêm, Hàn Quốc

Tiết giảm điện: Các nhà khoa học nên vào cuộc


Không hiểu việc cắt điện như hiện nay có phải là do thiếu điện hay không? Tuy nhiên, việc cắt điện đúng là hơi dồn dập và gây ra các ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống khá nhiều. Có lẽ, nên cắt điện các máy điều hòa khi trời chưa quá nóng, tiết giảm điện bằng cách giảm số bóng điện chiếu sáng chứ không cắt hẳn, giảm số bóng điện trang trí quá mức ở các quán giải khát hoặc vũ trường, v.v... Nên đóng cửa các cơ sở sản xuất sử dụng điện không hợp lý, thiết bị thô sơ, công nghệ quá lạc hậu, v.v... và đưa các nhà khoa học, các kỹ sư vào cuộc nhằm tìm ra cách thức sử dụng hợp lý điện năng và tiết kiệm điện. Hoàng Thu Hà, Hà Nội

Nên khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời

 

Đọc tờ Nipponia, tôi nhớ trong một số báo nói về một vài thành phố của Nhật sử dụng năng lượng mặt trời mà thèm biết mấy. Toàn bộ mái nhà của họ là tấm pin mặt trời và dưới hầm nhà là ắc quy tích điện. Có thời hạn sử dụng khoảng 3-40 năm, hệ thống pin mặt trời đó đủ năng lượng cho thắp sáng và chạy các thiết bị máy móc cho khoảng 50% không cần sử dụng điện lưới.

 

Tất nhiên, giá thành của sản phẩm rất đắt, tới... vài trăm triệu. Nhưng vài trăm triệu với nhiều người giàu có bây giờ cũng không là vấn đề, chưa muốn nói hệ thống đó đầu tư một lần sử dụng vài chục năm, tiết kiệm số tiền điện cũng ngần ấy hay hơn. Phải có chính sách khuyến khích các gia đình có thu nhập cao sử dụng năng lượng mặt trời, hoặc phải lắp hệ thống năng lượng mặt trời cho các chung cư trung-cao cấp để người dân ở đó sử dụng.

 

Nhà nước khuyến khích các hộ dân tiết kiệm điện, nhưng thực ra dân đã tiết kiệm từ lâu rồi. Trừ vài ba phần trăm dân chúng giàu có, xài điện không phải tính toán, đa phần người dân nghèo có khi chỉ xài vài ba bóng điện trong nhà và ra đường là họ cắt hết thiết bị trong nhà ngay.

 

Với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh, tôi thấy có sự lãng phí năng lượng lớn. Tôi đã từng chứng kiến một văn phòng chỉ có 1 người đang ngồi, mà cũng bật 2 cái máy tính, 1 máy in, 1 máy quét, 6 cái bóng đèn 40W, điều hòa và cả quạt trần cùng chạy. Phải có chế tài hạn chế sử dụng năng lượng tại các cơ quan, nếu cần thì khoán định mức sử dụng điện cho cơ quan công sở. Hệ thống dây rợ chằng chịt với nhiều mối nối, không được quy hoạch đàng hoàng, cũng chính là một trong những nguyên nhân của sự hao hụt điện năng.

 

Thiếu điện, nếu chưa xây dựng được nhà máy thì phải mua. Tuy nhiên, nếu tôi không nhầm, lượng điện mua hiện quá ít. Cũng nên làm rõ trách nhiệm của điện lực với tình trạng cắt điện (có khi không thông báo trước), trụt sồi điện lưới (có khi không rõ tại sao) gây hư hỏng thiết bị điện tại các nhà dân. Nếu một khu phố bị hỏng hàng loạt thiết bị do đột ngột cắt điện, ngành điện phải bồi thường. Không có lý do gì, trong cơ chế thị trường, người ta mua hàng của anh, anh cung cấp hàng hóa kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà không chịu trách nhiệm gì. Hương Mai, Hà Nội, email: huongmai80@...

 

Quan điểm của bạn về vấn đề này:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,