221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1058973
Ngành điện: "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề"
1
Article
null
Ngành điện: 'Một nghề cho chín còn hơn chín nghề'
,

 - Tiếp tục trao đổi về chủ đề thiếu điện, có ý kiến đã nhận xét rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không làm được việc tham mưu chiến lược nhu cầu sử dụng điện trên cả nước trong nhiều năm qua nên mới xảy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng như hiện nay. Và nếu như, với số vốn đầu tư vào viễn thông, ngành điện đem đầu tư vào các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện vừa và nhỏ thì tình trạng thiếu điện sẽ được cải thiện rất nhiều.

 

dx
Sửa chữa điện. Nguồn: toquoc.gov.vn

 

Thiếu điện là do độc quyền


Từ xưa tới nay, việc cung cấp điện là do ngành điện độc quyền, việc tăng giá điện cũng là do ngành điện, bây giờ thiếu điện cũng là do ngành điện. Tôi hoàn toàn hưởng ứng ý kiến cho nhiều đơn vị tham gia vào thị trường điện, kể cả doanh nghiệp nước ngoài. Có như vậy mới không bị thiếu điện và không tăng giá điện tuỳ ý, đảm bảo đời sống nhân dân, sản xuất không bị ngưng trệ. Tống Thành Đạt, Ninh Bình, email: viethunghotel@...

Trong những năm qua, cứ mỗi lần ngành điện muốn tăng giá điện thì động tác trước tiên là kêu thiếu điện. Đành rằng những nước đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về điện ngày càng tăng cao, có thể thiếu điện nhưng trước hết ngành điện ở nước ta hiện nay vẫn độc quyền, lãnh đạo EVN cần đề cao trách nhiệm của mình trong việc dự báo, đầu tư để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước. Email: vn.congdan@...
 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không làm được việc tham mưu chiến lược nhu cầu sử dụng điện trên cả nước trong nhiều năm qua nên mới xảy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng như hiện nay. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước Chính phủ và nhân dân cả nước. Ngoài ra, việc giao độc quyền bán điện cho Tập đoàn Điện lực cũng là một nguyên nhân làm cho tình hình sản xuất và kinh doanh điện có nhiều bất cập và bức xúc trong nhân dân, nhất là việc đe dọa cắt điện khi không đủ lượng cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Nền kinh tế nước ta có thể chậm phát triển trong năm 2008 và những năm sau do thiếu điện như hiện nay. Nguyễn Văn Tuấn, Thái Bình, email: vantuan@...
 

"EVN phải dự đoán được sự gia tăng nhu cầu sử dụng điện của sinh hoạt và sản xuất. Liệu EVN có thể dàn trải ra kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như vậy được không, trong khi đó nhiệm vụ chính của họ lại không hoàn thành được. Điện và giao thông là huyết mạch của cả nền kinh tế. Hàng năm, chúng ta khởi công bao nhiêu là nhà máy điện nhưng vẫn thiếu điện, câu hỏi là "tại sao". Chẳng qua là do chúng ta "mất bò mới lo làm chuồng". Chúng ta phải có chiến lược dài hạn hơn. EVN lỗ nhiều, lỗ lâu như vậy thì sao vẫn tồn tại được, bởi vì độc quyền, mà độc quyền là lý do làm cho chúng ta trở nên bảo thủ, trì trệ. Phải thay đổi cách nghĩ, cách làm của ngành điện" - ý kiến của bạn Nguyễn Đức Hùng, email: hung12a1@...

Tôi đồng tình với quan điểm của nhiều người cho rằng hiện nay, ngành điện đang độc quyền và do đó thích bán giá bao nhiêu thì bán. Người dân không thể có chọn lựa nào khác, vẫn bắt buộc phải mua. Và ngành điện kêu lỗ nhưng thu nhập của CBNV ngành điện thì ai cũng biết là ở mức trên so với các ngành khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành điện kêu gọi người dân tiết kiệm điện nhưng bao nhiêu nhà hàng, khách sạn... vẫn dùng điện theo kiểu "con nhà giàu", tức là điện tôi dùng tôi trả tiền nên tôi thích dùng bao nhiêu và như thế nào thì tuỳ. Đêm đêm, có biết bao em nhỏ học bài dưới ánh đèn dầu, trong khi đó ánh đèn ne-on, đèn cao áp đèn trang trí của các nhà hàng, khách sạn, vũ trường... vẫn sáng suốt đêm kể cả vào lúc không có ai còn thức. Mà nơi đó là những ai sử dụng? Dĩ nhiên không phải là người dân lao động nghèo, người sống bằng đồng lương chân chính. Trần Thị Hường, Quảng Ninh 

 

Giải pháp nào giải quyết việc mất điện


Điện là một nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người trong xã hội. Ở quê tôi, cứ mất điện một ngày lại có một ngày, như vậy, cũng đã ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của người dân, nhất là những người làm trong các doanh nghiệp, mất điện đồng nghĩa với nghỉ việc làm, ở nhà. Một tháng có bao nhiêu khoản phải chi tiêu, nếu không có điện để đi làm, vậy thu nhập đó lấy từ đâu. Đó là trong tháng này, ai dám khẳng định rằng điện chỉ mất trong một tháng hay còn nhiều hơn thế. Không đi làm thì chúng tôi lấy tiền đâu để sinh sống đây? Lê Văn Hào, Thanh Hoá, email: muamuadong08@...

 

Đề nghị Nhà nước nghiên cứu, cải cách ngành điện một cách triệt để. Bao năm qua, đất nước ta xây dựng biết bao nhà máy thủy điện, nhiệt điện, vậy mà, vẫn thiếu điện, dẫn đến tăng giá điện. Hay là cái cớ của ông điện nhà ta? Do vậy, cần phải xã hội hóa ngành điện để máy ông nhà điện chúng ta không còn than khổ... Email: vandaihanh@...


EVN cần tập trung vào lĩnh vực của mình là điện


Tôi không hiểu tại sao đất nước năm nào cũng thiếu điện, rồi thì phải cắt điện luân phiên và tăng giá điện. Nhưng EVN lại đầu tư vào những lĩnh vực không liên quan gì đến mình cả. Ví dụ như: EVN telecom, EVN land... Và khi thiếu điện thì lại đổ lỗi cho người dân, cho hoàn cảnh. Năm nào cũng vậy, đến hẹn lại lên, lại bài ca cũ. Việc thiếu điện từ một vấn đề không bình thường thì bây giờ đã trở thành một vấn đề bình thường. Vậy đây là do lỗi của ngành điện hay là của người dân. Xin ngành điện hãy làm thế nào để người dân chúng tôi không có ý nghĩ là: Cứ đến mùa khô chắc chắn sẽ thiếu điện, chắc chắn lại phải cắt điện luân phiên và chắc chắn sẽ tăng giá điện. Lưu Văn Phong, Thanh Xuân, Hà Nội, email: phong_robin@...

Năm 2006, nhiều quan chức của EVN đã lý giải cho việc điều chỉnh tăng giá điện để thu hút vốn đầu tư, ngành điện đang trong thực trạng bù lỗ... đó chỉ là sự ngụy biện. Bởi thực tế, trong chi tiêu của ngành điện còn nhiều vấn đề cần đặt dấu hỏi lớn. Ngoài ra, việc đầu tư mạnh vào lĩnh vực viễn thông đã tốn rất nhiều vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của ngành điện. Nếu như, với số vốn đầu tư vào viễn thông, ngành điện đem đầu tư vào các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện vừa và nhỏ thì tình trạng thiếu điện sẽ được cải thiện rất nhiều. Trương Văn Thành, ĐăkLăk
 

Các ngành kinh doanh khác: Càng tiêu thụ được nhiều thì càng được ưu đãi về giá cả. Riêng ngành điện: Càng tiêu thụ nhiều, giá điện càng tăng cao! Nếu ngành điện được đầu tư đúng mức có lẽ sẽ bớt nghịch lý hơn không? Nguyễn Tuấn Lành, Nham Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang, email: kimphuong_@...

Ngành điện phải xem lại mình, các anh phải tập trung vào đầu tư cho thiết bị, hệ thống của mình, tôi thấy thất thoát điện của nước ta là rất cao, phải chăng là do phân phối, quản lý, thiết bị. Tôi biết ngành điện gần như được độc quyền, đó là đứa con của Nhà nước thì ngành điện cần sớm nhận ra vai trò của mình. Dù biết Chính phủ không cấm ngành điện đầu tư vào các lĩnh vực khác nhưng khi mà mình còn yếu thì chỉ nên bơi ở một bể cho giỏi đi đã chứ bơi sang bể mà sâu hơn thì không lợi. Tôi nghĩ ngành điện cần đầu tư về chiều sâu trước đã. Lê Bách, ĐHBK, email: bachbo68@
...

 


Ý kiến của bạn về vấn đề này:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>