221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1059879
"Chương trình phổ thông quá nặng và xa thực tế"
1
Article
null
'Chương trình phổ thông quá nặng và xa thực tế'
,

 - Trước những tâm sự của một em học sinh lớp 9 về chương trình giáo dục, nhiều bạn đọc đã gửi thư để chia sẻ cũng như đồng cảm với những gì mà các em đã và đang trải qua. Có ý kiến cho rằng sự thật thì ngành giáo dục Việt Nam đã và đang được thương mại hoá, người ta cải cách đủ mọi thứ, cách dạy cách học, cách soạn sách, cách in sách, cách bán sách...

 

t
Chương trình học của học sinh phổ thông quá nặng và xa rời thực tế. Ảnh minh họa: nguoivienxu.vietnamnet.vn

Chương trình học hiện nay quá nặng và xa rời thực tế


Đúng là chương trình hiện tại rất nặng nề khiến những học sinh như chúng em khó mà tiếp thu tốt. Chương trình bây giờ có những điều rất rộng lớn, rất phức tạp mà chỉ cho trong vòng 1 đến 2 tiết, như những môn như Toán, Hoá, Văn... Đặc biệt là có những môn như Lịch sử. Xin khẳng định một điều, em vốn là một người rất xem trọng môn Lịch sử và rất muốn học, tuy nhiên nó khá dài mà chỉ cho phép giải quyết trong vòng 1 tiết (thông thường là vậy). Đức Nhân, Cần Thơ, email: kobaimouse@...

Tôi đồng ý với ý kiến của em Bảo Chính về vấn đề chương trình giáo dục hiện nay còn nặng nề (chứ không phải là quá nặng nề như em nói). Bản thân tôi cũng là một giáo viên trung học cơ sở, tôi thấy việc học thêm ngoài chương trình là sức ép từ chính phía phụ huynh học sinh nữa chứ không chỉ từ phía nội dung chương trình. Nếu các em nghiêm túc học ở lớp rồi tự học ở nhà để biến kiến thức ấy thành của mình cũng tốt nhưng vì sức ép phải đi học thêm. Chương trình cũng không hạn chế sự năng động sáng tạo của các em, mà thực ra là đội ngũ thầy cô giáo (một số) chưa biết phát huy tính năng động sáng tạo của các em. Vì vậy, đây là vấn đề chung mà xã hội cần quan tâm giải quyết. Lê Phương Minh, Hưng Nguyên, Nghệ An, email: truong.tohoai@...
 

Chương trình học của học sinh phổ thông quá nặng và xa rời thực tế. Hơn thế nữa, nó còn làm cho học sinh cảm thấy ức chế khi tiếp nhận kiến thức. Phải chăng chương trình của chúng ta đã quá lạm dụng mô hình đồng tâm, để xảy ra hiện tượng học sinh tiếp nhận kiến thức nào cũng như thấy thiếu cái cơ sở của nó.

 

Trước đây, chương trình đồng tâm có vòng rộng hơn nên thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức là nhiều hơn, học sinh tiếp thu kiến thức trên cơ sở logic vốn có của nó nên thấy rất nhẹ nhàng và có hứng thú với môn học. Nhưng với mô hình đồng tâm vòng ngắn như bây giờ, không đủ thời lượng để học sinh hiểu được. Dẫn đến sau khi học, học sinh lơ mơ về kiến thức.

 

Thêm nữa, chương trình môn nào cũng thế - đều bị tăng lượng kiến thức nhưng thời gian thì không tăng, thậm chí còn bị rút đi. Đơn cử môn Vật lý THCS. Trước đây, với 4 phần cơ, nhiệt, điện, quang, học sinh được học trong 6 học kỳ (từ lớp 7) với mỗi học kỳ là 32 tiết, tổng số là 192 tiết. Bây giờ, với 4 phần ấy, lượng kiến thức còn tăng thêm (ánh sáng và màu sắc ánh sáng) với yêu cầu kỹ năng cao hơn (tiến hành thí nghiệm và xử lí kết quả thí nghiệm ngay trong một tiết học 45 phút) với thời lượng học là: Lớp 6,7,8 là 35 tiết, lớp 9 là 70 tiết, tổng số là 175 tiết!!! Ngoài ra còn rất nhiều bất cập khác nữa. Lãnh đạo ngành GD cần phải có hướng tháo gỡ sao cho không còn những bức thư của học sinh như trên nữa. H.T.T, Hà Nội

 

Ngành GD đang được thương mại hoá

 

Đã nhiều năm qua, ngành GD Việt Nam ngập chìm trong cải cách, cải cách triền miên chứ không còn là "cách vài năm lại cải một lần" như cách nói của nhiều người. Sự thật thì ngành GD Việt Nam đã và đang được thương mại hoá, người ta cải cách đủ mọi thứ, cách dạy cách học, cách soạn sách, cách in sách, cách bán sách... Tại sao như vậy? Chu Giang, Bắc Ninh, email: huyengiangbl@...
 

Thật là khủng khiếp khi có con vào độ tuổi lớp 8, lớp 9 và đặc biệt căng thẳng khi chuẩn bị cho các cháu thi vào lớp 10. Một sự chậm trễ trong cải cách giáo dục có thể làm hỏng đi một thế hệ trẻ.

 

Hiện nay, các cháu chỉ có học văn hoá và không học ngoại khoá. Kiến thức thì thật khủng khiếp vì quá nhiều và những kiến thức này có thật sự là nền tảng bắt buộc cho tất cả mọi người khi bước vào đời không. Cái cần là tạo cho các cháu một tính cách độc lập, một tư duy tự chủ và biết cách suy xét đúng hay sai cũng như sự tôn trọng bản thân, gia đình và xã hội. Liệu còn gì để nói khi động tác quay cóp bài được các cháu coi là bình thường mà không một cháu nào cảm thấy hổ thẹn với lương tâm và có lẽ các thầy cô giáo cũng như trong xã hội đâu đó cũng không cho việc này là đặc biệt.

 

Tôi có nghe một giáo viên ở đại học dạy môn Tài chính nói rằng học sinh của cô gọi điện hỏi cô tư vấn để làm cho bộ hồ sơ của một công ty của khách hàng từ "không đẹp" trở nên đẹp cho đáp ứng được điều kiện để tổ chức tài chính đó đầu tư hợp lệ. Có lẽ điều này trở thành quá bình thường trong suy nghĩ của giới trẻ hiện nay. Tôi thấy nếu chúng ta không giải quyết triệt để từ ngành giáo dục sẽ là một vấn đề xã hội lớn len lỏi trong từng gia đình và sau đó là những nhức nhối trong xã hội. Hậu quả khôn lường. Kim Văn, Trung Tự
 

Tôi thích học sinh có tiếng nói phản biện

 

Tôi thấy chương trình quả thật rất nặng nề. Một tuần có nhiều tiết 5, hôm nào phải học thêm buổi chiều thì các cháu ăn cơm cũng vội. Tuy nhiên ở trường em Chính, theo em nói, phải học theo khuôn mẫu, học sinh mất sức sáng tạo thì đó không phải là phổ biến. Tôi là một giáo viên đã có hàng chục năm công tác, tôi rất thích những học sinh có tiếng nói phản biện. Thế giới này tiến lên được bởi có sự nghi ngờ và phản biện. Chúc em có một tương lai hứa hẹn hơn! Vũ Đình Sơn, Trường THCS Thụy Trường, Thái Thụy, Thái Bình, email: vudinhson264@...

 

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;