221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1062607
Mở rộng Hà Nội: Xôn xao ý kiến cử tri
1
Article
null
Mở rộng Hà Nội: Xôn xao ý kiến cử tri
,

  - Vấn đề mở rộng Hà Nội là vấn đề đại sự liên quan đến lịch sử, đến kinh tế, đến môi trường và sau cùng là đến vận mệnh và tình cảm của toàn thể nhân dân cả nước. Cho nên, rõ ràng, Nhà nước ta nên đem ra lấy ý kiến đóng góp của toàn dân và hãy lắng nghe ý kiến từ các nhà kiến trúc, các nhà sử học, các vị lãnh đạo lão thành và nhân dân cả nước và cả ý kiến của kiều bào ở nước ngoài. Đó mới là việc làm đầy tính thuyết phục, hợp ý Đảng, lòng dân.

 

 

 

Hoan nghênh ý kiến của Ủy ban Pháp luật Quốc hội

 

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Tây. Nghe tin sáp nhập cũng suy nghĩ. Có mấy người bạn làm trưởng phòng cấp tỉnh. Thỉnh thoảng lại gọi điện xem liệu có chân nào ở sở mới sáp nhập hay lại ra đường. Có mấy người bạn ở Đa Sĩ Mậu Lương chuyển sang làm nghề cò đất. Ruộng đất màu mỡ thế giờ chỗ nào cũng san cũng lấp, ao chuôm lấp hết cả.

 

Các cháu học cấp 3 sức học vừa phải, sức khỏe có hạn không theo được nghề rèn mà không có đất chẳng biết lấy gì mà sống? Thỉnh thoảng phải gọi điện đừng bán đất, nếu không sau này con cháu trắng tay mất. Đôi khi đi qua các chung cư phía Pháp Vân, Linh Đàm thấy chung cư xây nhiều mà cũng có người ở hết đâu? Rồi nhiều khu sập sệ như ngõ chợ Khâm Thiên, Văn Chương, Hà Nội chưa cải tạo được. Nay vào Hà Đông chỗ nào cũng thấy cát bụi. Có lẽ mấy nhà đầu tư vào Hà Tây xây khu công nghiệp, chung cư không phải đền bù nhiều tiền như Hà Nội mới có ý kiến để Hà Tây về Hà Nội.

 

Đôi khi cũng lo rằng, Hà Nội nhỏ mà vẫn lôm nhôm chưa giải quyết được. Lại ôm một việc lớn hơn thì làm sao được. Hà Tây về Hà Nội nếu được thì mấy ông xây dựng và kinh doanh bất động sản được, mấy ông làm công tác tổ chức được... Cán bộ nhao nhao lên tìm chỗ thì cán bộ tổ chức càng có việc. Dân thì không được vì mất đất phải kiếm kế khác sinh nhai. Học sinh thi đại học thì không được điểm ưu tiên. Rồi văn hóa nông thôn cũng mất giống như Hà Nội giếng làng ao làng lấp làm nhà. Đình chùa rồi cũng bị lấn làm nhà... Có một số ý kiến mạo muội mong ban biên tập xem để phản ánh đến người có trách nhiệm. Trần Thu Hồng, email: thhong1962@...

 

Hãy thận trọng như hồi trước giờ nổ súng

 

Ngày xưa có câu "giục tốc bất đạt" như theo lời của ông Đào, UBPL QH thì trong lúc HN chưa phải là 1 thành phố có nhiều thế mạnh, còn phải bì bõm để chống lụt, nhiều nơi vẫn còn "con trâu đi trước cái cầy theo sau" nay dồn tâm dồn trí cả nước để dẩy HN lên 1 thành phố tráng lệ. Tôi nghĩ sẽ xảy ra tình trạng, đất nước sẽ co rúm lại để hà hơi tiếp sức cho Hà Nội, trong lúc nền kinh tế còn hàng triệu người chưa thoát cảnh đói nghèo.

 

Nếu vội vàng, HN sẽ thành 1 bình phong bên trong, chúng ta phải hì hục xóa đói nghèo ở 1 số nơi ở HN... Tôi không được có đôi mắt chính trị như các chú, bác cao niên, nhưng tôi hy vọng các chú, các bác hãy giữ vững tinh thần như hồi cuộc chiến tranh cứu quốc. Trần Trung Lập, Phú Yên, email: bstrunglap@...

 

Mở rộng Hà Nội là vấn đề riêng của TP. Hà Nội và Hà Tây hay liên quan đến cả nước?

 

Đọc các bài báo về vấn đề mở rộng Hà Nội, chúng tôi đồng ý với ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc và của Giáo sư Thuyết, đồng thời tỏ thái độ không đồng tình với cách lập luận không có tính thuyết thục thiếu dân chủ của người nói rằng vấn đề này không sai luật và đã được các thành phố này thông qua.

 

Qua quý báo, chúng tôi xin có ý kiến như sau: Một tấc đất, một vấn đề của một thành phố hay hai, ba thành phố đều phải được nhìn nhận là liên hệ đến toàn bộ quốc gia, đến đất nước và toàn dân. Nhớ khi xưa, miền Nam bị Mỹ xâm lược, Bác Hồ nói: “Miền Nam là máu của Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Vì biết phát huy ý chí toàn dân mà đất nước ta đã chiến thắng.

 

Mở rộng Hà Nội ôm trùm Hà Tây và các vùng xung quanh lấy tiền đâu để xây dựng? Chắc chắn đó là Ngân sách Nhà nước, là thuế do nhân dân đóng góp và từ vay vốn nước ngoài mà nhân dân cả nước phải lăn lộn làm lấy tiền hoàn trả. Cho nên, mở rộng Hà Nội không thể nói là việc riêng của chính quyền thành phố Hà Nội hay bất kỳ một vị lãnh đạo nào mà phải được thông qua sự góp ý của toàn dân.

 

Thủ đô đáng để làm bộ mặt cả nước nhưng không phải là cứ rộng, nhiều nhà cao tầng là đẹp mà đẹp ở cốt cách, ở kiến trúc cổ kính, ở lịch sử, ở sạch đẹp văn minh và cốt cách con nngười Hà Nội.

 

Tập trung số tiền lớn vào mở rộng thái quá Hà Nội là việc làm thiếu bình đẳng nếu không nói là thiếu cả đạo đức khi nhìn thấy xung quanh mình đồng bào đang khó khăn vì giá cả tăng vọt và các vùng sâu xa vẫn sống nghèo khổ dưới mức ta tưởng tượng.

 

Chúng tôi là Việt kiều đang sống tại Hà Lan, tại Đức hay Mỹ... đều là đồng bào của đất nước Việt Nam, cũng không thể nói tách rời và vẫn có quyền tham gia vào việc đại sự của đất nước kể cả góp ý về những việc tốt và việc chưa tốt của lãnh đạo nhà nước ta nhưng có tính xây dựng và tôn trọng.

 

Vấn đề mở rộng Hà Nội là vấn đề đại sự liên quan đến lịch sử, đến kinh tế, đến môi trường và sau cùng là đến vận mệnh và tình cảm của toàn thể nhân dân cả nước. Cho nên rõ ràng Nhà nước ta nên đem ra lấy ý kiến đóng góp của toàn dân và hãy lắng nghe ý kiến từ các nhà kiến trúc, các nhà sử học, các vị lãnh đạo lão thành và nhân dân cả nước và cả ý kiến của kiều bào ở nước ngoài. Đó mới là việc làm đầy tính thuyết phục, hợp ý Đảng, lòng dân.

 

Với ý kiến chân thành của người có trách nhiệm với đất nước thân yêu của mình, chúng tôi đóng góp tới các vị lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội Việt Nam về vấn đề trên. Chúng tôi mong muốn một thủ đô Hà Nội đẹp, sạch và trang nghiêm cổ kính như ngày nào không có ô nhiễm, không có bụi bẩn và ồn ào, thanh lịch văn minh, ít tiêu cực và là tấm gương sáng cho cả nước noi theo, là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam ta. Quốc Việt, Liên bang Đức, email: hoangha53@...

 

Hà Nội trong lòng người dân

 

Là một người dân, tôi đồng ý với ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Đào. Vì trong khi cơ sở vật chất của trung tâm thủ đô vẫn còn yếu kém, chúng ta tiến hành mở rộng Hà Nội gấp nhiều lần như vậy, sẽ lại sa đà vào việc đầu tư vào những "vùng sâu vùng xa" mà quên đi cải tạo chính thủ đô trung tâm của chúng ta. Như thế phải chăng Hà Nội sẽ ngày càng mất đi nét văn hoá truyền thống của người Hà Thành cổ xưa?! Hoàng Hiệp, Quan Hoa, Cầu Giấy Email: huangxie118@...

Quốc Hội mạnh

 

Trước đây, có ý kiến rằng, Quốc Hội kỳ này có lẽ yếu hơn kỳ trước, nhưng nghe thảo luận mấy ngày qua, nghe ý kiến của Gs. Nguyễn Minh Thuyết và ý kiến của ĐB Nguyễn Ngọc Đào thì thấy Quốc Hội khá mạnh. Nếu các đại biểu đều dũng cảm, thẳng thắn và có trách nhiệm như vậy thì nhân dân tin rằng Quốc Hội mạnh. Nguyễn Phan Khiêm, Hà Nội, email: khiemphan12@...

 

Hãy suy nghĩ, hành động vì dân, vì thủ đô thân yêu

 

Tôi hoàn toàn chia sẻ, nhất trí với đề xuất của UBPL của Quốc Hội và những ý kiến phân tích của ông Nguyễn Ngọc Đào, UV Ủy ban PL. Tôi mong muốn các ĐBQH hãy suy nghĩ, hãy hành động vì nhân dân, vì dân tộc và vì một thủ đô văn minh, hiện đại, thân thiện và trong sáng như viên kim cương trong tương lai để mọi người được soi chung. Nguyễn Đại Nghĩa, Cần Thơ, email: ndnghiataydo@...

 

Rất không nên để việc quản lý một thành phố lớn hơn, phức tạp hơn, nặng nề hơn vào tay một nhà quản lý với biết bao bề bộn công việc dở dang. Một quốc gia có diện tích không lớn nhưng được thế giới biết đến và nể phục như Singapore thì đâu cần đến một tên gọi khác. Thật vậy, Singapore cũng lấy tên đó làm tên cho thủ đô đâu có hơn thiệt gì?

 

Quê tôi Thường Tín trước đây là một miền quê đẹp, nhà tranh vách đất nhưng ao chuôm sạch sẽ thoáng mát, môi trường trong lành. Do gần Kinh kỳ có hai chục cây số nên cái gì Hà Nội có thì quê tôi… rồi cũng có. Quê tôi giờ đây không còn nhà tranh mà toàn nhà gạch nhà lầu đúc nhưng kèm theo đó là… rác, là tệ nạn, là tranh giành kiện tụng, là thất nghiệp và lười nhác. Thật buồn nếu mở rộng thủ đô mà cái xấu tràn về lấp đi tất cả những cái tốt còn sót lại nơi những vùng quê. Nguyễn Anh Tuấn, Hàng Đường, mayanh@...

 

Phát triển các tỉnh vệ tinh quanh HN hơn là phải mở rộng HN?

 

Tôi nghĩ rằng, Chính phủ hãy lo tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế vĩ mô của đất nước Việt Nam trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này hơn là tập trung vào những vấn đề to lớn như vậy. Tôi đồng ý với quan điểm của ĐBQH Nguyễn Ngọc Đào là "nông dân về Hà Nội hiện nay là nông dân sẽ bán đất, sẽ mất đất. Về Hà Nội là lợi cho các đại gia, tầng lớp buôn bán bất động sản, không hề lợi cho dân". Sau khi bán hết đất họ lấy gì mà sống, chưa kể một phần ruộng lúa bị lấy lại quy hoạch thành khu công nghiệp? Tại sao Chính phủ không nghĩ đến việc phát triển các tỉnh vệ tinh quanh HN phát triển hơn là phải mở rộng HN? Minh Nguyen, email: thanhminh78@...

 

Tôi cho rằng việc mở rộng Hà Nội bằng cách sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, một số xã của Hòa Bình là không hợp lý. Tại sao chúng ta không chủ trương theo hướng phát triển vùng thủ đô mà thủ đô Hà Nội là hạt nhân còn các tỉnh lân cận là các vệ tinh xung quanh? Thủ đô là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước thì cần phải được gìn giữ bản sắc văn hóa vốn có của nó. Việc mở rộng địa giới theo đề xuất của Bộ Xây dựng xem ra đã làm nông thôn hóa đô thị.

 

Nếu cho rằng Hà Nội thiếu đất ư? Tôi cho rằng không thuyết phục vì Hà Nội còn một số huyện nội thành chưa được đầu tư thích đáng để phát triển đồng bộ với các quận nội thành. Điển hình như các huyện Sóc Sơn, Đông Anh chẳng hạn mang tiếng là Thủ đô nhưng thực chất cơ sở hạ tầng ở đây quá thiếu thốn chẳng khác nào ở nông thôn. Tại sao các vị lãnh đạo của Hà Nội không chủ trương mở rộng Hà Nội bằng cách tiến hành phát triển đô thị hóa Sóc Sơn, Đông Anh hay các huyện khác.

 

Hãy nhìn vào Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, các huyện Bình Chánh hay Thủ Đức hiện nay có khác gì quận Thanh Xuan ở Hà Nội. Hoặc Cần Giờ là huyện nằm sâu nhất của Tp.HCM nhưng xét về yếu tố địa lý thì nó bị ngăn cách bởi sông Sài Gòn. Tuy nhiên hiện lãnh đạo Tp.HCM đang có nhiều động thái phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương này nhưng cũng không làm mất đi hệ sinh thái rừng và biển ở đây. Mặt khác các tỉnh xung quanh Tp.HCM như Đồng Nai, Bình Dương hay Long An so với Hà Tây, Bắc Ninh thì rõ ràng đã phát triển quá xa, tỷ lệ thu hút đầu tư luôn đứng trong tốp đầu của cả nước. Vì vậy chúng ta cần phải quy hoạch vùng thủ đô nhưng không cần thiết phải sáp nhập mở rộng ra các tỉnh xung quanh Hà Nội. Huỳnh Quốc, Q6, TPHCM, Triminhlaw@...

 

Theo tôi việc nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây về Hà Nội là không hợp lý. Nếu theo lập luận của các nhà xây dựng, các nhà quy hoạch hiện nay do nhu cầu phát triển, quỹ đất hẹp nên cần mở rộng Hà Nội để phát triển thì không thuyết phục cho lắm. Chúng ta thử xem Singapor, Hồng Kông, đất nước họ có diện tích so với ta bằng mấy phần, sao đất nước họ đẹp như vậy.

 

Còn hiện nay Hà Nội ta với diện tích hiện tại, chúng ta cứ đầu tư phát triển đi, quy hoạch cho ra quy hoạch đi. Bao nhiêu năm qua lúc nào tôi cũng thấy người ta nói đến quy hoạch Hà Nội, và xây dựng các khu đô thị mới ở nơi này nơi khác nhưng tất cả vẫn rất nhem nhuốc, lộn xộn. Với diện tích hiện tại nếu các vị lãnh đạo có tâm huyết vì dân vì nước cứ làm cho đẹp, có sự quản lý tốt đất đai thì cũng tha hồ cho một thủ đô đẹp hiện đại chứ không cần mở rộng Hà Nội mới có đủ đất để xây dựng.

 

Tiện đây tôi cũng nói luôn về vấn đề quản lý đất đai: Có nhiều cơ quan nhà nước từ thời bao cấp có hàng nhiều hécta đất đến nay quy mô sản xuất không cần đến nhưng vẫn để không và đương nhiên được cho các đơn vị cá nhân thuê với giá "hợp lý". Việc quản lý một Hà Nội hiện tại nhỏ mà còn chưa được tốt, huống chi sáp nhập cả Hà Tây về Hà Nội thì việc quản lý đất đai sẽ như thế nào? Trước mắt tôi thấy chỉ sáp nhập huyện Mê Linh là hợp lý, bởi vì không thể đi từ HN lên Nội Bài (thuộc HN) lại qua địa phận của Vĩnh Phúc. Ngô Văn Thắng, Thị Trấn Đông Anh, Hà Nội, insam05@...


Tính hợp lý của việc mở rộng Hà Nội


Việc mở rộng Hà Nội theo tôi là cần thiết. Nhưng mở rộng như thế nào thì lại cần phải bàn cho thấu tình đạt lý. Nếu theo hiện trạng thì Hà Nội cần mở thêm vì thực tế diện tích Hà Nội như hiện nay là chưa phù hợp so với dân số của nước ta và với tầm của một Thủ đô hiện đại. Bố cục của một thành phố Thủ đô như hiện nay thì quá bất hợp lý vì nó lộn xộn, ngổn ngang, không theo một chủ đề nào để thể hiện một thành phố của thời hiện đại.

 
Tôi cho rằng muốn có một thành phố là Thủ đô hiện đại thì Hà Nội phải quy hoạch lại bằng con mắt của hàng ngũ kiến trúc sư có đủ năng lực và lúc đó chúng ta cũng phải "chịu đau" vì có thể xóa nơi này, di dời nơi kia để có một thành phố khang trang, hiện đại. Còn mở rộng Hà Nội như ý tưởng của một số ý kiến là nhập hết cả tỉnh Hà Tây và nhập một số xã của Vĩnh Phúc... như hiện nay thì tôi cho rằng vội vàng và lãng phí.


Đừng vì làm sao để nhiệm kỳ này phải có một thành tích nào đó mà vội vàng làm cho xong cái thành tích đó thì có thể đó trở thành cái lãng phí, sai lầm và sau đó rồi hậu thế nó lại đem chúng ta ra mà phán xét thì khổ cho cả một thế hệ, cái thế hệ đã hy sinh cả xương máu và tính mạng để dành độc lập cho dân tộc. Nguyễn Cao Kha, TP.HCM, email: nguyencaokha@...

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

 


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,