221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1064233
Tăng giá sách giáo khoa có hợp lý trong lúc này?
1
Article
null
Tăng giá sách giáo khoa có hợp lý trong lúc này?
,

 - Trong mấy ngày vừa qua, dư luận rất bức xúc về việc NXB Giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT nâng giá SGK lên hơn 10%. Bức xúc của dư luận là có cơ sở vì việc làm của NXB là không bình thường xét về mặt kinh doanh cũng như về tính tổ chức. Đặc biệt là sẽ tăng thêm nguy cơ hàng triệu trẻ em bỏ học.   

Tiền trảm hậu… lý giải

Mô tả ảnh.
(Ảnh vietbao.vn)
Trong khi các giới chức Bộ GD-ĐT cho biết Bộ còn đang nghiên cứu đề nghị xin tăng giá SGK của NXB Giáo dục thì thật bất ngờ là trên toàn quốc vào ngày 9/5, mọi đầu SGK đồng loạt tăng giá. Trong đó nhãn giá mới được dán đè lên giá cũ, có nghĩa cả những sách đã in trước đây cũng được đem vào “té nước theo mưa”.

Khi sự việc này xảy ra, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Tôi không biết việc này. Bán giá mới là do thị trường, không phải chủ trương như vậy!”.

Về mặt số liệu, giá SGK đã tăng trên 10%, thực tế có những cuốn chênh tới... 90%! Lý do mà NXB nêu ra là do giá giấy tăng mạnh(!) nhưng một nhà in tại TP.HCM có tham gia in SGK cho biết giấy (do nhà in, không phải do NXB nhập) chỉ tăng có gần 5%. Như vậy, có phải là NXB đã tăng một cách vô tội vạ chủ yếu vì lợi nhuận? Bộ GD-ĐT sẽ trả lời dư luận như thế nào và nghĩ gì trước tình hình có tới 120 ngàn học sinh bỏ học trong học kì I mà giá SGK có thể là giọt nước tràn ly?

Siêu lợi nhuận hay lỗ?

Được biết, từ năm 2002 đến tháng 6/2006, NXB Giáo dục đã cho ra thị trường (khổng lồ) 891 triệu bản sách, mỗi đầu sách đều có hàng trăm ngàn ấn bản, doanh thu đạt 800-900 tỉ đồng và lợi nhuận lên tới 93,5 tỉ đồng. Không có bất kỳ một NXB nào có được những con số nói trên.

Riêng trong năm 2008, số phát hành của NXB này đã lên tới 90 triệu bản, trong đó hầu hết đều in xong trước học kì với giá giấy cũ nhưng vẫn được dán giá mới như nói trên không khác gì sách vừa in.

Một nhà báo, trong vai người trúng thầu gói nhỏ SGK đã tới một nhà in chuyên về loại sách này, đề nghị họ cho giá bìa cuốn Sử lớp 9 với số lượng in là 22.000 cuốn. Nhà in sau khi tính toán đã cho giá 7.725đ/cuốn, trong khi ấy cũng cuốn này (số ấn bản nhiều hơn mấy lần) của NXB Giáo dục lại có giá bìa là... 9.400đ, đắt hơn tới 1.675đ!

Một cán bộ xuất bản cho biết, với số lượng in khổng lồ và thị trường vô cùng lớn như SGK thì không bao giờ có chuyện lỗ. Và không hiểu vì sao, NXB này lại chiết khấu giá bìa tới 11% (trước là 24%) trong khi mặt bằng chung của các NXB chỉ có 4%?

Mặt khác, theo kế hoạch của chính cơ quan này thì NXB đã xây dựng chiến lược ổn định về giá SGK trong 10 năm, từ 2002 đến 2010 trong đó tính đến trượt giá, mà mới năm nay họ đã đẩy giá sách lên cao và vô lý như vậy? Phục vụ nền giáo dục hay kinh doanh theo lợi nhuận?

Trong cơn lạm phát hiện nay, ngay cả những mặt hàng phải nhập khẩu Chính phủ cũng kêu gọi không tăng giá, huống chi SGK với đặc điểm phục vụ là chính. Bình quân mỗi bộ SGK là 15 cuốn, với giá mới như trên, hiển nhiên sẽ là một áp lực không nhỏ đối với hàng triệu gia đình giữa khi mọi mặt hàng thiết yếu đều tăng giá.

Đề nghị một giải pháp

Bài viết này chỉ xin đề cập đến giá sách, nếu quan tâm đến chất lượng SGK nữa thì vấn đề sẽ trở nên lớn và bức thiết hơn.

Thiết nghĩ không nên và không thể tiếp tục dành cho NXB Giáo dục độc quyền về biên soạn và xuất bản SGK vì những lý do gì thì các nhà giáo dục đã lên tiếng khá nhiều.

Vì sao chúng ta vẫn duy trì sự độc quyền nửa mang tính bao cấp, nửa lại là cơ chế thị trường về SGK như hiện nay? Bộ GD-ĐT có nên quản lý nhà nước cả gói từ biên soạn, xuất bản đến phát hành SGK như hiện nay?

Câu trả lời đã quá rõ nhưng thực tế rất khó thực hiện vì như nhiều bài báo đã phân tích về tính siêu lợi nhuận từ SGK cùa NXB Giáo dục. Đúng là vậy, thị trường SGK hết sức lớn, ấn bản cho mỗi đầu sách là hàng trăm ngàn, thậm chí cả triệu bản (SGK tiểu học và THCS). Vì lợi ích học tập của hàng triệu con em, vấn đề xã hội hoá biên soạn SGK cần phải được đặt lên trên tất cả. Nói cách khác là phải xoá bỏ độc quyền đối với sản phẩm đặc biệt này.

  • Thư Trung

Ý kiến của bạn về việc tăng giá SGK?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,