221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1064641
Đại biểu Quốc hội và trách nhiệm biểu quyết
1
Article
null
Đại biểu Quốc hội và trách nhiệm biểu quyết
,

 - Sau khi đăng tải những tranh luận, ý kiến của các đại biểu trong kỳ họp Quốc hội, toà soạn nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh, qua VietNamNet, ông muốn chia sẻ những cảm nghĩ riêng của mình khi theo dõi các kỳ họp Quốc hội.

 

d
Đại biểu Lê Quốc Dung. (Ảnh: TTXVN)


Đã từng nhất trí cao


Lần này, ngay những ngày đầu, không khí các buổi họp Quốc hội đã “nóng” không kém cơn sốt tăng giá ngoài xã hội. Y học dựa vào biến đổi nhiệt độ để chia một cơn sốt thành 3 giai đoạn: sốt lên, sốt đứng và sốt lui. Không biết các đại biểu của dân nhận định ra sao, còn các bà nội trợ thì nơm nớp lo  cơn sốt giá vẫn đang “lên” chứ chưa “đứng”.Nhiều bà lo bữa ăn của chồng con hơn là những chủ đề ở trên đang bàn cái gì và quyết cái gì.


Tôi thì khác. Tôi sống ở Hà Nội từ năm 6 tuổi (1941), đã tham gia đủ 12 lần bầu Quốc hội, trong đó lần đầu tham gia bằng gõ trống ếch đi cổ động trong đội nhi đồng cứu vong. Những lần sau, trước một danh sách đã được Mặt trận Tổ quốc chọn kỹ giúp dân, không vị nào là không xứng đáng, muốn bầu ai cũng được. Tuy nhiên, tôi vẫn cứ thật sự là người cầm lá phiếu, trực tiếp bỏ vào hòm phiếu. Quốc hội do chính tôi (cùng toàn dân) bầu ra. Do vậy, khác nhiều người, tôi quan tâm tới việc họp hành của Quốc hội.

Những khoá đầu, Quốc hội ta tuyệt đối nhất trí. Tôi đã may mắn thấy những tấm ảnh trên báo Nhân Dân, Cứu Quốc… trong đó tất cả các đại biểu - không trừ ai - giơ thẳng cảnh tay, không chút chần chừ, thông qua một nghị quyết nào đó do Đảng đề xuất, kể từ nghị quyết đầu tiên của Quốc hội khoá I thông qua trong kháng chiến chống Pháp dưới sự chủ toạ của các cụ Tôn Đức Thắng và Bùi Bằng Đoàn. Và thường là thông qua rất nhanh chóng, được một anh bạn miền Nam của tôi gọi là thông qua “cái rụp”; ý nói: nhanh, gọn, dứt khoát. Nhưng hoàn toàn không cần tập dượt gì hết. Có lẽ đây là minh chứng đẹp đẽ về sự thống nhất “Ý Đảng - lòng dân”?

Tôi không thể quên được kỳ họp Quốc hội sau khi đất nước đã thống nhất, có mặt nhiều vị đắc cử từ miền Nam mới được giải phóng. Cứ tưởng là ý kiến thảo luận sẽ rất phân tán, nhưng rốt cuộc Quốc hội ta vẫn thông qua Luật Báo chí “cái rụp” với trên 90% phiếu thuận (có thể tôi nhớ chưa chính xác, nhưng tôi muốn như vậy), trong đó ý kiến bà Ngô Bá Thành rất gây ấn tượng, có tác động rất lớn, được giới trí thức hai miền nhớ lâu.


Ngay khoá trước, khoá XI, trong những buổi họp cuối cùng trước khi mãn khoá, Quốc hội ta vẫn  thông qua việc xây trụ sở mới trên nền hội trường Ba Đình và bãi bỏ cái NĐ 31CP. Số phiếu thuận chiếm tỷ lệ mà Đảng cầm quyền ở các nước khác phải thèm.


Tôi mong rằng Quốc hội ta tiếp tục có sự nhất trí cao như trên.


Sẽ còn nhất trí cao


Nhưng lần họp này, tôi thấy các vị đại diện dân chất vấn và bàn cãi ghê quá. Đích thân Thủ tướng phải báo cáo và giải trình. Vấn đề nào cũng gay gắt, cũng nóng. Nào là thị trường chứng khoán bị xẹp, nào là doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, nào là lạm phát hai con số, nào là hấp tấp mở rộng Thủ đô…


Dẫu sao, tôi vẫn yên tâm, vì nhận ra rằng chỉ khoảng 5% số đại biểu nói mạnh nhất, trúng nhất, sắc sảo nhất. Đa số nghị sĩ không “nghị” mà chỉ nghe, giống như thí sinh cần lĩnh hội kỹ trước khi thi trắc nghiệm. Trắc nghiệm nói ở đây là thay mặt dân bấm nút “đúng, sai”.

 

Quốc hội nước ta hiện nay, đa số đại biểu tham gia lần đầu, còn tốn rất nhiều thời gian học việc. Mặt khác, tới 3/4 số đại biểu là không chuyên trách; do họ là quan chức, họ sẽ nghe ra, hiểu ra và sẽ bị thuyết phục bởi cấp trên của họ. Quả vậy, muốn làm gì cho tốt mà chẳng phải học? Ấy là cảm nghĩ của riêng tôi, không dám cam đoan là chính xác.

  • Nguyễn Ngọc Lanh, Công dân Thủ đô

Ý kiến của bạn?


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,