221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1066573
Bao giờ bệnh nhân BHYT mới là thượng đế?
1
Article
null
Bao giờ bệnh nhân BHYT mới là thượng đế?
,

 - "Tôi cũng đã 1 lần đi khám bằng BHYT và từ đó không bao giờ đi khám bằng BHYT nữa. Khám bệnh bằng BHYT thủ tục quá nhiêu khê, mất nhiều thời gian và vẫn phải mua thêm thuốc ở ngoài điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ"… Rất nhiều bạn đọc VietNamNet gửi ý kiến sau bài viết Khổ vì đi khám bệnh bằng BHYT.

Mô tả ảnh.
"Xin" khám bệnh bằng BHYT. (Ảnh minh hoạ: giadinh.net)
Tôi rất đồng tình với bài viết của bạn Hiến vì tôi cũng đã gặp trường hợp tương tự. Bố tôi bị tai biến mạch máu não cần cấp cứu ngay, phải đi Bệnh viện Bạch Mai mới cứu được.

Bố tôi là thương binh, có thẻ BHYT tại huyện Tân Yên, Bắc Giang. Qua Bệnh viện Tân Yên không chữa được, nếu chậm có thể gây tử vong, tôi phải chuyển bố lên Bệnh viện Bạch Mai bằng hình thức cấp cứu. Khi thanh toán, tôi không được hưởng quyền lợi gì về BHYT. Họ nói phải qua Bắc Giang. Tôi quay lại Bắc Giang xin xác nhận, họ ghi đúng ngày xác nhận. Khi lên BV Bạch Mai, tôi được trả lời là ngày không hợp lý. Tôi đành ngậm ngùi quay về. Cậy cục tại BHXH huyện Tân Yên, tôi được thanh toán 1 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí cho viện phí, thuốc của bố tôi là hơn 10 triệu.

Tôi nghĩ BHYT như vậy để làm gì, thà rằng không có BHYT để gia đình tôi chủ động còn tốt hơn. Nhà nước cần sớm cải thiện tình hình này. Nguyen Van Dien, Hạ Long, Quảng Ninh, Diennv.PJICO@...

Bệnh nhân có ngày chết oan với các thủ tục hành chính

Cũng giống như bạn Hiến, gần đây, tôi bị đi tiểu ra máu, máu đông vón cục. Tôi phải vào Bệnh viện Đa khoa Thái Bình cấp cứu do phòng khám của ban bảo vệ sức khỏe chuyển sang. Bụng tôi căng rất đau, không được cấp cứu ngay, bàng quang gần như sắp vỡ tung. Tôi phải leo hết tầng 1 lên tầng 2, vào hết phòng đăng ký để lấy tích kê rồi lên phòng chuyển khoa từ 7h đến 11h.

Vì bụng quá căng, tôi phải nhờ người đưa sang một bệnh viện tư nhân gần đó cho thoát máu trong bàng quang rồi mới tiếp tục làm thủ tục nhập viện đến 12h.

Thật là một nguyên tắc rườm rà, cứng nhắc. Bệnh nhân có ngày chết oan với các thủ tục hành chính thế này. Rất mong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cải tiến cách tiếp nhận bệnh nhân, đặc biệt đối với bệnh nhân cấp cứu và chuyển viện. Quach Thuoc, Thái Bình, quachthuoc@...

BHYT tự nguyện quy định đăng ký khám bệnh ở đâu thì phải khám lần đầu tại đó. Quy định kiểu này đúng là bắt chẹt người nghèo.

Tôi đăng ký khám bệnh ở Phước Long, Bạc Liêu nhưng đi thăm con học ở TP.HCM bất ngờ bị đau ruột thừa cấp tính phải nhập viện mổ ngay. Về Phước Long, tôi đưa hoá đơn của bệnh viện thì cơ quan bảo hiểm thanh toán tối đa 1,2 triệu (trong khi đó các hoá đơn 4 triệu). Có người cũng chấp hành khám tại huyện, khi bệnh nặng, bác sĩ chờ sắp chết mới chuyển lên tuyến trên, ai nóng ruột xin đi phải chịu hoàn toàn chi phí chuyển viện! Ôi, người nghèo cơ hội sống mong manh quá! Đặng Huệ, Phước Long, Bạc Liêu, danghuemh@... 

Tôi cũng đã 1 lần đi khám bằng BHYT và từ đó không bao giờ đi khám bằng BHYT nữa. Trong lần đi khám đó, tôi bị viêm lợi. Chỉ đi đi lại lại để được khám thôi cũng mất từ sáng tới chiều vì phải đợi và hẹn. Khi để ý kỹ thì thấy rằng những ai kẹp tờ gì đó vào trong sổ thì sẽ được khám trước, còn không thì phải đợi. Thời gian khám viêm lợi chưa đến 10 phút, kê thuốc về uống không khỏi, tôi ra hiệu thuốc ngoài kể bệnh, cô bán thuốc đưa cho 1 loại khác để uống thì sau 2 hôm đã khỏi. Vì vậy, bây giờ tôi toàn đi khám ngoài, dạng tự do cho nhanh chóng. Chẳng ai xin nghỉ được cả ngày mà đi khám bệnh thế cả. Nguyen Xuan Sang, Hạ Long, Quảng Ninh, sang_licogi@...

Thật đáng sợ khi đi khám bệnh bằng thẻ BHYT. Tôi cũng đã đi khám bệnh và gặp tình huống giống như anh Hiến. Vì không đọc kỹ phòng ghi trên mấy tờ giấy, tôi sau khi đi khám một vòng và được chỉ dẫn xuống phòng lấy thuốc. Cô phát thuốc (còn trẻ) tại phòng bảo hiểm cầm tờ giấy của tôi lên và phán: “Mọi người làm thế nào chị không để ý à? Mọi người làm như thế nào mà chị lại không làm theo?”. Ôi trời ơi, đã ốm rồi lại gặp những câu quát tháo từ chị phát thuốc mà tôi thấy bệnh thêm. Quá phiền hà! Không biết giám đốc ngồi ở trên có biết nhân viên cấp thuốc nhẹ nhàng như thế nào với bệnh nhân không? Huyền Tư, Thanh Hoá, luunga@...

Mô tả ảnh.
Xếp hàng khám bệnh bằng BHYT. (Ảnh baohaiphong.com.vn)
Tôi đã công tác 31 năm, đi khám bệnh chỉ mới 4-5 lần. Lần gần đây nhất, tôi mất 3 lần gửi xe hết 6.000 đồng mới khám được. Tôi chỉ được chụp XQ phổi và khoảng gần 10.000 đồng tiền thuốc. Hệ số lương của tôi trên 5,0. Không biết đến bao giờ tôi mới được làm thượng đế hay chỉ những người quen bác sĩ mới làm được thượng đế? Ha Vu, Hải Phòng

Không phải chỉ riêng ở Thanh Hoá mà trên cả nước, thuốc dùng cho bệnh nhân BHYT có giá cao hơn và bị khống chế chủng loại, hãng cung cấp. Bác sỹ điều trị chỉ được phép kê đơn loại thuốc theo danh mục của BHYT. Ngoài ra, người đi khám BHYT nếu không có lót tay thì bị đối xử tệ bạc. Chúng tôi rất bất bình nhưng không biết kêu ai. Bùi Đức Lộc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Chúng tôi là những người hưởng chế độ BHYT ở Hà Nội cũng vậy. Trước kia, tôi có bệnh cũng sử dụng thẻ BHYT nhưng sau lần đó tôi không dám dùng nữa vì quá nhiêu khê, mất nhiều thời gian và nếu nằm viện thì vẫn cứ phải mua thêm thuốc ở ngoài để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Vân, Hà Nội

Không chỉ riêng bệnh nhân có BHYT mới bị hành. Thực ra thời gian các y bác sĩ khám chữa bệnh không lâu nhưng thời gian đi ký và đóng dấu thì nhiều, nhiều loại dấu, nhiều phòng khác nhau và ở nhiều tầng khác nhau nên người bệnh phải chạy cho "khoẻ". Đó là do không biết cách quản lý nên mới xảy ra chuyện như thế. Nếu làm theo kiểu "một cửa" thì bệnh nhân đâu có khổ. Tại sao các bệnh viện không thử áp dụng như các cơ quan hành chính? Lâm Thu Hiền, Quy Nhơn, Bình Định, lamthu.hien@...

Nói chung mọi người đi khám bệnh bằng thẻ BHYT phải chờ đợi vì lượng người đi khám quá đông, gây quá tải cho đơn vị khám chữa bệnh và nỗi cực nhọc cho người bệnh.

Do độc quyền, cơ quan BHYT chỉ định bệnh viện bắt mọi người phải tới đó để khám bệnh, nếu không thì không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Đơn vị được chỉ định khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT cũng không quan tâm đến người đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT vì lượng người khám bệnh luôn đông.

Tôi biết có những phòng khám bệnh cho người có BHYT một buổi phải khám cho hơn 100 người. Vậy phải có sự thay đổi để người bệnh đỡ khổ, bác sỹ làm việc có hiệu quả hơn thì phải tăng thêm phòng khám, thêm bệnh viện khám, và cơ sở vật chất những nơi khám chữa bệnh phải được trang bị tương đối mới cải thiện tình hình.

Tốt nhất không để độc quyền, nơi nào tốt thì tôi đến khám, nơi không tốt thì tôi không khám vì chế độ BHYT như nhau. Khám điều trị ngoại trú thì trị giá toa thuốc và công khám bao nhiêu đã có quy định. Nguyen Van Ba, 115 Phan Thanh, Đà Nẵng

Chuyện của anh Hiến là chuyện thường ngày ở... bệnh viện. Chúng tôi - những "thượng đế" đã hàng ngày "được" bỏ tiền ra nuôi một đội quân hùng hậu của ngành bảo hiểm và cũng "được" họ "hành là chính" trong những lúc ốm đau cấp bách như vậy! Mong sao Chính phủ và các bộ ngành liên quan xem xét đưa ra những cải cách tích cực trong việc này để người dân bớt khổ! Bùi Phạm Minh Điệp, Kim Mã, Hà Nội, bachmahanoi@...

Ý kiến của bạn?

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,