221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1077376
Giáo viên dạy tiếng Pháp song ngữ quá thiệt thòi
1
Article
null
Giáo viên dạy tiếng Pháp song ngữ quá thiệt thòi
,

 - Ở bài viết trước, những giáo viên tiếng Pháp như chúng tôi đã cố gắng bày tỏ chút tâm tư nguyện vọng về chương trình song ngữ tiếng Pháp. Qua đó, chúng tôi cũng hi vọng nhận được chút phản hồi tươi sáng hơn từ phía các nhà lãnh đạo ở Bộ GD-ĐT, UBND thành phố Hà Nội, Sở GD-ĐT Hà Nội nhưng không...

 

Học tiếng Pháp. (Ảnh minh họa: saigonnews.vn)
Một năm học lại kết thúc, chúng tôi đón một kỳ nghỉ hè trong lo âu chờ đợi vì không biết năm học mới sẽ thế nào đây: Liệu nhà trường có tuyển sinh không? Học sinh có nhiều không? Chất lượng đầu vào có tốt không? Giáo viên chúng tôi có được quan tâm không?…

 

Ngay cuối tháng 5 năm 2008, chúng tôi đã nhận được công văn về hướng dẫn tuyển sinh tiếng Pháp và công văn về việc trả phụ cấp cho giáo viên song ngữ của Sở GD-ĐT Hà Nội.

 

Trong công văn về hướng dẫn tuyển sinh tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp, phần 6 Công tác xã hội hoá giáo dục ghi rõ mức thu tiền đóng góp từ phía cha mẹ học sinh là 80.000đồng/tháng/học sinh được thực hiện theo công văn số 11364/GDTrH ngày 21/11/2003 của Bộ GD-ĐT.

 

Theo công văn này, kể cả với mức thu 80.000đ/tháng/học sinh thì giáo viên dạy trong chương trình (đối với cả giáo viên dạy tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp) chúng tôi vẫn chưa được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và hỗ trợ làm việc tăng giờ.

 

Việc phân bổ số tiền thu được cho 1 lớp 25 học sinh là trả cho giáo viên là 19.000 đồng/tiết*48tiết/tháng = 912.000đồng, hiện nay, giáo viên tiểu học chúng tôi đã nhận khoản thù lao như vậy (chỉ chiếm 60,8%).  

 

Việc áp dụng công văn này cũng không đồng nhất trong các nhà trường vì ở một số trường giáo viên vẫn bị trừ đi một khoản tiền tham gia bảo hiểm hàng tháng và nghỉ 3 tháng hè phải tự đóng 100% bảo hiểm xã hội.

 

Phải nói thêm rằng mức thu theo công văn số 11364/GDTrH ngày 21/11/2003 của Bộ GD-ĐT đã có sự thay đổi từ 60.000đồng/tháng/học sinh áp dụng từ năm học 2003-2004 đến 80.000đồng/tháng/học sinh từ năm học 2005-2006. Nhưng không hiểu sao Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội không có hướng dẫn mới về chế độ cho giáo viên và cũng không nói rõ số tiền xã hội hoá đó tăng lên đến 1/3 để làm gì? Cũng từ việc tăng lên như vậy, việc chi cũng không được kiểm soát và thường gây thiệt thòi cho giáo viên trong chương trình.

 

Trong công văn về việc trả phụ cấp cho giáo viên song ngữ của Sở GD-ĐT Hà Nội ngày 16/5/2008 ghi rõ: “Trích từ khoản đóng góp của học sinh trả phụ cấp cho giáo viên không được hưởng lương biên chế, hợp đồng dài hạn theo mức sau: Cấp THPT: 35.000đồng/tiết. Cấp THCS: 24.000đồng/tiết. Cấp Tiểu học: 19.000 đồng/tiết". Như vậy, cả chục năm nay đa số giáo viên song ngữ ở Hà Nội vẫn sống bằng phụ cấp, không có lương, chẳng có trợ cấp hè.

 

Tất cả giáo viên song ngữ ở Hà Nội đều đã tốt nghiệp ĐH chính quy đúng chuyên ngành, và phải thi đỗ rồi chịu sự phân công giảng dạy của Bộ GD-ĐT. Vậy, sự phân biệt về phụ cấp cho giáo viên ở 3 cấp học là vì chuyên môn, trình độ, thời gian soạn bài, trình độ giáo viên hay nội dung bài học? Giáo viên tiểu học có lẽ dạy kiến thức đơn giản hơn nên nhận mức phụ cấp thấp nhất chăng?

 

Nhận được công văn này, chúng tôi nhìn nhau: “Chán quá!”, “Buồn quá!”. Chúng tôi có thể gượng dậy ư? Chúng tôi phải đấu tranh bằng cách nào để được quan tâm, đánh giá, để được tự hào thật sự với gia đình, bạn bè, và tự tin đứng trước phụ huynh học sinh và học sinh của chúng tôi mà nói những lời hay, ý đẹp về chương trình tiếng Pháp, tương lai và hứa hẹn?

 

Với tình thế như hiện nay, sức sống của chương trình song ngữ tiếng Pháp, sự vững tin của giáo viên, niềm hi vọng của cha mẹ học sinh, chất lượng tuyển sinh chỉ phụ thuộc chính vào lãnh đạo của các trường học.

 

  • Thiên An
    Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,