221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1080192
Nhiều học sinh lo lắng việc gộp 2 kỳ thi
1
Article
null
Nhiều học sinh lo lắng việc gộp 2 kỳ thi
,

 - Không chỉ giáo viên, phụ huynh, rất nhiều em học sinh – đối tượng chịu tác động trực tiếp của đề án “2 trong 1” – đang rất lo lắng cho tương lai của mình. Yêu cầu Bộ GD-ĐT lắng nghe ý kiến, các em học sinh cũng tha thiết mong Bộ sớm có quyết định chính thức để các em có phương án học tập khi năm học mới đã cận kề.

Lo lắng trong mỗi kì thi. (Ảnh LAD)
Là một học sinh sang năm lên lớp 12, em đã sẵn có những áp lực vậy mà Bộ GD-ĐT lại còn gây nên những sự lo lắng khác không chỉ cho em mà còn cho tất cả các bạn học sinh cuối cấp. Đề án "2 trong 1" này rõ ràng ưu điểm thì ít, nhược điểm thì nhiều mà người chịu thiệt thòi ở đây chỉ là những học sinh.

Em không hiểu Bộ có nghĩ đến những rủi ro nào đó trong đề án mà rất có thể ước mơ vào ĐH của những bạn học sinh không bao giờ thành sự thực. Việc này, em thấy, đa số người dân, phụ huynh và cả giảng viên đã phản đối. Sự lưỡng lự không chắc chắn có thực hiện đề án này hay không làm em rất lo lắng.

Đành rằng Bộ trưởng thì có quyền ra quyết định nhưng ý kiến người dân cũng đáng trân trọng và cần được xem xét. Người chịu áp lực và có khả năng thiệt thòi không phải là những người lãnh đạo mà là học sinh. Kỳ thi ĐH là một kỳ thi nghiêm túc, em không chắc những lý do Bộ đưa ra để bỏ kỳ thi này là hoàn toàn xác đáng.

Muốn cải cách giáo dục thì cũng phải từng bước xem xét, không thể đùng một cái là chuyển đổi, nhất là chuyển đổi sang một cách mà đa số người dân không đồng tình.

Là một học sinh, em hiểu và đang trải qua những tâm lý mà không biết là những người lãnh đạo cao cấp có hiểu được không, chỉ mong rằng Bộ hãy dành chút ít thời gian quý báu để nghe ý kiến của dân rồi hãy quyết định. Nguyễn Thị Như Ý, kor8green@...

Là một học sinh, em rất lo lắng vì cho đến giờ phút này chúng em vẫn chưa nhận được quyết định về phương án thi của Bộ vì chỉ sang năm chúng em đã phải bước vào những kì thi quan trọng nhất.

Em thấy đề án thi "2 trong 1" là không hợp lí trong hoàn cảnh nước ta hiện nay và những tiêu cực em đã trông thấy! Một số thầy cô thương học sinh sẵn sàng nâng cho một vài điểm để học sinh được danh hiệu học sinh giỏi. Áp lực phải được học sinh giỏi, phải được tổng kết trên 8.0, cạnh tranh như đè lên vai chúng em.

Mỗi khi nhận được câu hỏi của người thân: "Em (cháu) định thi khối gì?", chúng em thực sự băn khoăn không biết trả lời thế nào? Theo em, muốn chống tiêu cực, muốn công bằng và phát huy được sở trường của từng học sinh thì không nên tổ chức gộp hai kì thi như vậy. Em kính mong Bộ GD-ĐT hãy lắng nghe ý kiến của chính những học sinh. Một học sinh, Phú Thọ

Cháu đang là một học sinh, năm sau sẽ bước vào thi ĐH, CĐ. Nhưng đến bây giờ, đã sắp sửa vào năm học mới, Bộ GD-ĐT vẫn chưa có một ý kiến hay thông báo chính thức nào để chúng cháu biết phương pháp ôn tập cho đúng cả. Bỏ tốt nghiệp hay không, thi 8 môn hay 6 môn, có thi trắc nghiệm hay không vẫn là những câu hỏi chưa ai giải đáp cho chúng cháu.

Thực tế những năm học ở trường THPT, cháu thấy rằng quy chế học tập và thi cử ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Bạn bè học cùng lớp với cháu nhiều đứa học kém nhưng điểm lại rất cao. Thi “2 trong 1” như ý tưởng của Bộ, ai dám chắc sẽ công bằng? Mà chỉ tiêu của mỗi trường ĐH, CĐ chỉ có hạn, nếu những ai cũng học giả, điểm lại cao như trên thì rất bất công với những bạn học hành chăm chỉ.

Cháu rất mong Bộ sẽ lưu ý đến giải pháp bỏ thi tốt nghiệp nhưng vẫn thi ĐH để học sinh chúng cháu tự tin hơn và kì thi sẽ đạt kết quả cao. Cháu cũng mong sẽ sớm có thông báo chính thức để học sinh chúng cháu yên tâm ôn tập. Nguyễn Thị Thuý Hằng, Quảng Ninh

Nếu đề án “2 trong 1” được duyệt thì lứa học sinh chúng cháu sẽ phải làm thí nghiệm ư? Liệu có chắc chắn rằng đề án sẽ làm nền giáo dục nước nhà thay đổi? Về các vấn đề khác, cháu không dám nói nhưng làm sao đánh giá được năng lực của một học sinh qua kết quả của ba năm học cấp ba? Đành rằng có bạn học thực chất nhưng ai dám đảm bảo tất cả mọi người đều vậy? Còn rất nhiều lí do nữa nhưng nói ra thì thật là vô cùng. Tại sao các bác, các chú tham khảo ý kiến của người lớn mà không hề mảy may nghĩ đến cảm nhận của chúng cháu, những người trực tiếp liên quan đến đề án?

Cháu thật không biết tại sao lúc nào người lớn cũng hô vang khẩu hiệu vì học sinh, vì tương lai của đất nước mà nhất thiết có những thay đổi gây bất lợi cho học sinh như vậy. Tuy vậy, cháu cũng không phủ định những cố gắng mà các bác, các cô, các chú đã dành cho chúng cháu. Nhưng xin mọi người hãy xem xét thật kĩ. Nếu không, tương lai bọn cháu sẽ không thể tưởng tượng nổi. Năm nay lên lớp 12 rồi mà cháu thấy mình cứ như đang lênh đênh trên đại dương bao la, không biết rồi sẽ ra sao? Lê Thị Thu Huyền, Thái Nguyên, lehuyen_91@...

Em là một học sinh sắp lên lớp 12. Trong thời gian qua có không ít ý kiến phản đối kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2009. Em cho rằng bất kì tổ chức kì thi như thế nào thì cũng có hai mặt của nó. Vì vậy, Mong Chính phủ  cân nhắc kĩ để ra quyết định.

Từng ngày qua, chúng em chờ đợi quyết định chính thức từ Chính phủ về đề án kì thi tốt nghiệp quốc gia THPT năm 2009. Dù Chính phủ có ra quyết định như thế nào đi chăng nữa thì em cũng mong sớm có quyết định để mọi người biết và để chúng em có hướng học tập trong hè để chuẩn bị cho năm học mới. Chúng em mong chờ quyết định của Chính phủ. Tôn Hường, Sơn La, girl_vuitinh288@...

Em là một học sinh thuộc thế hệ "chuột bạch" của Bộ GD-ĐT. Dưới con mắt của một học sinh, em thấy những yếu kém của nền giáo dục nước nhà còn bộc lộ rất nhiều. Kì thi tốt nghiệp THPT ở nhiều nơi đã diễn ra cảnh cướp đề, giành bài của bạn, thậm chí là lộ đề. Vậy mà Bộ vẫn quyết định trình dự án gộp hai kì thi làm một không nghe sự phản ánh của dư luận.

Theo em, không có kì thi nào nghiêm túc và công bằng hơn kì thi ĐH. Nếu Bộ cứ quyết định gộp hai kì thi làm một thì hậu quả sẽ để lại cho cả một thế hệ. Tất nhiên việc gì cũng có hai mặt nhưng em nghĩ về đề án này Bộ cần xem xét thêm để đạt được nhiều sự ủng hộ chứ không chỉ trình Chính phủ. Bùi Thế Hiển, Tiên Lãng, Hải Phòng

Cháu hiện 15 tuổi, 3 năm nữa thi đại học. Khi đó, nếu xét tuyển vào ĐH thì cháu nguy mất. Cháu học khá Toán, Lý, Hóa nhưng kém Văn. Khi học ở cấp 2, cháu cũng là nạn nhân của việc không đi học thêm thầy cô nên điểm môn Lý không được đẹp lắm. Vậy nếu chỉ dựa vào xét tuyển thì sẽ có bao nhiêu bậc phụ huynh rót tiền để trang trí cho học bạ con mình đẹp lên?

Cháu thấy có bác nói ý là trường ĐH kiểm tra sát hạch sau kì thi chung, thế rồi những học sinh bị loại thì đi đâu học? Những học sinh không đỗ trước đó cũng không được học?

Theo cháu, đề án “2 trong 1” này chỉ là ý kiến chủ quan của các bác lãnh đạo. Các bác chưa đặt địa vị mình vào hoàn cảnh của chúng cháu để có thể hiểu hết những gì chúng cháu muốn nhất.

Thực sự chúng cháu cần sự công bằng, nghiêm minh trong cách xét duyệt chứ không phải là để giảm áp lực. Nếu trước đây, khi thi ĐH, chúng cháu phải học như thiêu thân vào năm lớp 12, bây giờ, để học bạ “lấp lánh” có lẽ là phải lo từ lớp 10. Vậy thì giảm áp lực ở đâu vậy? Phạm Phương Chi, Hà Nội

Em là 1 học sinh lớp 12. Năm nay, chúng em phải dự một kỳ thi chưa từng có trong lịch sử, chưa anh chị nào phải trải qua cả. Em có thể đồng ý với ý kiến tốt nghiệp THPT thi chung với ĐH nhưng phản đối ý kiến xét điểm học bạ vì có quá nhiều học sinh được nâng điểm lên vì là con ông cháu cha mà không có học vấn như kết quả của họ.

Em rất bất ngờ khi Bộ GD-ĐT chỉ lấy có 18 điểm cho 6 môn tốt nghiệp, điều này là quá vô lý. Bọn em tốn công học hành, tốn tiền của cha mẹ, 18 điểm chỉ cần khoanh “bừa” hoặc hỏi bài thì có thể dễ dàng đạt được. Em mong Bộ GD-ĐT xem xét lại cho kỳ thi được công bằng để học sinh có thể tích cực học tập. Mạnh Thắng, Hải Phòng

Tôi là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp ĐH và hiện đã ra công tác. Tuy nhiên, tôi vẫn rất quan tâm tới vấn đề thi ĐH của các em học sinh. Gần đây, có nghe thấy thông báo rằng bắt đầu từ năm 2009 sẽ gộp 2 kì thi tốt nghiệp THPT và ĐH làm một. Tôi rất bất ngờ với quyết định này. Tôi xin chỉ ra 2 điều không nên:

Thứ nhất, việc thi tốt nghiệp THPT là sự đánh giá kết quả của 12 năm học. Do vậy, nó đòi hỏi phải được thi nhiều môn với lượng kiến thức nhất định thu thập được trong 12 năm học. Còn việc thi ĐH, đó là việc thi để lựa chọn cho mình một cái nghề và môi trường để học tập nghề đó. Thường thì học sinh thấy mình mạnh về mặt nào sẽ thi vào những trường có những mặt mạnh của mình.

Như vậy, nếu gộp 2 kì thi làm một sẽ có thể xảy ra trường hợp có những học sinh phải thi những môn mà mình học không thực sự khá mà chỉ đủ điểm để qua. Điều này là quá thiệt thòi với các em đó.

Thi ĐH là kì thi có tính chất phân loại đối tượng dự thi, thi THPT là kì thi chung cho mọi thí sinh. Hai kì thi với tính chất khác hẳn nhau như vậy, làm sao có thể gộp lại được?

Thứ hai, tôi muốn nói đến vấn đề công bằng trong thi cử, đây là một vấn đề nan giải đối với ngành giáo dục. Tôi cũng đã từng dự thi tốt nghiệp nên tôi biết rất rõ.

Thời của tôi (cách đây vài năm thôi), nếu như việc thi tốt nghiệp nghiêm túc thì tôi dám khẳng định phải có đến 1/3 số sinh viên lớp tôi không đủ khả năng tốt nghiệp THPT để học ĐH. Hơn nữa, khi gộp kì thi làm một thì liệu có hay không tư tưởng vùng miền, khi nơi nào cũng muốn mình có nhiều học sinh vào ĐH? Đến lúc ấy, ai dám đảm bảo chuyện trèo tường, dỡ mái nhà để quăng phao thi vào cho học sinh trong phòng? Còn nhiều loại tiêu cực khác nữa mà tôi không kể ra hết ở đây.

Bộ GD-ĐT đưa ra đề án này mà không hỏi ý kiến của người dân hay có hỏi cũng chỉ để đấy. Điều này là không thể được. Nó thể hiện sự yếu kém về cách làm và cách quản lý của Bộ. Nguyễn Hữu Huy, Thái Hà, Hà Nội, huuhuy126@...

Ý kiến của bạn về đề án “2 trong 1”?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;