221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1091094
Thiếu điện: Cần quy rõ trách nhiệm
1
Article
null
Thư bạn đọc trong tuần (Từ 20/7-27/7):
Thiếu điện: Cần quy rõ trách nhiệm
,

 - Giá xăng tăng, tình trạng mất điện luân phiên vẫn tiếp tục diễn ra, giãn tiến độ làm phim Thái Tổ Lý Công Uẩn là những sự kiện nóng được dư luận bạn đọc quan tâm trong tuần qua.

Người dân xếp hàng chờ mua xăng trước giờ tăng giá. Ảnh: VNN
Tăng giá xăng dầu, kiềm chế lạm phát như thế nào?

Tuần vừa qua, giá xăng tăng thêm 31% (19.000đồng/lít) khiến dư luận xôn xao. Nhiều người dân lo lắng viết thư về toà soạn khi mới tiếp nhận thông tin giá xăng tăng thêm 4.500đồng/lít.

Bạn Nguyễn Ngọc Hương, Đồng Hới, Quảng Bình viết: . Trong điều kiện lương cán bộ - công nhân viên, đặc biệt là CBCNV trong các doanh nghiệp không tăng hoặc tăng không kịp với mức giá leo thang nhanh chóng đã và đang làm đời sống của họ khốn khó và sẽ càng khốn khó hơn. Tôi là một cán bộ của một doanh nghiệp, với mức lương 1.450.000đ, tôi đã rất chật vật để có thể đủ chi tiêu cho bản thân và con cái".

Nhiều người dân e ngại, việc xăng tăng giá sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khác như giá cả các mặt hàng sẽ ảnh hưởng… bởi đó là nguồn nhiên liệu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.

Bạn Lê Hòa, Đại lộ Bình Dương, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương, lehoang2307@... nêu ý kiến: Mỗi lần tăng giá xăng là mỗi lần vật giá tăng theo. Câu hỏi được đặt ra là liệu Nhà nước có biện pháp khống chế lạm phát như thế nào sau khi tăng giá xăng hay không khi mà giá xăng tăng sẽ kéo thêm nhiều mặt hàng tăng giá?”.

Nguyễn Thị Yến, Trung Tự: Với mức lương của chúng tôi cuộc sống thật là khó khăn và đầy lo lắng. Nhà nước yêu cầu cần tiết kiệm, chúng tôi ủng hộ, vì bây giờ chúng tôi cần phương tiện công cộng lắm rồi, mong ngóng ngày đêm để Việt Nam có các phương tiện công cộng bằng các nước lân cận. Chúng tôi cần phương tiện công cộng văn minh, an toàn và văn hóa, chúng tôi mong Nhà nước nghiên cứu loại phương tiện nào phục vụ cho các cán bộ đi làm, chúng tôi sẵn sàng trả chi phí cao hơn để an tâm khi đi làm, chứ như các loại xe buýt bây giờ chưa ổn”.

Nhìn vào con số thống kê của Bộ Tài chính công bố, nếu không tăng giá, 6 tháng cuối năm, Nhà nước sẽ phải bù lỗ xăng dầu thêm 44.772 tỷ đồng. Hiện tại, mức lỗ 6 tháng đầu năm 2008 đã là 14.525 tỷ, trong lúc mức lỗ năm 2007 là 7.400 tỷ đồng vẫn chưa tìm được nguồn để trang trải. Việc tăng giá xăng đã gây “sốc” cho nhiều người dân. Nhưng sau khi nghe những lời giải thích từ các cơ quan chức năng thì người dân đã hiểu ra rằng tăng giá xăng là việc tất yếu trong tình hình hiện nay và đã tỏ ra thông cảm với quyết định tăng giá của Chính phủ. Tuy nhiên, đại bộ phận đều cho rằng, nếu việc điều chỉnh được diễn ra một cách từ từ, theo lộ trình thì người dân sẽ đỡ cảm thấy lo lắng hơn.

Mang can đi mua xăng trước giờ G. Ảnh: VNN.
Tăng giá xăng là điều tất yếu!

Bạn Phạm Duy Thái, TP Vinh, Nghệ An, Thaiktnafoods@... viết: "Việc điều chỉnh giá xăng dầu là việc làm tất yếu của một quốc gia đang phát triển theo xu hướng nền kinh tế thị trường, tuy nhiên, việc điều chỉnh cần phải có một lộ trình rõ ràng trong một thời gian nhất định để nền kinh tế thích ứng dần. Đối với VN trong giai đoạn hiện nay, việc điều chỉnh tăng 31% giá xăng là hơi gấp. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, vì vậy, việc tăng giá xăng dầu sẽ kéo theo giá cả của hầu hết tất cả các loại hàng hoá trong nước tăng lên, cán cân thương mại liệu có được cải thiện?".

Thái Hạnh, Hà Nội, song_tienghat@...: chia sẻ: "Chúng ta cần phải chia sẻ khó khăn với Nhà nước, vì có như vậy mới thực sự đầu tư cho phát triển được".

“Giá xăng tăng là đúng nhưng lần này giá tăng cao quá, những 4.500đồng/lít trong khi trước đó Chính phủ lại nói rằng không tăng các mặt hàng thiết yếu làm cho người dân cảm thấy đột ngột. Đáng lẽ Bộ Tài chính phải trình Chính phủ cho tăng giá lâu rồi cứ tăng mỗi lần 2-3 ngàn thôi để người dân cảm thấy đỡ sốc”, ý kiến của bạn Trần Vinh, Hà Nội.

Nguyễn Văn Nam, Hoà Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng góp ý: Tăng giá xăng dầu là điều buộc phải làm. Nhưng việc tăng giá lần này, cũng như lần mới đây, thực sự gây bất ngờ cho người dân và cả xã hội! Tại sao không thực hiện tăng giá xăng dầu theo phương án hợp lý hơn, theo biến động của giá dầu thế giới?”.

Phạm Đăng Viêm, Công ty KTKS Tây Nguyên, pdangviem@... thì cho rằng việc Chính phủ tăng giá xăng dầu lúc này là hợp lý: "Bởi nếu không tăng thì Ngân sách Nhà nước sẽ phải bù lỗ quá nhiều, mặt khác sẽ gây ra tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới ra tăng. Nếu giá xăng dầu chưa tăng vào lúc này, đến cuối năm hoặc sang năm 2009 cũng sẽ phải tăng. Mà giá xăng dầu thế giới tăng lên quá cao mới điều chỉnh theo giá thị trường thì sẽ càng gây sốc hơn cho người tiêu dùng. Vấn đề hiện nay là Chính phủ cần có tiếp các biện pháp kiềm chế giá tiêu dùng để đảm bảo lạm phát không tăng gây ảnh hưởng đến phần lớn người lao động có thu nhập thấp và nông dân”.

Bạn đọc ở thành phố Hà Đông, dinhphongvip@... bày tỏ sự đồng tình: “Tôi hoàn toàn đồng tình với quyết định của Chính phủ về việc tăng giá bán lẻ xăng dầu. Trong hoàn cảnh hiện tại thì điều đó là bất khả kháng, chúng tôi rất hiểu và thông cảm với Chính phủ về quyết định trên. Song nếu thời gian tới yếu tố này làm cho thị trường hình thành mặt bằng giá mới, bất hợp lý ăn theo việc tăng giá này thì đó quả là vô cùng khó khăn với đời sống của những người làm công chức như chúng tôi. Một bài toán quá khó cho cuộc sống”.

Ngành điện cần nghiêm chỉnh xem lại mình

Mất điện, học sinh phải học trong tình trạng thiếu ánh sáng. Ảnh: VNN
Mới đây, ông Phạm Lê Thanh - Tổng Giám đốc EVN đã lên tiếng xin lỗi các hộ dân sử dụng điện trên Đài truyền hình Việt Nam về tình trạng cắt điện liên tục tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, với người dân, lời xin lỗi “suông” không đi kèm giải pháp khắc phục này của “ông nhà đèn” tỏ ra không thuyết phục. Rất nhiều ý kiến độc giả đã bày tỏ sự không hài lòng trước những lời xin lỗi của quan chức ngành điện.

“Xin lỗi ư? Tôi không muốn nghe những lời xin lỗi. Bởi nếu người dân chỉ nghe những lời xin lỗi rồi cho qua thì người ta sẽ sẵn sàng làm tiếp những chuyện như thế. Làm sai, xin lỗi. Làm sai, xin lỗi... Ngành điện kiểm điểm xem mình đã làm như thế nào, đã làm gì để cho dân sống và hội nhập thế giới? Ngành điện đã làm gì để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Điện cứ chập chờn, cúp hoài liên tục thế này thì hỏi đất nước sẽ phát triển hay sẽ đi giật lùi?”, ý kiến của Tấn Hường, Vũng Tàu, tanhued@...

Bạn Nguyễn Thị Nguyệt, Thành phố Vũng Tàu, fn3_98dhnn@... bức xúc: “Tôi là một trong những người sống trong khu vực cúp điện "đột ngột" thường xuyên nên tôi rất hiểu nỗi bức xúc này. Hơn nữa, nhà lại có con nhỏ, mỗi khi cúp điện là thấy cực. Có khi một bữa cơm buổi tối cúp tới 3-4 lần, con nhỏ đang ngủ lại khóc vì nóng bức. Tôi rất mong báo, đài, truyền hình lên tiếng nhiều hơn nữa để hy vọng khắc phục được tình trạng này càng sớm càng tốt!”.

Theo bạn Sỹ Văn, Nguyễn Du, tvsy@... thì nguyên gốc của sự việc là chúng ta chưa xây dựng được 1 thị trường điện theo đúng nghĩa công bằng của nó: “Điện bây giờ cũng như hàng hoá phân phối thời bao cấp, khi đó vào cửa hàng mậu dịch quốc doanh thường gặp cảnh các cô mậu dịch viên ngồi nói chuyện trong khi khách hàng hỏi mua hàng còn không thèm trả lời ngay. Nói chung là khi anh không thể mua hàng ở đâu ngoài chỗ tôi ra thì anh không có quyền gì mà nói được tôi đâu. Vũ khí quan trọng nhất của các khách hàng đối với nhà cung cấp khi dịch vụ không tốt là bỏ đi tìm nhà cung cấp khác.

Ngành điện thì chỉ có một, nếu anh không dùng điện của tôi thì anh sẽ mất điện. Đây là nguyên nhân bản chất. Chừng nào người dùng điện không có 2 nhà cung cấp khác nhau trở lên để lựa chọn, họ sẽ còn bị chèn ép mãi. Tình trạng điện như hiện nay cần phải được quy trách nhiệm cho ai đó về việc thiếu tầm nhìn (năng lực) hoặc thiếu trách nhiệm. Song cho đến nay hình như trong ngành điện vẫn chưa ai việc gì cả”.

Bạn Lê Minh, Ploiesti, Romania, ploiestipahova@... cho biết: “Tôi sống ở Rumania 1 năm, số lần cắt điện là 4 lần, mỗi lần không quá 30 phút. Và Rumania là 1 trong những nước nghèo của Đông Âu”.

Còn một bạn đọc giấu tên lại cho rằng: “Đơn giản là ngành điện vẫn là bá chủ trong lĩnh vực của mình. Họ không có đối trọng, không có sự so sánh để có thể thấy mình đang ở đâu, làm gì cho dân và đặc biệt hơn là xoá thế độc quyền. Có lẽ hình ảnh EVN Telecom phải vật vã cạnh tranh với những doanh nghiệp viễn thông khác là điều mà ngành điện nên soi vào để chuẩn bị tâm lý cho cuộc cạnh tranh khốc liệt trong tương lai xa. Còn quá khứ, hiện tại và tương lai gần, người dân vẫn cứ khổ sở vì bị cúp điện. Điện của chúng ta bị “giật” mất vì chính những người cung cấp điện!”.

Phim Lý Công Uẩn: “Xin mọi người hãy xem xét lại!"

Xây dựng một bộ phim tôn vinh Lý Công Uẩn, một danh nhân của dân tộc là điều phải làm. Điều đó thể hiện sự tôn kính và nhớ tiên tổ đã có công tạo lập vị thế kinh đô cho muôn đời mà chúng ta hôm nay đang được thừa hưởng. Tuy nhiên, có nhất thiết phải chi một khoản tiền tới 200 tỷ đồng để làm một bộ phim mà có nhiều điều chúng ta không chắc chắn? Trước những băn khoăn dư luận trong thời gian vừa qua, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đã ra thông báo giãn  tiến độ làm phim. Nhiều bạn đọc VietNamNet tỏ ý đồng tình trước thông báo này.

Có nhất thiết phải chi một khoản tiền tới 200 tỷ đồng để làm một bộ phim mà có nhiều điều chúng ta không chắc chắn? (Ảnh realtyvn.net)
Lê Anh Tuấn, Khâm Thiên, Hà Nội, leanhtuanvr@...: Nếu Sở Văn hoá Thông tin dừng dự án làm phim về Lý Thái Tổ thì tôi hoàn toàn tán đồng quan điểm của Ban Lãnh đạo Sở.

Thứ nhất: Việc xây dựng một bộ phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long có một ý nghĩa rất lớn đối với dân tộc Việt Nam. Nhưng đất nước ta xảy ra bao cuộc chiến tranh, những sách ghi chép về lịch sử còn lại rất ít, chủ yếu là truyền miệng, nên khi đạo diễn và các nhà khoa học bắt tay vào làm việc thì xảy ra rất nhiều những ý kiến trái ngược nhau, vì vậy nếu chúng ta cứ tiến hành thì kết quả sẽ không đi đến đâu, hình ảnh về Lý Thái Tổ trong mắt thế hệ con cháu sẽ bị lệch lạc.

Thứ hai: Đất nước ta đang lạm phát, Chính phủ kêu gọi tiết kiệm, giảm chi phí mà chúng ta bỏ số tiền 200 tỷ để xây dựng một bộ phim mà sự thành công theo sự đánh giá của các chuyên môn là không thể thì quả thật là phí phạm.

Thứ ba: Người dân chúng ta còn nghèo, vẫn còn những người cơm không đủ no, áo không đủ mặc, trẻ em lang thang cơ nhỡ sống ở những nơi như nhà ga, công viên... Do vậy, theo ý kiến của tôi là nên dừng dự án xây dựng bộ phim về Lý Thái Tổ, số tiền đó nên đưa vào quỹ hỗ trợ những gia đình khó khăn, bà mẹ Việt Nam anh hùng thì có ý nghĩa thiết thực hơn”.

“Điều thiết thực nhất mà tôi nghĩ cần làm ngay cho Hà Nội thân yêu đó là cải thiện môi trường sống của người dân Hà Thành. Hãy nhìn các con sông Hà Nội với cá chết hàng loạt, rác nổi lềnh phềnh. Hãy nhìn những con đường Hà Nội với những vết vá sửa vội vàng, những ổ trâu ổ gà, những cái bẫy vô tình của tai nạn thương tâm. Hãy nhìn những người dân Hà Nội với những khẩu trang 24/24h không còn e ngại giới tính vì khói và bụi quánh đặc. Hãy nhìn những công viên giải trí của Hà Nội ngày càng thu nhỏ như có phép thần thông. Hãy nhìn những khu chợ phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư Hà Nội đang dần biến thành những trung tâm thương mại hiện đại một cách méo mó mà không cần quan tâm đến thói quen tiêu dùng và nhu cầu mưu sinh của những người nghèo... Bạn hãy nhìn và suy ngẫm! Còn tôi tôi mong có một Hà Nội đẹp còn hơn một bộ phim dở!”, ý kiến của bạn đọc ở địa chỉ mypigky@...

Bạn Nguyễn Dân góp ý: Lịch sử chứa đựng bề dày của văn hóa, nhưng văn hóa không phải là lịch sử. Hà Nội nên đi vào chiều sâu và bề dày văn hóa của mình, xứng với tầm Thủ đô. Văn hóa có những đỉnh cao và trở nên độc đáo, cá biệt. Thiết nghĩ, các hoạt động kỉ niệm nghìn năm Thủ đô, Hà Nội nên trình diễn những nét đặc sắc và đỉnh cao của mình. Đó chính là cuộc sống đã được chắt lọc. Chúng ta không nên đứng ở góc độ đại chúng để làm một sự kiện văn hóa lớn, cho dù để phục vụ quần chúng”.

Ngoài ra, báo điện tử VietNamNet còn nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc xung quanh các vấn đề khác:

Thu  phí giữ xe rất phổ biến ở nhiều cơ quan Nhà nước

Phiếu giữ xe thu phí tại TAND TP Đà Nẵng. Ảnh: HC

Vừa qua, VietNamNet có bài viết phản ánh việc người dân đến giao dịch, làm việc tại nhiều công sở ở Đà Nẵng… đều bị thu phí giữ xe. Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định "cơ quan, công sở không thu phí gửi phương tiện của người đến giao dịch, làm việc"... Nhiều bạn đọc đã gửi thư phản ánh tình trạng này.

Nguyễn Văn Thanh, Hà Nội: “Không chỉ ở Đà Nẵng đâu, ở Hà Nội hiện tượng này cũng không phải hiếm, bạn cứ đến làm việc tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, hay tại Sở Giáo dục Đào tạo Thành phố (23 Quang Trung) thì sẽ phải gửi tiền phí trông xe là 3.000đ, 2.000đ...”.

Đàm Tiến Thắng, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội, dthang1964@...:Chả tính đâu xa ngay ở Hà Nội, tại Sở Xây dựng HN khi tôi đến làm việc họ đã thu 2.000đ/xe từ khi chưa quyết định tăng giá trong gửi xe!”.

Nguyễn Văn Thanh, Hạc Thành, Tp Thanh Hoá, thanh_tnmt@...:Không chỉ ở Đà Nẵng mà hầu như ở các cơ quan công sở đều vi phạm Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg. Ngay như tại Thanh tra Chính phủ cũng làm việc này. Còn sở, ngành đều để cho bảo vệ thu vé xe. Gần đây có 1 số đơn vị thực hiện theo cách: Chia khu vực để xe làm 2 phần, phần để xe khách tự bảo quản và phần có người trông giữ, không thu vé. Đa số cán bộ và nhân dân đến công tác, giao dịch đều khá khó chịu khi phải trả tiền gửi xe”.

Nguyễn Khắc Chính, Từ Sơn, chinhnk_ts@...: “Cơ quan pháp luật cũng thu phí giữ xe của dân. Tôi đi làm hộ chiếu ở công an tỉnh Bắc Ninh cũng thấy thu phí trông xe”.

Trịnh Yên Bái, Sơn Tây, Ba Đình, Hà Nội, baihht@...: “Không chỉ ở Đà Nẵng mất tiền đâu mà ở Hà Nội cũng như thế. Xe gửi đông lắm, dân vào làm CMTND gửi xe 2000đ”.

Taxi "chém”!

Trần Hoàng, tranhoang752004@...: “Một lần, tôi đón Taxi từ ga quốc tế - sân bay Tân Sơn Nhất về nhà (Lê Văn Sỹ, Q3), tôi khá cẩn thận chọn hãng taxi có tên tuổi (hãng Festival, số 8.45.45.45), nhân viên mặc đồng phục. Vừa lên xe anh tài xế bắt chuyên hỏi ngay, tôi bảo tôi không phải Việt kiều mà là đi công tác về. Lên xe tôi thấy đồng hồ có "vấn đề", chạy nhanh kinh khủng, vừa ra khỏi cổng sân bay đã nhảy thành tiền hơn 40.000 (hơn 2 km), đồng hồ không có niêm phong, bấm chì, được giấu vào xe chỉ chừa mặt bảng giá tính tiền ra ngoài. Tôi buộc tài xế dừng xe tấp vào lề ngay, tôi nói khéo là có người nhà ra đón. Tôi nói "đồng hồ taxi anh có vấn đề". Tài xế thú thật "anh thông cảm cho em, giá xăng tăng quá!” Tôi kể việc này khi giá xăng chưa 19.000/lít. Tôi biết gặp phải taxi "chém" chứ không "Taxi ma" vì có tên hãng taxi, nhân viên mặc đồng phục có thêu phù hiệu Festival. Vì quãng đường từ nhà tôi - Lê Văn Sỹ, Q3 đến sân bay chỉ có dưới 40.000 đồng khi tôi đi các hãng có uy tín (Mailinh, Vinasun, Vinataxi). Không biết BGĐ, lãnh đạo công ty Festival có biết những việc này hay không?”.

Báo điện tử VietNamNet xin chân thành cảm ơn sự quan tâm tin tưởng của bạn đọc và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác!  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,