221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1099040
Muốn bỏ thi Tốt nghiệp phải thay đổi phương thức giáo dục
1
Article
null
Muốn bỏ thi Tốt nghiệp phải thay đổi phương thức giáo dục
,

 - Ý kiến của Giáo sư Hoàng Tụy về việc bỏ kì thi tốt nghiệp THPT đã thu hút sự chý ý của đông đảo bạn đọc.  Nhiều bạn đọc cho rằng duy trì một kì thi tốn kém mà không hiệu quả là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT thì việc xây dựng một cơ chế giáo dục nghiêm túc, trung thực, có khả năng "thanh lọc" tốt từ cấp tiểu học đến THPT là tối quan trọng.

Duy trì kì thi tốn kém, không hiệu quả là không cần thiết. (Ảnh VNN)

Thi tốt nghiệp THPT không giải quyết được yêu cầu đề ra

Là giáo viên phổ thông, chúng tôi rất chia sẻ với những ý kiến tâm huyết, sâu sắc của GS Hoàng Tụy về giáo dục. Quả thực, thi tốt nghiệp THPT như hiện nay không phải là một giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, thậm chí làm cho nền giáo dục thêm khủng hoảng bởi bệnh thành tích, xu hướng đối phó hết sức nặng nề và cực kì lãng phí như GS đã phân tích.

Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để chúng ta xây dựng được một cơ chế giáo dục nghiêm túc, trung thực, lành mạnh, có khả năng "thanh lọc" tốt từ cấp tiểu học đến THPT?

Hiện nay, sức ì của đại bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên rất lớn, và Bộ GD-ĐT vẫn chưa có chiến lược khả thi để nâng cao chất lượng giáo viên và cải tổ cơ chế quản lý giáo dục. Đây là vấn đề cốt tử mà nếu không giải quyết được thì tất cả những ý tưởng tốt đẹp về chấn hưng giáo dục mãi mãi chỉ là ý tưởng mà thôi.  Trần Quang Đại, Hà Tĩnh, quangdaiht@...

Tôi hoàn toàn nhất trí với cách đánh giá về giá trị của kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay của GS Hoàng Tuỵ. Đã đến lúc chúng ta cần đổi mới quan niệm và giá trị của kỳ thi này. Theo tôi, chúng ta cần thấy một thực tế là kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay đã không còn giải quyết được nhiều yêu cầu đặt ra vì các lý do sau:

1. Chúng ta đã phải chạy theo tình hình thực tế của học sinh để hoàn thành kỳ thi này. Từ việc hạ thấp yêu cầu đề thi đến các tiêu chuẩn để học sinh được thi!

2. Kỳ thi luôn bị đặt trong tình trạng mâu thuẫn giữa yêu cầu và thực tiễn đòi hỏi của kỳ thi dẫn đến chúng ta phải tìm cách cho học sinh thi tốt nghiệp lần 2 trong cùng 1 năm học.

Mục tiêu thật của kỳ thi này là gì nếu không phải là để có số lượng học sinh đỗ nhiều hơn mặc dù chất lượng thực thì không hơn là bao? Phan Huy Hoàng, Vĩnh Phúc, hoangph100@...

Càng thi, càng yếu kém

Tôi hoàn toàn đồng ý với GS Hoàng Tụy về vấn đề này. 12 năm phổ thông tại Việt Nam, thầy cô luôn muốn học sinh: thuộc lòng công thức, chấp nhận nó chứ không bao giờ giáo dục cho học sinh là phải nghi ngờ nó, chứng minh lại nó. Một phần là thầy cô chưa đủ tài năng. Một phần nữa là chỉ tiêu thành tích của trường rót xuống và họ bắt buộc học sinh phải thành các con vẹt.

Nếu thầy cô đủ tài năng và không bị bệnh thành tích thì thời gian học vừa đủ để đảm bảo "phần cứng" thì hết giờ. Nếu tăng lên thì làm giải đề, luyện đề thi, dò bài từng câu một (?)

Nhân tài cho đất nước không thể được tạo ra bằng cách bắt học thuộc công thức, giải thành thạo 1 bài toán để thành quán tính. Cái này, chỉ chiếm 10% trong khối kiến thức của con người.

Giáo dục là dạy con người biết cách tư duy, biết cách suy nghĩ, và đặc biệt hơn ở cấp phổ thông là dạy làm sao để trở thành một công dân tốt, một con người tốt, hiểu và biết suy nghĩ, phán xét, có cái nhìn riêng về mọi sự vật sự việc xung quanh. Đó mới là quan trọng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng không phải bỏ bớt vài kỳ thi là nền giáo dục sẽ phát triển. Hệ thống thi cử hiện tại chỉ là một trong các yếu tố dẫn đến giáo dục của ta càng thi càng yếu kém. Vấn đề hiện tại là liệt kê hết các yếu tố khiến giáo dục ta yếu kém. Sau đó xếp thứ tự giải quyết từng vấn đề, có lộ trình, có chiến lược dài hơi. Alex Trương, tutruong1107@...

GS. Hoàng Tụy là người rất tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Có rất nhiều bài viết của GS đề cập tới vấn đề cải cách giáo dục và đó là những bài viết công phu, tâm huyết. Không hiểu những bài viết như vậy cũng như của các tác giả, các nhà giáo dục khác được Chính phủ và lãnh đạo Bộ GD-ĐT quan tâm? Đổi mới giáo dục hiện nay đã đến thời điểm cực kỳ cấp bách, cần phải có một cuộc cách mạng thật sự cho nên giáo dục. Các nhà lãnh đạo nếu thực hiện được cuộc cách mạng này rồi đây sẽ lưu danh sử sách. Nguyen Dinh Binh, Bỉ, binhngd1979@...

Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT là đủ

 

Tôi cho rằng cần nhanh chóng bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tôi cho rằng nên giao cho hiệu trưởng trường THPT chịu trách nhiệm kiểm tra đánh giá và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp. Sự khác biệt giữa giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT do hiệu trưởng cấp và do Bộ cấp thông qua 1 kỳ thi quốc gia như hiện nay là không có giá trị gì nhiều đối với thực tế cuộc sống. 

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Số lượng thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT (nếu có) bao giờ cũng lớn hơn số thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ rất nhiều. Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT và chỉ tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ vừa giảm chi phí, vừa phù hợp với thực chất của cấp THPT và nâng cao chất lượng tuyển sinh ĐH, CĐ. Trần Quang Ái, tranquangai@...

Theo tôi, cách đặt vấn đề của dự án "hai kỳ thi là một" là sai về quan điểm cũng như tên gọi, dẫn đến không được dư luận đồng thuận. Còn nếu chúng ta bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT là rất hợp lý, vừa tránh tốn kém, vừa công nhận phổ cập THPT cho học sinh tự hướng nghiệp theo khả năng của bản thân và gia đình. Việc công nhận phổ cập THPT chỉ cần đảm bảo việc hoàn thành tốt các môn học bậc THPT bằng bài kiểm tra hết môn. Như vậy, vừa tránh học lệch, vừa tránh việc nặng nề trong thi cử. Nguyễn Mạnh, h_mah@...

Cần tập trung vào kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ

Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của GS Hoàng Tụy. Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiêp THPT, mà tổ chức kỳ thi đại học cho khoa học để đảm bảo chất lượng sinh viên đại học thực sự có đủ năng lực thì tiếp tục học đại học. Đồng thời, Bộ GD-ĐT duy trì tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi ở cấp phổ thông để bồi dưỡng chọn học sinh năng khiếu. Chú trọng phát triển các hệ cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề hơn là việc tập trung nghiên cứu cải tiến thi trắc nghiệm cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hồng Anh, Nam Định

Phải thay đổi phương thức giáo dục hiện tại trước

Theo Giáo sư Hoàng Tụy, cần đoạn tuyệt với lối thi cử cổ lỗ, nặng nề và tốn kém mà phải tập trung cho viêc học cẩn thận ở từng cấp, từng lớp học. Vậy sự "đoạn tuyệt" này sẽ còn lâu lắm nếu chương trình học, nội dung học và cách quản lý giáo dục vẫn như hiện tại. Cả nước có được bao nhiêu % sự đánh giá chính xác chất lượng dạy, học?

Cháu có mấy người bạn đi tình nguyện Mùa hè xanh ở Bến Tre, được phân vào đội ôn tập hè cho các em ở đấy. Thật bất ngờ và rất bực mình khi biết các em đã học lớp 3, sắp lên lớp 4 mà mặt chữ còn chưa thông, các phép toán cộng trừ tính không được, bảng cửu chương chẳng biết. 1 tháng "ôn tập hè" ấy là để dạy lại kiến thức cho các em (mà không biết những kiến thức ấy các em đã từng biết trước đó hay chưa).

Ngoại trừ những tỉnh thành lớn là có sự giám sát tương đối chặt chẽ về việc dạy, học, thi cử còn thì ai biết được ở những nơi khác, các em được lên lớp, lên cấp đều đều nhưng trong đầu có thêm được kiến thức nào chưa? Muốn bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, trước hết phải thay đổi hoàn toàn phương thức giáo dục hiện tại đã. Nguyễn Quốc Hiếu, superjerry1989@...

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,