221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1112378
Trường công lập cũng tăng học phí?
1
Article
null
Trường công lập cũng tăng học phí?
,

 - Ngân hàng cho vay 800.000/tháng rồi các trường lại tăng học phí lên gấp đôi, gấp 3 thì thử hỏi SV nghèo lấy tiền đâu mà đi học. Với mức chi phí như hiện nay thì chắc chắn sẽ có khoảng 30 - 60% số SV không có khả năng theo học tiếp... Nhiều ý kiến bạn đọc phản ánh về việc tăng học phí.


Nhà trường bắt mua mũ bảo hiểm?


Với mức học phí của con tôi tới hơn 7 triệu đồng là rất khó khăn khi nhập học trường Đại học Hồng Bàng. Vậy mà khi nộp tiền đồng phục thì nhà trường còn bắt buộc phải mua mũ bảo hiểm trong khi đó con tôi đi xe đạp. Việc này thật khó lý giải? Đoàn Việt Quang, Cộng Hoà, F.13, Q.Tân Bình, TP.HCM, email: tuanktcq@...

Việc thu học phí còn bị buông lỏng

 

Tôi thấy việc thu học phí còn bị thả lỏng. Chẳng hạn, tại địa phương tôi, 1 huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Đắk Lăk, vậy mà 1 trường mầm non nằm ngay trung tâm huyện năm nay thu học phí của các cháu là chín tháng rưỡi, thu 1 lần cho cả năm học với lý do năm nay UBND tỉnh quy định nhập học sớm hơn mọi năm (25/8/2008). Còn các khoản thu vô tội vạ khác trung bình mỗi cháu khi nhập học phụ huynh phải đóng 800.000 đồng.

 

Tăng học phí liệu chất lượng giáo dục có tăng? Ảnh: Bảo Anh
Tôi nghĩ các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục hàng năm phải công khai mức thu các khoản từ phụ huynh trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc ít nhất cũng phải niêm yết tại trụ sở UBND hoặc phòng giáo dục... để mọi phụ huynh đều biết, không nên bỏ mặc như hiện nay, cứ thu bao nhiêu là do nhà trường quyết định rồi thông qua hội cha mẹ học sinh.

 

Thật sự hội cha mẹ học sinh có quyết định mức thu và các khoản thu đâu nhưng cũng phải ký vì con mình học ở đó. Hơn nữa còn có nhiều vấn đề gọi là tế nhị không nói ra được. Vì thế theo tôi chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề này dưới góc độ của 1 nhà quản lý, 1 phụ huynh chứ không phải 1 hiệu trưởng hay 1 kế toán thu. Email: thihangdl@...
 

Các nước khác thì họ không những không thu học phí mà còn có nhiều hỗ trợ khác. Trong khi chúng ta lại đưa ra chủ trương tăng học phí để bù chi. Học phí quá cao đã vùi dập ý chí vươn lên của đại bộ phận SV nghèo hiếu học.

 

Ngân hàng cho vay 800.000/tháng rồi lại tăng học phí lên gấp đôi, gấp 3 thì thử hỏi SV nghèo lấy tiền đâu mà đi học. Nếu với mức học phí này thì 1 SV chi tiêu tằn tiện lắm thì cũng phải 2.000.000/tháng. Với mức chi phí như vậy thì chắc chắn sẽ có khoảng 30 - 60% số SV không có khả năng theo học tiếp. Thực tế ở Thanh Hoá có những gia đình thuần nông có tới 2 - 3 SV, vậy thử hỏi họ lấy đâu ra tiền để cho con em họ đến trường. Nếu điều này xảy ra thì quả thật sẽ là hậu họa. Truong Dinh
 

Các trường ĐH dân lập hiện nay đang đẩy phụ huynh vào cảnh "đã rồi" vì sinh viên năm thứ nhất nhận được thông báo học phí ở mức "tạm chấp nhận" mà phụ huynh không nghĩ rằng học phí năm thứ 2,3,4... lại tăng đến chóng mặt như vậy. Nhiều phụ huynh đã ngỡ ngàng vì sau mỗi năm lại nhận được thông tin học phí năm học nay lại tăng hơn năm học trước từ 1,2 tới 1,5 triệu đồng. Có vị phụ huynh đã nói: "Tôi mà biết học phí của cháu tăng hàng năm như thế này chắc tôi đã không cho cháu đi học ngay từ đầu, giờ đã "chót" rồi, đâm lao phải theo lao thôi". Đặng Công Nghĩa, email: Cong_nghia2003@...

Trường công lập cũng tăng học phí

 

Không chỉ có các trường dân lập tăng tiền học của sinh viên mà ngay cả một số trường công lập cũng tìm cách để tăng các khoản tiền đóng góp của sinh viên. Như trường ĐH Điện lực là một trường công lập nhưng giờ các khoản mà sinh viên phải nộp cho nhà trường là 500.000đ/tháng. Thử hỏi với mức thu nhập còn thấp của đại bộ phận công nhân viên chức như hiện nay thì mức đóng góp như thế có phù hợp hay không và sẽ có nhiều nhân tài không được đào tạo chỉ vì không có tiền đóng học phí. Dẫu biết rằng đi học là phải đóng góp nhưng những khoản đóng góp quá cao như thế thì liệu có phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài? Dinh Thanh Son, email: tam mao_541@...

 

Đâu chỉ có trường dân lập mới tăng học phí cao lên như vây. Ngay trong Hà Nội cũng có một trường công lập mà học phí tăng cao ngất ngưởng. Lại còn đóng thêm khoản để dạy tốt học tốt. Đại học Công nghiệp Hà Nội học phí cho 1 sinh viên là 1,9 triệu đồng/kỳ. Trong khi các trường công lập khác chỉ là 900 nghìn đồng/kỳ. Liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo có biết điều này hay là các trường công lập cũng tự cân đối kinh phí để yêu cầu mức thu học phí cho sinh viên.

 

Tôi thấy thật sự lo cho những sinh viên này, tuy rằng Nhà nước cho sinh viên vay tiền đóng học phí nhưng mà với hệ số lương ra trường 2,34*540.000đ/tháng thì biết đến bao giờ mới trả được cái nợ vay ngân hàng để trả học phí và chi trả cuộc sống thường nhật. Tôi không học trường đó nhưng thấy mức thu học phí như vậy, tôi thấy hơi buồn và thương cho con em những nhà nghèo, gia đình lao động chân tay vất vả. Khổ và nghèo cứ đeo bám mãi, thật đau xót! Bạch Ngọc Mai, Hà Nội, email: botay@...
 

Cháu là một sinh viên của Viện ĐH Mở Hà Nội. Cháu thấy nếu tăng học phí thế này thì rất nhiều bạn SV nhất là các bạn ở các vùng nông thôn phải nghỉ học mất vì học phí hiện nay ở một số trường công lập cũng rất cao. Như trường của cháu chẳng hạn, học phí là 1,6 triệu một năm cho một SV, nếu tăng lên thì chắc có rất nhiều bạn phải nghỉ giữa chừng. Quốc Phương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, email: quocphuong88@...

 

Trường Đại học Điện Lực thu 500 nghìn đồng một tháng học phí nhưng lại chia ra thành tiền học phí và tiền thí nghiệm thực hành. Một tháng tiền thí nghiệm thực hành lên đến gần 300 nghìn đồng, thử hỏi như vậy có hợp lý không. Hơn nữa, nếu nói là tiền thí nghiệm thực hành thì sinh viên hai năm đầu học đại cương thì có thí nghiệm thực hành gì đâu mà vẫn phải đóng. Như vậy, với mức vay NH được 800 nghìn đồng một tháng thì SV đang theo học chắc phải nghỉ học giữa chừng. Nguyễn Thanh Tuấn, email: trame272b27@...

 

Chưa có kiểm chứng chất lượng giáo dục toàn diện

Ai cũng có một thời đi học, cũng có một thời làm sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên thời nay đâu còn chỉ bận tâm đến việc học. Với những người có chí hướng và có quyết tâm học thì họ cũng phải bận tâm rất nhiều đến "tiền". Bố mẹ cho thì có hạn, nếu ở quê làm ra tiền thì khó mà có tiền đều đặn cho con cái hàng tháng ăn học. Vì vậy, học sinh sinh viên cũng phải chắt bóp từng đồng.

 

Sinh viên theo học các trường đại học cũng vậy, vất vả để được thi, để được học. Song bây giờ các trường đào tạo mọc lên rất nhiều nhưng ai sẽ là người kiểm chứng chất lượng sinh viên và chất lượng giáo dục. Chúng ta đồng ý tăng học phí để hiện đại hóa lớp học song có ai hỏi chất lượng giáo viên như thế nào? Đây cũng là điều cần thiết phải tính đến vì tương lai và vì chất lượng giáo dục toàn diện. Đoàn Quang Thái, Hải Dương, email: doanquangthai@...

 

Trong tình hình kinh tế, giá cả thị trường như hiện nay, chỉ riêng mối lo học phí bây giờ cũng là quá lớn đối với các công nhân viên chức và nông dân có con đi học. Gia đình và nhà trường mong muốn nuôi dạy được những đứa con ngoan, có đứa con ngoan nào yên tâm học hành, vui đùa bên cạnh những nỗi lo của bố mẹ không? Nghe nói, tăng học phí là để bù chi phí và tăng chất lượng giáo dục, không biết chất lượng giáo dục tăng như thế nào nhưng chất lượng cuộc sống của các gia đình có con đi học thì khó có thể tăng.

 

Nhà nước cho sinh viên vay đến 800 nghìn đồng/tháng là rất lớn nhưng học phí cũng tăng đến 600 - 700 nghìn đồng/tháng, thậm chí còn hơn thế. Thầy cô chuyên tâm vào giảng dạy, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, nhưng sinh viên chóng mặt lo tiền học phí, tiền trang trải cuộc sống... Liệu chất lượng sinh viên đại học ra trường có tăng?

Có lẽ sẽ không ít sinh viên và các bậc phụ huynh phải cân nhắc xem có nên đi học đại học nữa không? Vì không biết khi ra trường đến bao giờ mới trả hết nợ, chỉ thấy học phí hằng năm cứ tăng dần với cấp số nhân. Chi phí cho một người học đại học hiện nay có thể đủ cho một gia đình ở quê tôi sống khá thoải mái. Kieu Lan, Nha Trang, email: hoacat2005@... 

 

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,