- Đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. (Ảnh VNN)
Tăng giá điện cao sẽ gây phản ứng dây chuyền
Việc tăng giá điện đã được tập đoàn ngành điện có dự định khá lâu và sắp sửa trình Chính phủ về kế hoạch tăng giá điện một cách chi tiết.
Theo tôi, trong thời gian này chưa nên điều chỉnh tăng giá điện. Năm 2008 là một năm đầy biến động với sự lên xuống bất thường của giá xăng dầu, kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng khác. Sự sụp đổ của các tập đoàn tài chính lớn nước ngoài và tình hình lạm phát trên toàn thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và đời sống nhân dân của các quốc gia trên thế giới mà Việt
Với việc tăng giá điện, theo tôi, ngành điện cũng cần phải cân nhắc thật kỹ trong việc áp dụng mức tăng đối với từng loại điện. Theo tôi, điện để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh nên tăng ít (mức tăng không đáng kể) để khuyến khích sản xuất hàng hoá. Vì nếu như ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà điện tăng giá mạnh thì kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Khi áp dụng tăng giá điện cũng nên tăng giảm theo thời gian với mức phù hợp. Tăng một lúc với mức cao sẽ gây ra phản ứng dây chuyền.
Ngành điện cũng phải nỗ lực, tăng cường sản xuất, áp dụng các khoa học kỹ thuật để cải tiến ngành điện, nâng cao năng suất điện phục vụ cho đất nước. Để tình trạng thiếu điện như năm 2008 là không ổn. Sự thiếu điện đã ảnh hưởng rất lớn đến qúa trình sản xuất, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Giải pháp tăng giá điện không phải là một giải pháp hay nhằm cứu vớt ngành điện mà chính giá điện thấp mới là sức sống mạnh mẽ của ngành điện.
tramytim@yahoo.com
Mức lương thấp không thể đòi giá điện bằng giá khu vực
Mọi ngành, mọi sản phẩm đều đề nghị tăng giá để có giá ngang bằng với các nước trong khu vực và thế giới. Nhưng thưa các nhà đầu tư, thưa các cấp quản lý: Đã có ai nêu, đã có biện pháp giải quyết vấn đề thu nhập, vấn đề lương phải tăng cho ngang bằng với người dân trong khu vực và thế giới chưa? Tại sao chỉ suy nghĩ một chiều như thế?
Những chủ trương, đề nghị phải được xem xét trên quan hệ tương đối, nghĩa là theo tỷ lệ giữa thu chi, giữa thu nhập và tiêu dùng, giữa đầu tư và lợi nhuận,... chứ không thể so sánh tuyệt đối về một mặt, một lĩnh vực, còn mặt đi kèm, lĩnh vực tồn tại song song lại không đề cập đến. Phải điều chỉnh cho phù hợp, ngang bằng với các nước khác về tỷ trọng các phần phải chi trả trong tổng thu nhập của mỗi các nhân. Có như thế mới hợp lý, mới đi đến công bằng xã hội và đất nước mới phát triển bền vững được.
Theo Bộ Công thương, từ năm 2009 điện tăng giá và đến năm 2010, giá điện của Việt
Nguyễn Nguyên, hoaisanh_cdspht@...
Ngành điện tăng giá điện sinh hoạt, có nghĩa là "đánh" vào đồng tiền lương ít ỏi của người lao động, cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước. Ngành điện "phấn đấu" đưa mức giá điện ngang khu vực. Thử hỏi lương ở Việt
Trương Xuân Hùng, Hà Nội
Tôi đọc bài viết về vấn đề tăng giá điện. Tôi thấy tại sao lúc nào cũng đưa lý do là tăng bằng với khu vực? Đồng ý chúng ta phải phát triển, nhưng khi tăng giá điện không biết Bộ Công thương có khảo sát thu nhập của đại đa số người dân không? Có bao nhiêu người có thu nhập cao bằng các nước khu vực, tiền điện thì cao bằng khu vực, nhưng thu nhập thấp hơn khu vực?
Trần Trân, Hà Nội
Tăng giá điện là ưu thế của cơ chế độc quyền
Giá điện bao gồm: Giá nguyên nhiên liệu + giá trang thiết bị ban đầu và khấu hao trong quá trình vận hành + giá bảo trì máy móc và đường truyền tải + kinh phí trả lương cho nhân viên.
- Giá nguyên nhiên liệu, ở Việt
- Giá trang thiết bị ban đầu và khấu hao của Việt
- Giá bảo trì máy móc của ta kém xa nước ngoài vì hệ số an toàn vận hành của Việt
- Kinh phí trả lương của VN chắc chắn chỉ bằng 1/10 đến 1/20 nước ngoài vì lương công nhân điện ở nước ngoài gấp mấy chục lần Việt
Như vậy, giá thành của điện nước ngoài bao gồm những yếu tố đều cao hơn Việt
Nếu ngành giáo dục cũng đòi tăng học phí 10.000-15.000 USD/năm/học sinh cho ngang bằng Singapore, ngành y tế đòi mỗi bệnh nhân khám bệnh thu 70-80 USD/lần, mổ ruột thừa 15.000 USD và các ngành nghề khác cũng “nhao nhao” lên đòi cho ngang bằng các nước trong khu vực thì sao đây?
Le Dung, Đồng Tháp
Xoá bỏ độc quyền, giá điện sẽ không phải tăng
Tôi còn nhớ khi Nhà nước còn quy định cơ chế độc quyền của ngành viễn thông thì người dân phải trả tới hơn 3000 đồng/phút gọi điện thoại di động, Còn bây giờ, như tất cả chúng ta đều biết, dịch vụ viễn thông ngày càng nâng cao về chất lượng và giá thành thì thấp tới "không thể thấp hơn". Vậy, tại sao Nhà nước lại cứ để tồn tại một mình EVN trong khi thực tế kinh doanh điện không lỗ và nhiều doanh nghiệp muốn nhảy vào đầu tư thì ngành điện của chúng ta lại cứ kêu lỗ và đòi tăng giá điện? .
Hoàng
Tăng giá điện có giảm bớt mất điện?
Ở huyện Yên Hưng chúng tôi trong tháng 10 này điện liên tục bị cắt với thời gian lâu. Có những ngày mất điện liên tục và với thời gian từ 3 đến 6 tiếng. Theo tôi, với giá điện như hiện nay và giá điện có tăng trong tương lai thì cũng không sao cả. Điều cốt lõi là EVN phải đáp ứng đủ nhu cầu dùng điện của người dân. Đời sống ngày càng tiến bộ, nhu cầu sử dụng điện càng cao. Việc tăng giá là hợp lí nhưng đừng để tình trạng mất điện liên tục như nhưng năm vừa rồi.
Ngo Quang Huynh, Quảng Ninh
Đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ
Kính đề nghị Chính phủ cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định, nhất là trong thời kỳ lạm phát, kinh tế trong nước và toàn cầu còn có những khó khăn. Lý do là cần điều chỉnh cho gần với giá điện và than trong khu vực, tôi cho là chưa đủ căn cứ. Nên so sánh thu nhập đầu người của dân mình so với các nước mà EVN đang so sánh giá điện và giá than đó.
Nguyễn Viết Tuấn, Hà Tĩnh
Ý kiến bạn đọc: