221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1119865
EVN không hoàn thành nhiệm vụ sao lại đòi thưởng?
1
Article
null
EVN không hoàn thành nhiệm vụ sao lại đòi thưởng?
,

 - “Cắt điện liên miên gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Kêu lỗ, đòi tăng giá điện nhưng dùng tiền đầu tư vào tài chính, viễn thông, giải trí trong khi từ chối 13 dự án về điện… EVN đã có thành tích gì để đáng được thưởng? Phải phạt EVN mới đúng!”. Bạn đọc VietNamNet cùng chung ý kiến trước đề nghị của EVN trích 1.002 tỉ đồng khen thưởng.

 

Không hoàn thành nhiệm vụ, EVN vẫn đề nghị khen thưởng cho mình. (Ảnh VNN)

 

Thưởng EVN vì lý do gì?

 

EVN là doanh nghiệp nhà nước, gánh trách nhiệm chính đảm bảo nguồn điện cho đất nước, nhưng EVN dễ thì ăn, khó thì bỏ, không chịu cố gắng làm, tiền vốn thì mang đi đầu tư vào những lĩnh vực khác. Mọi thiệt hại đổ lên đầu nhân dân. Doanh nghiệp nhà nước nào cũng như EVN thì đất nước phát triển sao được? Thiệt hại nhân dân gánh chịu, người dân chưa kiện EVN thì thôi lại còn đòi thưởng cho bản thân mình.

 

Nếu EVN làm ăn phát đạt, điện đất nước thừa dùng, có đem ra xuất khẩu, mang lại lợi nhuận lớn cho đất nước, cho nhân dân thì đòi thưởng là một nhẽ. Đằng này EVN làm ăn vô cùng trì trệ, luôn thiếu điện trầm trọng, vậy thì thưởng vì lý do gì? Thử hỏi, những nhân viên có lương tâm của EVN có vinh dự tự hào không khi cầm đồng tiền thưởng thu được từ thiệt hại kinh tế của nhân dân, từ cắt điện triền miên, từ sự bức xúc cao độ của nhân dân?

 

Mấy tháng trước, một trại lợn ở Hà Tây có hơn 3000 con lợn lăn ra chết vì nóng quá, mất điện kéo dài không chạy quạt thông gió được, vậy ai bù cho ông chủ trại lợn đó khoản tiền thiệt hại? Hàng bao nhiêu ví dụ tương tự trên đất nước, EVN có nghĩ đến không, có đền bù không? Thật không thể chịu nổi EVN nữa rồi! Đề nghị thanh tra, kiểm toán EVN, quan chức EVN không hoàn thành nhiệm vụ để cho người khác có tâm và có tầm, có khả năng lên phục vụ cho đất nước và nhân dân.

 

Phạm Việt Cường, Hà Nội

 

Chưa bao giờ tôi nhận được thông tin gây "sốc" đến như vậy. Đúng là EVN đang gây phản cảm rất dữ dội. Năm 2008 là một năm thấy rõ sự kém hiệu quả của ngành điện. Trong những năm qua, đã có nhiều nhà máy điện được đầu tư mới, nhưng dân chúng vẫn thiếu điện, giá điện vẫn cứ tăng.

 

Thiết nghĩ, với cách làm của EVN thì rõ ràng là quá dễ để có được thành tích nếu như công ty này thật sự được khen thưởng. Trong các chỗ khác, người ta phải tìm các biện pháp còn khó hơn, vất vả hơn để đạt thành tích thì ngược lai EVN quá dễ, chỉ cần cắt điện và tăng giá. Và cả 2 biện pháp này đều gây thiệt hại cho khách hàng. Đây là kiểu độc quyền mà ở các nước tiên tiến đã xóa bỏ rất lâu.

 

 Có nhiều điều đáng chê trách như vậy, không hiểu sao ngành điện lại "dũng cảm" đề nghị Chính phủ khen thưởng cho mình?

 

Đi đôi với sự phát triển ngày càng cao của đất nước, EVN có bao giờ nghĩ rằng sẽ làm một dự án toàn diện để đưa những cộng dây điện chằng chịt ở trên bầu trời xuống lòng đất như các nước tiên tiến chưa? Nếu không làm được hết ở các tỉnh cũng phải thực hiện ở các thành phố lớn chứ. Tôi thấy ở các nước khác, dây điện không để dính chùm, chồng chéo và chằng chịt như ở Việt Nam.

 

Học Đường, Vĩnh Long

 

Đề nghị của EVN là không thể chấp nhận 

 

Các đề nghị tăng giá điện, trích thưởng và các quyết định đầu tư của EVN vào các lĩnh vực khác là không thể chấp nhận và cần phải có những hình thức kiểm tra và xử lý nghiêm khắc về việc thiếu điện của EVN trong thời gian qua. Nhiệm vụ hàng đầu của EVN là đảm bảo nguồn điện quốc gia cho toàn dân, trong khi nhiệm vụ này không hoàn thành EVN phải chịu trách nhiệm. Việc cắt điện vô cớ, không thông báo trước của EVN trong thời gian qua cần phải xử lý nghiêm khắc, không chỉ một lời xin lỗi và sau đó là những ngày cắt điện triền miên tiếp diễn.

 

Mong Chính phủ inghiêm khắc hơn trong việc quản lý và cho phép EVN đầu tư vào các lĩnh vực khác khi nhiệm vụ chính không hoàn thành. Người dân bất bình khi nguồn điện quốc gia không đảm bảo mà EVN vẫn được phép đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành điện. EVN không những không được trích quỹ thưởng mà còn phải bị xử lý nghiêm khắc về việc thiếu điện trong thời gian vừa qua.

 

Phan Manh Hung, Hà Nội

Ngành điện thiếu vốn, thừa tiền thưởng?

 

EVN đã từ chối 13 dự án phát triển điện do thiếu vốn bên cạnh đó lại đang trình Chính phủ phương án tăng giá điện mục đích tăng vốn cho phát triển ngành điện. Thực tế ra sao? Sau lần tăng giá điện trước đây, hiện EVN đề nghị trích thưởng 1.002 tỷ đồng, sau lần tăng này không biết EVN sẽ đề nghị trích bao nhiêu ngàn tỷ đồng nữa?

 

Đời sống đại bộ phận người dân nước ta còn thấp thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Vậy mà khi nghĩ đến phương án tăng giá điện, EVN không nghĩ đến đời sống người dân mà chỉ lo tăng thu cho bản thân.

 

Giả sử nếu phương án thu giá điện có làm dư dôi một khoản chênh lệch thì trong tình hình kinh tế chính trị xã hội như hiện nay EVN cũng không nên xin trích lập quỹ khen thưởng mà phải tập trung xây dựng các nhà máy điện.

 

Nguyễn Trường, Kiên Giang

Hãy dùng 1002 tỉ đồng đầu tư phát triển năng lượng

 

Thời gian vừa qua, ngành điện quá trì trệ, yếu kém; cắt điện triền miên ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Nhà nước đã đầu tư 13 dự án phát triển ngành điện để hoà nhịp chung với sự phát triển của đất nước nhưng không hiểu sao ngành điện trả lại 13 dự án. Ở đây, tôi muốn nói ngành điện đã thoái thác nhiệm vụ, thấy khó thì lui, chưa chung tay gánh vác cùng với sự phát triển của đất nước.

 

Ngành điện đã không hoàn thành nhiệm vụ chính trị cũng như nhiệm vụ kinh doanh, vậy tại sao ngành điện lại đòi trích 1.002 tỉ đồng để thưởng cho CBCNV? Đề nghị ngành điện xem xét lại đề nghị này và hãy dùng 1.002 tỉ đồng này để đầu tư cho sự phát triển nguồn năng lượng, lưới điện ở các vùng sâu, vùng xa. Ngành điện làm được việc này mới có ý nghĩa.

 

Nguyễn Trường, Kiên Giang

Cần cơ chế minh bạch quản lý các tập đoàn nhà nước

 

Tôi hết sức bất bình vì đơn xin khen thưởng của EVN! EVN đã đầu tư hàng loạt các dự án không thuộc lĩnh vực của mình mà quên đi mất nhiệm vụ tối cao là cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 13 dự án rất thiết thực đối với sự phát triển ngành điện lực thì EVN lại từ chối không làm và trả lại cho Chính phủ?!

 

EVN suốt ngày kêu lỗ thế nhưng chưa một lần tự đưa ra các thông số chính xác về tiền đầu tư và các khoản lợi nhuận đạt được khi đụng chạm đến các ngành kinh tế khác. EVN dùng tiền thuế của dân để phục vụ lợi ích của riêng mình mà quên đi mất rằng điện bị cắt triền miên. Những thiệt hại do cắt điện đó còn lớn hơn rất nhiều so với lời lãi mà EVN có được từ những công trình đầu tư không đúng mục đích.

 

Tôi thiết nghĩ, chúng ta nên có một cơ chế minh bạch để quản lý công khai hơn nữa các tập đoàn Nhà nước. 

Lê Thái Hà, Hà Nội

Phải cải tổ EVN

 

Từ trước đến nay, chúng ta hình như chưa bao giờ quy kết trách nhiệm trực tiếp cho người đứng đầu các cơ quan lãnh đạo hay các tổng công ty Nhà nước. Ở các nước, nếu đưa ra một chính sách hay chỉ thị sai thì người chịu trách nhiệm trực tiếp do năng lực thì nên xin từ chức, còn nếu nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn có thể phải bồi thường. Nếu có biểu hiên tư lợi thì phải ra tòa. Trong trường hợp EVN đòi thưởng mà Bộ Tài chính đồng ý, trách nhiệm này thuộc về ai?

 

Lãnh đạo EVN kêu thiếu vốn, khó khăn, sao lại đi đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán? Dịch vụ cung cấp điện quá kém, cắt điện gây thiệt hại và khó chịu cho các doanh nghiệp khác và người dân. Lương thưởng cán bộ ngành điện bình quân cao hơn hẳn các lĩnh vực khác như dệt may hay nông nghiệp. Trong khi đó, EVN đầu tư bằng vốn của Nhà nước và thực sự là của các doanh nghiệp và người dân đóng thuế. Mong Chính phủ  xem xét và cải tổ lại EVN. Trách tình trạng lỗ thì Nhà nước và nhân dân chịu, lãi thì chia nhau.

 

Tương Mai, Hà Nội

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;