221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1122073
Vì sao bệnh viện không tin kết quả xét nghiệm của nhau?
1
Article
null
Vì sao bệnh viện không tin kết quả xét nghiệm của nhau?
,

 - Sau khi đăng tải bài viết Bệnh viện không tin nhau, bệnh nhân khốn khổ, VietNamNet đã nhận được hàng trăm ý kiến đồng tình với tác giả về việc các bệnh viện không tin dùng các kết quả xét nghiệm của bệnh viện khác. Đề nghị Bộ Y tế có quy chuẩn thống nhất các kết quả xét nghiệm, tránh gây phiền hà, khó khăn cho người bệnh.

 

Cứu chữa bệnh nhân là quan trọng nhất. (Ảnh VNN)

 

Xét nghiệm lại chỉ gây thiệt hại cho bệnh nhân

 

Tôi là một kỹ sư xây dựng, dù ngành xây dựng còn nhiều vấn đề nhưng quy chuẩn của các phòng thí nghiệm đã được ngành xây dựng thống nhất. Tức là kết quả thí nghiệm, kiểm định của bất kỳ phòng thí nghiệm nào (đã được Nhà nước cấp phép) đem đến đâu cũng được chấp nhận. Bởi đơn giản nếu kết quả sai, phòng thí nghiệm đó sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Y tế là một ngành quan trọng của đất nước, tiếc rằng việc đơn giản như trên lại chưa thể làm được. Có thể kết quả xét nghiệm của bệnh viện tuyến dưới không đủ tin cậy, thế nhưng, xót xa là tất cả các bênh viện trung ương đều không tin cậy nhau. Trường hợp của con tôi là một ví dụ.

 

Cháu 6 tuổi, đi cắt amidan, đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương xét nghiệm mất 2 lần trong 2 ngày cách nhau 1 tuần (mất 1 triệu). Phòng hội chẩn không thống nhất phẫu thuật do cháu quá bé, chỉ số bạch cầu hơi cao. Tôi đưa cháu sang Bệnh viện Bạch Mai ngay gần đó. Bệnh viện đòi xét nghiệm lại, mất thêm 1 triệu đồng. Bệnh viện Bạch Mai vẫn không kết luận được. Tôi đưa cháu về Quân y Viện 103, đưa các kết quả xét nghiệm ra, nhưng các bác sĩ chỉ cười, bảo phải xét nghiệm lại, vì kết qủa xét nghiệm của 2 bệnh viện kia đều không dùng được…

 

Lê Hoà, Hà Nội

Tôi rất bức xúc vì tình trạng các bệnh viện không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau. Tôi không hhiểu trình độ của các bác sĩ, các bệnh viện của Việt Nam bây giờ ra sao. Chỉ cần chậm vài phút là tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa. Bệnh viện nào cũng coi xét nghiệm của mình mới là chuẩn, thế thì bệnh nhân bây giờ còn tin ai?

 

Đề nghị phải có quy chuẩn chung xét nghiệm để khi bệnh nhân từ tuyến dưới gửi lên tuyến trên hoặc từ bệnh viện này chuyển sang bệnh viện khác chỉ cần 1 lần xét nghiệm, vừa đỡ mất thời gian, tiền của, nhiều khi là cả tính mạng của người bệnh. Liệu ngành y tế có làm nổi không?

 

Một bạn đọc, Hà Nội

 

Người nhà tôi tham gia hiến máu nhân đạo nhiều lần, nhận được giấy báo kết quả máu tốt kèm thẻ hiến máu. Tuy nhiên, khi đến Viện Pasteur (đường Pasteur, Quận 3, TP.HCM) để tiêm phòng viêm gan B thì cũng bị buộc phải xét nghiệm lại. Như vậy, Viện Pasteur cũng không tin tưởng vào kết quả xét nghiệm (chắc chắn là kỹ lưỡng và toàn diện) của Viện Huyết học và Truyền máu?

 

Nguyễn Trường Sơn, Tp. Hồ Chí Minh

 

Cách nay khoảng 2 tuần, vợ tôi có đi khám thai ở nhà bảo sanh Phước Sơn ở quận Thủ Đức, bác sĩ khám xong cho toa thuốc ra ngoài mua. Nhưng chỉ sau đó 3 ngày, vợ tôi lại đi khám ở Bệnh viện Y Dược (trên đường Hoàng Văn Thụ), cũng sau khi làm các xét nghiệm xong, bác sĩ ở đây cũng cho toa và yêu cầu ra ngoài hiệu thuốc mua. Ngay lúc đó, tôi có đưa toa thuốc hôm trước tôi đi khám ở Thủ Đức cho bác sĩ xem, nhưng ông ấy không xem và quyết định luôn là không nên uống theo toa thuốc đó mà hãy uống theo toa thuốc ông ấy kê. Tôi không phản ứng gì, nhưng thật là buồn cười khi tôi ra hiệu thuốc tây để mua, tôi có đưa 2 toa thuốc cho dược sĩ xem thì được cô ấy trả lời là 2 toa thuốc hoàn toàn giống nhau. Tôi không biết nếu ông bác sĩ ở Bệnh viện Y Dược biết được điều này, ông ấy sẽ nghĩ như thế nào? 

 

Phạm Khánh Trương, Tp. Hồ Chí Minh

Không có lí đo gì để bất tín lẫn nhau

 

Tôi thấy nội dung thông tin bài viết này rất chính xác. Đã là cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện lớn thì không thể không đảm bảo chất lượng các dịch vụ. Nhà nước ta chỉ cho phép thành lập và hoạt động khi các bệnh viện này có đủ năng lực, có đủ các tiêu chuẩn ngành về khám chữa bệnh. Vì thế, chẳng có lý do gì để “bất tín lẫn nhau” như vậy. Tôi đề nghị các cơ quan Nhà nước được giao quản lý về y tế cần sớm có biện kháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng trên, càng sớm càng tốt để nhân dân được nhờ.

 

Nguyễn Thành Phước An, Tp. Hồ Chí Minh

Tôi rất đồng tình với ý kiến trên. Tôi đã chứng kiến bao người dân nghèo đã phải gồng mình làm thủ tục xét nghiệm, trong khi đó họ đã xét nghiệm tại cơ sở y tế rồi chuyển lên tuyến trên. Đến tuyến bệnh viện trên lại phải xét nghiệm làm lại, trong khi đó bệnh tình của người ta cần phải cứu chữa ngay. Như vậy, ngay cả xét nghiệm ngành y tế với nhau cũng không tin nhau.

 

Tôi thấy cần phải có thông báo chỉnh lại những yêu cầu bất hợp lý trên và ra quyết định bất kể cơ sở khám chữa bệnh nào khi làm xét nghiệm hoặc chụp hình phim thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đó. Bệnh viện sau chỉ được yêu cầu làm lại các công đoạn khi xét nghiệm hoặc chụp hình không rõ ràng. Các bệnh viện cần tránh mọi thủ tục phiền hà mà phải tập trung vào cứu chữa người bệnh là chính.

 

Nguyễn Xuân Trường, Tp. Hồ Chí Minh

Cần có quy chuẩn thống nhất kết quả xét nghiệm

 

Sau khi đọc bài báo: "Bệnh viện không tin nhau, bệnh nhân khốn khổ", tôi thấy sự việc đã nêu là hoàn toàn chính xác. Nhiều lần tôi đưa người thân đi khám và điều trị tại các bệnh viện lớn của Hà Nội nên đã gặp cảnh này rất nhiều. Tôi không biết Bộ Y tế có quy chuẩn thống nhất về kết quả xét nghiệm hay không? Nhưng trên thực tế thì các Bệnh viện lớn tại Hà Nội như: Bạch Mai, Đống Đa, Xanh Pôn... đều không tin kết quả xét nghiệm của nhau và thiệt hại luôn ở phía người bệnh.

 

Có lẽ Bộ Y tế nên ra quy chuẩn thống nhất về kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện thì có ích và được xã hội ủng hộ hơn là việc ra quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của người điều khiển phương tiện giao thông.

 

Đặng Hải Thuần, Hà Nội

 

Tôi rất tâm đắc với bài viết trên, bây giờ ở bệnh viện nào cũng không tin kết quả xét nghiệm của bệnh viện khám trước đó. Chỉ có những người làm trong ngành mới trả lời được tại sao vậy? Tôi thiết nghĩ, Bộ Y tế cần làm rõ chuyện này để đừng vì kinh doanh mà làm khổ dân. Phải quy rõ trách nhiệm bệnh viện nào xét nghiệm cho kết quả sai thì bệnh viện đó, thậm chí y, bác sĩ đó phải chịu hậu quả do mình gây ra. Có như vậy, đội ngũ cán bộ ngành y mới phát huy tốt năng lực của mình.

 

Nguyễn Đức Trọng, Kiên Giang

Chuyện các bệnh viện không tin tưởng kết quả xét nghiệm lẫn nhau là không mới, vấn đề này đã được nói nhiều lần. Tại sao để một sự việc vô lý như vậy  kéo dài đến nay mà vẫn chưa có cách giải quyết? Tôi cũng đã từng đi chữa bệnh, gặp trường hợp này rất nhiều lần và lần sau bức xúc hơn lần trước. Cơ quan quản lý ngành y tế trả lời như thế nào về vấn đề này?

 

Nguyễn Minh Nhựt, Nha Trang  

 

Trong số các ý kiến gửi về, VietNamNet nhận được ý kiến của một SV ĐH Y cho rằng, mỗi giai đoạn bệnh có diễn biến khác nhau, cần xét nghiệm lại để có đánh giá chính xác.

 

Xét nghiệm lại để đánh giá bệnh chính xác

 

Việc khám bệnh là một yêu cầu bắt buộc đối với người bác sĩ khi gặp người bệnh. Ngày xưa GS Tôn Thất Tùng có những trường hợp chỉ cần nhìn những biểu hiện của bệnh nhân đã có chỉ định mổ ngay mà không cần chụp X-quang để xác định. Như vậy, không phải thời gian khám ít đồng nghĩa với "tiền khám" ít, quan trọng là chất lượng chẩn đoán của thầy thuốc.

 

Với các xét nghiệm và cận lâm sàng khác thì như bạn biết, ở những cơ sở khác nhau thì có những thế hệ máy khác nhau, bên cạnh đó là những người có trình độ chuyên môn khác nhau. Cho nên việc kiểm tra lại là chuyện có thể hiểu được ở các bệnh viện ở tuyến trung ương. Hơn nữa, có một thực tế là mỗi giai đoạn bệnh có diễn biến khác nhau, việc kiểm tra lại để đánh giá lại giai đoạn cho chính xác cũng là một việc làm phục vụ bệnh nhân.

 

Cách đây 1 năm, tôi cũng có những ý nghĩ tương tự như các bạn. Tôi tự hỏi, tại sao trong khi bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu, đang đau đớn mà vẫn phải đi làm những xét nghiệm thường quy mà có khi tuyến trước đã làm rồi. Nhưng thực tế, càng đi làm nhiều và càng tiếp xúc nhiều, tôi mới hiểu rằng đã là thường quy thì những xét nghiệm là bắt buộc bởi vì từ xưa đến nay theo kinh nghiệm lâm sàng đã đúc kết lại, không có xét nghiệm rất dễ bỏ sót bệnh và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

 

Huy, ĐH Y Hà Nội

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,