221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1125069
Nhiều người không đồng tình bỏ tử hình tội tham ô
1
Article
null
Nhiều người không đồng tình bỏ tử hình tội tham ô
,

 - Rất nhiều bạn đọc VietNamNet là các cử tri phản ứng về đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô, hối lộ. Hầu hết các ý kiến cho rằng, với tình hình tham nhũng phức tạp như hiện nay, ý thức chấp hành pháp luật của người dân VN chưa cao thì đề xuất này nếu thực hiện sẽ làm gia tăng các tội phạm.

 

Tội tham ô cần có khung hình phạt cao nhất. (Ảnh VNN)

 

Sẽ làm gia tăng tội phạm tham ô, nhận hối lộ

Theo tôi, nếu bỏ án tử hình cho một số tội danh như đề nghị sẽ không bao giờ làm hạn chế tình trạng như hiện nay mà chỉ làm gia tăng mà thôi vì sẽ chẳng ai còn sợ mà không vi phạm. Cần phải có biện pháp răn đe mạnh tay và phải làm đúng, không nể nang. Bản chất con người có tính tham lam là cố hữu. Tuyên truyền giáo dục chỉ là biện pháp hình thức, nếu không có biện pháp răn đe mạnh thì xã hội chỉ thêm nhiều vấn nạn mà thôi. Không thể để tồn tại một kẻ tham lam gây hại to lớn cho xã hội mà vẫn nhởn nhơ sống (có thể là trong tù và chỉ làm cho nhà tù thêm đông, báo hại cho Nhà nước phải cai quản, nuôi trông). Nguyễn Việt Triều, TP.HCM

Tôi thấy luật của chúng ta còn mang tính chất hình thức nhiều, chưa thực hiện được việc răn đe đối với những người phạm tội. Trong thời gian qua, tình hình tội phạm tăng đột biến và càng có nhiều người manh động, nếu luật không nghiêm thì không thể răn đe được. Đừng lấy gương những nước khác áp dụng cho chúng ta, vì dân ta ý thức tuân thủ pháp luật còn quá kém, không thể áp dụng những biện pháp nhẹ.

Về việc nhận hối lộ, tham ô, thực ra có quyền mới có những tội đó, mà đã là người có quyền có chức thì hiểu biết pháp luật cao hơn những người khác mà còn phạm tội thì cần phải nghiêm trị. Tham ô, hối lộ hiện nay xuất hiện khá nhiều và với nhiều thủ đoạn khác nhau, nếu chúng ta không tiếp tục đưa những kẻ lợi dụng chức quyền để tư lợi cá nhân xử lý nhằm nghiêm trị những tội khác thì xã hội không thể nào bớt đi những mối lo tội phạm nhiều như hiện nay.

Ngay cả tội hiếp dâm cũng vậy, tôi thấy cần có một diễn đàn lấy ý kiến chung và các nhà làm luật nên nhìn vào tình hình thực tế của đất nước mà xây dựng những bộ luật phù hợp chứ không phải ngồi bàn giấy và soạn thảo luật theo như những nước khác. Pham Ha, TP.HCM

Hãy nghiên cứu cách làm của Trung Quốc đối với tội tham nhũng

Trung Quốc có thành tích chống tham nhũng tốt hơn chúng ta nhiều cũng chưa bỏ án tử hình với tội danh tham ô, nhận hối lộ. Trong những năm qua, tham nhũng đã được nhìn nhận như một nguy cơ, một quốc nạn. Vậy chúng ta đã giải quyết được quốc nạn này chưa mà xin xóa án tử hình? Chúng tôi đề nghị trước khi xin bãi bỏ án tử hình phải có một nghiên cứu để chứng minh rằng nạn tham nhũng đã được giải quyết đến tận gốc rễ!

Không nói ra nhưng ai ai cũng có thể thấy nạn nhiễu nhương, tham nhũng đang hoành hành. Dẫu biết rằng tử hình là một hình phạt hà khắc nhưng sự hà khắc đó như một sự răn đe, cảnh báo hậu quả nhãn tiền để làm chùn tay kẻ tham quan.

Nếu một mai không còn hình phạt đó, liệu có còn điều gì đủ sức ngăn bước bọn sâu mọt? Cứ tham nhũng vài chục tỷ, hoặc thậm chí cả trăm tỷ, miễn là không bị tử hình thì dù ở trong tù cũng “sướng như vua” và với thật nhiều tiền tham nhũng như vậy thì sẽ sớm có ngày được ra thôi. Mong Quốc hội hãy phản ánh thật trung thực ý nguyện của nhân dân, vì nhân dân mà ra quyết sách. manhho102@...

Tôi nghĩ rằng cần phải duy trì mức hình phạt cho tội tham ô, hối lộ để răn đe những cán bộ, công chức biết chất, suy thoái đạo đức. Với tình hình tham nhũng như hiện nay, việc xóa án tử hình cho tội danh trên sẽ gia tăng tình trạng tham ô, hối lộ dẫn đến việc "hy sinh đời bố, cũng cố đời con".

Chúng ta cần phải học tập và theo gương của Trung Quốc trong việc xử lý cán bộ tham nhũng. Biết bao cán bộ đã bị tử hình để làm trong sạch bộ máy như: Bí thư vùng tự trị dân tộc Choang, Bí thư Thượng Hải, phó Thị trưởng Bắc Kinh,... Đó mới chính là thực thi pháp luật. Càng chức vụ to, làm sai thì phải xử càng nặng để làm gương. Vài dòng góp ý để Quốc Hội xem xét và quyết định. Vũ Đình Thắng, TP.HCM

Tôi nghĩ rằng, chưa thể bỏ án tử hình với 3 tội: Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Tham ô tài sản và nhận hối lộ.

Sản xuất buôn bán hàng giả như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh là tội ác dã man, nó làm tổn hại đến đời sống của nhiều người, không những một mà còn nhiều thế hệ. Tham ô, hối lộ số tiền lớn, không thể nói là nhẹ được. Trong khi thu nhập của một người dân còn dưới 1000USD/năm, mà các vụ hối lộ tham nhũng lên đến hàng tỷ, hoặc gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng chẳng khác nào cướp đi cuộc sống của nhiều người. Cần phải nghiêm trị nhất là những người đang nắm quyền cao thì xã hội và luật pháp mới nghiêm được. Đến khi nào đất nước phát triển, văn minh, thu nhập cao thì mới có thể xóa bỏ tử hình cho tội tham ô, hối lộ được.

Chúng ta hãy học cách làm của Trung Quốc. Cả phó Bí thư Tỉnh ủy cũng bị tử hình do tham ô, hối lộ. . Hãy xem làm sao nhiều vị có một tài sản kếch xù (và chắc chắn là bất hợp pháp), cuộc sống xa hoa, vương giả mà chưa thấy ai bị xem xét. Ai đưa ra "sáng kiến" xóa bỏ tử hình đối với tội danh này? Phải chăng muốn tha thứ, giảm nhẹ và tìm đường thoát cho những tội ác này. Đây chắc hẳn không phải xuất phát từ lòng nhân đạo. Lê Duy Hùng, Hà Nội

Không thể giảm các hình phạt đó được mà phải tăng hình phạt đó lên. Chúng ta cần có những hình phạt nặng hơn nữa, quy định chặt chẽ hơn nữa. Hãy nhìn sang Trung Quốc, một quốc gia có luật quy định chặt chẽ như thế nào mới quản lý được 1,5 tỷ người. Tôi nghĩ chúng ta cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa mới hi vọng quản lý chặt chẽ các loại tội phạm đó. Phú, Hà Nội

Tăng hình phạt nặng hơn nữa

Tôi không hiểu những người đề xuất bỏ án tử hình cho tội tham ô và hối lộ có nắm được tình hình tham nhũng trong nước ta không. Tham nhũng và hối lộ là con sâu, là căn bệnh phá hoại bộ máy chính quyền, sự phát triển của đất nước bị lệch lạc, làm mất lòng dân... Người dân hàng ngày mong sao cho không còn tham nhũng để các chính sách của Nhà nước được thực thi đúng, đời sống dân bớt khổ. Đáng lẽ ra phải tăng hình phạt tử hình lên cho các tội danh tham ô, đưa hối lộ chứ không nên bỏ đi vì đây là căn bệnh đã tồn tại lâu, cần phải có thuốc đắng hơn, mạnh hơn mới mong hết bệnh. Nguyen Thong, TP.HCM

Nước ta được đánh giá là một trong những nước có tham nhũng nhiều nhất thế giới. Để giảm tình trạnh tham nhũng, đề nghị Quốc hội bổ sung thêm luật và giới hạn khung hình phạt tương ứng với giá trị bao nhiêu thì khung hình là gì. Tôi nghĩ tuyệt đối không nên xóa khung hình phạt tử hình đối với tội phạm tham nhũng. Cần có khung hình luật mạnh để trấn áp loại tội phạm này, tránh xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, đòi hỏi, cửa quyền của những cán bộ tha hóa, biến chất. Hồ Tân Mới, Quảng Bình

Không nên bỏ án tử hình đối với tội tham ô và nhận hối lộ. Nên chăng là để mức án của hai tội danh này cao hơn cả tội môi giới hối lộ và tội đưa hối lộ. Trên thực tế, người phạm tội tham ô và nhận hối lộ có rất nhiều quyền hành, hầu như việc phạm tội là do ý chí chủ quan của loại tội phạm này. Nếu Nhà nước và Đảng quyết tâm tiêu diệt loại tội phạm tham nhũng để xây dựng lực lượng vững mạnh thì nên để hai tội tham ô và nhận hối lộ vẫn duy trì mức án cao nhất là tử hình, đồng thời phải chủ trương xử lý nghiêm minh hơn cac tội môi giới hay tội đưa hối lộ. Le Phuong Giang, phuonggianghcm@...

Cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định

Trong khi Chính phủ đang ra sức đưa ra các biện pháp mạnh, cùng với đó là tuyên truyền để đẩy lùi nạn tham ô, hối lộ thì nay lại có ý kiến đề xuất bỏ án tử hình đối với tội danh này. Đề xuất này thiếu tính khả thi trong thực hiện các chính sách nhằm đẩy lùi nạn tham ô, hối lộ đang ngày một tinh vi và phát triển sâu rộng và đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ và mong muốn của người dân. Là một cử tri, tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội, các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương cần nghiêm túc nhìn nhận thấu đáo vấn đề này trước khi đưa ra quyết định. Hoàng Huy, Thái Nguyên

Nạn tham nhũng đang ngày càng tinh vi, biểu hiện có sự cấu kết ở nhiều cấp, nhiều ngành quản lý. Vì thế, việc bỏ án tử hình lúc này là không nên. Nếu ai đó coi việc bỏ án tử hình là thuộc về phạm trù nhân đạo thì đó là một sai lầm lớn. Bởi nhân đạo lúc này là bảo vệ dân, bảo vệ Nhà nước trước những phần tử đục khoét. Nếu vì bất cứ sức ép gì mà buộc phải bỏ án tử hình đối với các đối tượng này thì cần phải quy định rõ từng mức xử phạt đồng thời quy định không giảm án hay ân xá trong bất cứ trường hợp nào cho những người phạm tội này. Phan Quốc Hưng, Hà Nội  

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,