221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1134223
Người dân ủng hộ việc xác định chủ quyền Việt Nam
1
Article
null
Người dân ủng hộ việc xác định chủ quyền Việt Nam
,

 - Hàng nghìn bạn đọc qua VietNamNet đã bày tỏ sự đồng cảm và nhất trí với tuyên bố của Bộ Ngoại giao về việc xác định chủ quyền biên giới lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến.

 

Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam
 

Tôi rất hoan nghênh lời phát biểu của ông Lê Dũng: "...khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa...". Đó là sự thật không thể chối cãi! Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là đất đai của ông cha ta để lại. Toàn bộ nhân dân Việt Nam ủng hộ sự khẳng định này! Patriod_vn, TP.HCM, email: pearl_river_2007@...

 

Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của dân tộc Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử khẳng định điều này. Chính vì vậy, Trung Quốc nên tôn trọng chủ quyền Việt Nam.Thanh Lam, Sóc Trăng, email: thanh_lam6622@...

 

 

Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: TTO

 

 

Tôi nghĩ nhà nước ta không thể chỉ tuyên bố chủ quyền như vậy mà phải có hành động cụ thể, sáng suốt. Nếu không, tài nguyên ở những nơi đó cạn kiệt là điều không thể tránh khỏi. Ha Trung, Hưng Yên, email: hatrung7@...

 

Tôi rất ủng hộ những tuyên bố vừa qua, đây là sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam phải tuyên bố rõ ràng về vấn đề này. Nguyen Manh Thang, Hà Nội, email: muadong_nuocnga@...

 

Ông cha ta đã vất vả để tạo dựng và có được chủ quyền trên hai quần đảo thì sao chúng ta lại không bảo vệ và phát triển được trên hai quần đảo đó? Cần phải có những biện phát thiết thực và hiệu quả hơn là điều mà mọi người dân mong muốn. Trần Minh, Kim Bảng, Hà Nam, email: minhcdt@...

 

Tôi hoàn toàn đồng ý với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chúng ta hoàn toàn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Kim Xuân Hòa, Vĩnh Phúc, email: kimvanhoa@... 
 

Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng tôi rất tin điều này và luôn ủng hộ Chính phủ xác định chủ quyền đối với đất nước. Nguyen Huu Hieu, Hà Nội, email: Hieunguyen.hut@...
 

Truyền thống yêu nước chưa bao giờ phai mờ trong mỗi trái tim người Việt Nam chúng ta. Thời gian qua giới trẻ đã cho thấy điều đó. H.A, Bình Dương, email: qlgtbd@...

 

Lời tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao rất đúng với nguyện vọng của người dân chúng tôi.  Chúng ta đã muốn ổn định nhưng họ càng lấn tới. Tại sao họ lại có quyền không cho ta và đối tác khác vào thăm dò, khai thác trên vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta. Nay họ lại công khai cắm dàn khoan thăm dò. Đây là hành động gì vậy?

 

Trung Quốc từng tuyên bố Việt Nam - Trung Quốc cùng chung một con đường, cùng chung lý tưởng. Thiết nghĩ, là nước lớn hơn, TQ phải biết tạo điều kiện để nước nhỏ hơn phát triển. Hai nước lớn mạnh mới trụ vững trước sóng gió của thế giới hiện nay. Không phải chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà bỏ quên mục tiêu lâu dài.

 

Còn người Việt Nam chúng tôi rất nhân ái, tuy nhiên khi không chịu được thì chúng tôi sẽ hành động mà hành động cụ thể lúc này là không dùng hàng hóa Trung Quốc, đó là biểu thị lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Hồng Sơn, Hà Nội, email: hongson@...

"Hành xử như vậy, Trung Quốc không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn xâm phạm chủ quyền của các quốc gia trong khu vực. Tại sao chúng ta không sử dụng kênh hợp tác khu vực như Asean, Cộng đồng Đông Á để tìm tiếng nói chung, phản đối hành động của Trung Quốc?

 

Hơn nữa, Việt Nam và Trung Quốc đã cùng các quốc gia trong khu vực ký Quy tắc ứng xử trên Biển Đông DOC. Các nước trong khu vực có thể cùng hợp lực, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ theo đúng luật biển và DOC, đảm bảo chủ quyền của Việt Nam và hành xử để các bên cùng thắng" - ý kiến của bạn Hồng Minh, Hà Nội

Là một người lớn lên ở Miền Bắc XHCN, ngay từ thuở cắp sách đến trường, tôi đã thuộc lòng bài hát: Việt Nam - Trung Quốc núi liền núi sông liền sông, chung một biển Đông thắm tình hữu nghị. Trung Quốc bao giờ cũng nói: "đồng chí tốt, bạn bè tốt láng giềng tốt, đối tác tốt"… nhưng lời nói và việc làm của họ thật khác nhau. Trong khi diễn ra những hoạt động “hữu nghị" thì họ ép những công ty thăm dò dầu khí nước ngoài đang làm ăn với chúng ta phải rút đi, họ dùng sức mạnh, bỏ ra hàng chục tỷ đôla để tìm cách chiếm hữu khai thác dầu khí trên vùng chủ quyền của nước ta.

Lê Tư TháiPhủ Thông, Bắc Kạn

 

Đề nghị Trung Quốc thực hiện theo nội dung Công ước Luật biển 1982

 

Tôi lấy làm bất ngờ khi tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc công bố đại dự án thăm dò, khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp ở biển Đông. Trong khi cách đó không lâu, Trung Quốc đã liên tiếp gây sức ép với tập đoàn BP (Anh) và Exxon Mobil (Hoa Kỳ) buộc họ phải rút khỏi các dự án hợp tác thăm dò dầu khí, cho dù ở vùng thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền của Việt Nam.

 

Điều đáng nói, động thái trên của phía Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng nước ta vừa có chuyến thăm Bắc Kinh. Truyền thông hai nước đã đưa rất đậm những tuyên bố hữu nghị, hợp tác giữa hai bên, tái khẳng định nguyên tắc "hòn đá tảng" cho quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân Việt Nam - Trung Quốc cho hiện tại và tương lai với 16 chữ vàng mà chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc khái quát đề xướng là “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và phương châm “Bốn tốt”: “láng giềng tốt, hợp tác tốt, đối tác tốt, đồng chí tốt”.

 

Thế giới ngày nay là thế giới văn minh, mọi ứng xử đều phải tuân theo luật pháp. Những hành động chèn ép kiểu nước lớn đã không còn phù hợp và gây nên phản cảm. Đương nhiên, thời đại nào, quốc gia nào cũng tồn tại bất đồng, xung khắc nhưng mọi bất đồng, tranh chấp đều phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế, quy tắc ứng xử và hợp tác mà hai bên đã đề ra, chứ không phải làm những việc đã rồi. Huống chi, Trung Quốc, Việt Nam và các bên liên quan đã phải mất nhiều thời gian và nỗ lực đàm phán để đi tới Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông năm 2002, trong đó đã ghi rất rõ: các bên đồng ý tự kiềm chế, tránh những hành động có thể gây căng thẳng và xung đột tại Biển Đông. Bùi Thành, Gia Lâm

 

Trung Quốc không thể đứng trên Công ước Luật biển để hành xử

 

Với hành động ngang ngược này, Trung Quốc đã vi phạm Công ước Luật biển năm 1982. Tất cả mọi nước phải có trách nhiệm thực hiện nội dung công ước đó và Trung Quốc cũng vậy. Thu Linh, Quảng Ninh
 

Tôi rất bất bình trước việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế. Nếu muốn trở thành cường quốc, đóng vai trò lãnh đạo trong thế giới này, trước hết, Trung Quốc phải tuân thủ đúng những cam kết luật pháp quốc tế mà mình đã tham gia, không thể đứng trên luật pháp.

 

Về phía Việt Nam, tôi cho rằng ta phải có hành động cụ thể. Cần huy động sức mạnh nhân dân để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Email: tim_kiem_love@...
 

"Trong quá khứ, Việt Nam đã rất thành công trong việc tìm các nước có chung lợi ích làm đồng minh trong ứng xử với các nước khác. Chúng ta hãy tìm sự ủng hộ từ chính các nước láng giềng cũng đang có tranh chấp về biên giới biển đảo với Trung Quốc. Đó là sự lựa chọn khôn ngoan nhất cho Việt Nam" - ý kiến của bạn Lê Văn Bằng, Đà Nẵng
Tôi kịch liệt phản đối hành động của tập đoàn dầu khí Trung Quốc Cnooc Ltd công bố dự án dò dầu khí nước sâu tại Biển Đông. Đây là một hành động trái với luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm Công ước Luật biển Quốc tế mà Trung Quốc là thành viên. Nguyễn Ngọc Hoàng, Buôn Ma Thuột, Daklak, email: nnh611@...

 

Công ước Luật biển 1982 là chìa khoá xử lý công bằng các tranh chấp về biển. Mọi tranh chấp ở vùng biển còn có sự chồng lấn trong xác định chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vùng biển này cần dựa trên cơ sở Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc mà quốc gia nào cũng phải lấy đó làm căn cứ chính thống để thực hiện. Một thế giới văn minh, những vấn đề quan hệ quốc gia, quốc tế cần thiết phải được giải quyết như vậy.  Trịnh Thanh Phi, Lý Nam Đế, Hà Nội, email: trinhthanh38@...

 

Nên đưa ra các thông cáo với bạn bè trong khu vực 

 

Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một phần máu thịt của đất nước Việt Nam. Đó là chân lý và đã được chứng minh qua sử sách, qua địa lý. Từ xa xưa, ông cha ta đã khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, bằng việc cử người ra đó trấn giữ. Nay Trung Quốc có những hành động xâm phạm chủ quyền quần đảo chúng ta. Tôi đề nghị nhờ các bạn bè quốc tế, nhất là bạn bè các nước trong khu vực có tiếng nói. Nguyễn Quang Hùng, Phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM, email: nqh_1010@...  

 

Tôi ủng hộ khẳng định của người phát ngôn Lê Dũng. Họ hứa tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng vẫn làm tới thì chúng ta phải có ý kiến, phải đưa ý kiến ra với bạn bè các nước trong khu vực. Quách Công Việt, Củ Chi, TP.HCM, email: quachcongviet@...

 

Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Cần tỏ rõ quan điểm và lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cần đưa tiếng nói của người dân Việt Nam tới bạn bè các nước trong khu vực. Do Quang Bin, Nhật Bản, email: biniuj08@...
 

Việt Nam cần khẳng định chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các hành động cụ thể. Cần đưa ra các thông cáo, nghị quyết cụ thể với cộng đồng quốc tế. Bùi Tuấn Anh Long, Hà Nội, email: tuanlong1710@...
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;