221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1141570
Hà Nội: Ngoài giờ cao điểm cũng… tắc đường
1
Article
null
Hà Nội: Ngoài giờ cao điểm cũng… tắc đường
,

 - Không phải giờ cao điểm (14h15), không phải ngày đi làm (thứ 7), đường phố Hà Nội vẫn tắc. Bao giờ Hà Nội mới hết cảnh tắc đường?

 

Chiều ngày 20/12/2008, chúng tôi đi từ ngã tư Cầu Giấy về Trường ĐH Luật thì gặp phải cảnh tắc đường tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng - Trần Duy Hưng, mặc dù lúc này mới là 14h30. Phải đến hơn 1 tiếng sau, chúng tôi mới thoát ra được.

Taxi, xe buýt lao ra cắt ngang dòng xe đang đi. 
Anh Phú Hoà ở Hà Nội, lái xe cho cơ quan nhà nước kể: “Xe chúng tôi đi công tác về đến đây thì đã thấy tắc từ bao giờ, chỉ biết là đường Láng và đường Trần Duy Hưng, xe ô tô xếp hàng thành 4 - 5 làn, kéo dài hàng cây số mà không thấy có bóng dáng những người mặc áo vàng (cảnh sát giao thông). Đến giờ phút này, chúng tôi đã đứng ở đây được 30 phút rồi và vừa phải gọi cảnh sát 113 đến giải quyết.

 

Sau cuộc trò chuyện với anh Hoà, phải đến 10 phút sau (khoảng 3giờ 15 phút), chúng tôi mới thấy 2 anh “phường” mặc áo xanh xuất hiện.

 

Taxi, xe buýt lao ra cắt ngang dòng xe đang đi. 

 

Theo quan sát của chúng tôi, do không có CSGT nên các xe cứ “mạnh ai nấy đi” và rồi kết quả là sau 10 - 15 phút, chủ phương tiện tự cảm thấy mình như bị lạc lõng giữa dòng xe đang đan nhau dầy đặc trước mặt và đành bỏ cuộc rẽ hướng khác để đi và nhường đường cho dòng xe khác.

 

Những tưởng dòng xe đã thông thì lại 1 chiếc khác thừa cơ lao tới và lại chặn đứng dòng xe đang đi... và lại tắc. Trong đó, các phương tiện công cộng như xe buýt, taxi cũng là những tác nhân đáng kể gây ùn tắc.

 

Hiện nay, tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, sau mỗi giờ tan sở, hàng triệu người từ già đến trẻ đang phải gồng mình nhích từng cm giữa dòng người đông đúc, chật chội và ô nhiễm khói, bụi để trở về nhà sau 1 ngày làm việc căng thẳng.

 
Chị Minh Hiền, nhà ở khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính kể: “Trước đây, tôi làm việc tại phố Lý Thánh Tông nên hàng ngày phải đi qua các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng; Thái Hà - Chùa Bộc, Kim Liên - Đại Cồ Việt, quả là cả một sự tra tấn. Nếu về từ 4 giờ chiều (“ăn cắp” giờ Nhà nước khoảng 30 phút) thì chỉ 30 phút là về được đến nhà. Nhưng nếu tôi về đúng giờ (4 giờ 30 đến 5 giờ) thì phải 6-7 giờ mới về được đến nhà. Vì vậy, tôi đã phải xin chuyển công tác về cách nhà khoảng 2 km để thuận tiện chăm sóc gia đình và giữ gìn sức khỏe của bản thân”(?!)

 

Mệt quá, nghỉ một tí.

Thiết nghĩ, bài thuyết trình trước Quốc hội về các giải pháp chống ùn tắc cũng như giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt ở 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM ngày 29/10 của Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng trong đó có đề xuất “giải pháp tổ chức giao thông theo hướng phân làn riêng cho xe 4 bánh và 2 bánh”"Giải pháp này đã tổ chức thí điểm ở một số làn, nhưng sắp tới phải nhân lên nhiều cho các phân làn xe 4 bánh, 2 bánh. Phải tổ chức giao thông cho người đi bộ, bằng cách tạo vỉa hè, tạo đường hầm, tạo cầu vượt"...

 

Không biết, trong tương lai, Bộ GTVT có tính đến chuyện xây cầu vượt để giải quyết vấn nạn tắc đường tại điểm ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng - Trần Duy Hưng khi mà Hà Nội đang mở rộng về phía Láng - Hoà Lạc, có rất nhiều các công trình, cơ quan, nhà ở, trường học vẫn đang tiếp tục xây mới và hoàn thiện? 

  • Hoài Phương – Xuân Thuỷ  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,