221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1142490
Xăng dầu giảm giá, sao các mặt hàng ăn theo chưa giảm?
1
Article
null
Xăng dầu giảm giá, sao các mặt hàng ăn theo chưa giảm?
,

 - Giá lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống vẫn ở mức cao bất chấp xăng dầu giảm giá mạnh khiến đời sống của đa số người dân VN hết sức chật vật. Khó trông chờ vào nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm, bạn đọc VietNamNet đề nghị Chính phủ can thiệp mạnh tay và sát sao với thị trường để bình ổn giá cả, nhất là khi Tết Nguyên đán đang cận kề.

Giá lương thực, thực phẩm tăng cao, dân nghèo khốn khổ

Hơn 2 tháng nay, xu thế giảm giá chung các nguyên liệu đầu vào, nhất là xăng dầu đã làm cho người tiêu dùng phấn khởi. Nhưng thực tế lại không phải như thế, ngoài một số mặt hàng phục vụ xây dựng, kiến thiết, mặt hàng điện tử giảm giá thì các mặt hàng thực phẩm vẫn giữ nguyên giá, thậm chí còn tăng hơn trước.

Ở Sơn La, giá 1kg thịt gà không dưới 80.000 đồng; thịt lợn nạc không dưới 70.000 đồng/kg; sữa đặc có đường hiệu Ông Thọ giá 15.000 đồng/hộp, gạo tẻ loại thường giá 14.000 đồng/kg...

Như vậy, việc giảm giá mà Nhà nước giải quyết chưa triệt để với các loại mặt hàng, nhất là những mặt hàng thiết yếu, hàng nhu yếu phẩm của người dân.

Trong điều kiện người dân không có nhiều tiền để tích lũy, lại gần kề với Tết Nguyên đán, thiết nghĩ Nhà nước cần phải can thiệp ngay bằng các công cụ quản lý vĩ mô nhằm kiềm chế và “giảm nhiệt” các mặt hàng thực phẩm trước Tết Nguyên đán. Đồng thời Nhà nước phải điều tiết tốt hơn nữa mạng lưới dịch vụ, tạo ra sự cân bằng tương đối về sản phẩm giữa các vùng, không thể để các doanh nghiệp thực phẩm thích làm gì thì làm. Nguyễn Sơn, Sơn La, sbt.nguyen@...

Giá thịt lợn vẫn ở mức cao bất chấp xăng dầu giảm giá. (Ảnh VNN)

Tôi rất bất ngờ trước thái độ của nhà sản xuất cũng như nhà cung cấp sản phẩm. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng hết sức nhằm bình ổn giá cả, đem lại cho người dân cuộc sống thoải mái, phù hợp với hầu bao của mình thì bên cạnh đó nhà sản xuất vẫn cố tình làm thinh.

Chúng ta biết, khi các mặt hàng như xăng dầu lên giá, ai cũng lấy đó làm lí do chính để tăng giá thành sản phẩm. Ấy vậy mà bây giờ giá xăng dầu giảm so với thời điểm đỉnh cao 8.000 đồng/lít. Thế nhưng, các mặt hàng thực phẩm, ăn uống vẫn cao ngất ngưởng.

Ở Đắc Nông, giá các mặt hàng như thịt, gạo… vẫn cao, thậm chí còn có tín hiệu tăng giá. Ngày trước, người dân Đắc Nông vẫn tiêu dùng các loại rau từ Đắc Lắc và Lâm Đồng. Khi giá xăng lên, lái buôn lấy lí do giá xăng dầu tăng để tăng giá các mặt hàng. Bây giờ, xăng dầu giảm giá, họ vẫn cứ tăng giá rau xanh lên vùn vụt. Rau cải ngọt lúc giá xăng 19.000 đồng/lít thì chỉ khoảng 3-4.000 đồng/kg, nay giá xăng 11.000 đồng/lít thì giá rau lên đến 9-10.000 đồng/kg, lí do họ đưa ra là Hà Nội năm nay lũ lụt. Thật nực cười!

Tôi nghĩ Chính phủ cần can thiệp mạnh tay và sát sao với thị trường để bình ổn giá cả hàng hóa, nhất là khi Tết nguyên đán đang cận kề. Hoang Van Binh, Đắc Nông, hoangb64@...

Chúng tôi rất bất bình với giá cả trên thị trường hiện nay vẫn ở mức cao trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào đã giảm. Thu nhập hàng tháng hiện nay của tôi ngày trước mua được 300 kg gạo, bây giờ chỉ mua được 200 kg. Nhìn vào sự so sánh đó thì thấy cuộc sống của chúng tôi đang đi xuống. Đề nghị Nhà nước sớm có giải pháp điều chỉnh. Phan Thu Huong, mailan81ar@...

Lúc giá xăng dầu tăng, tất cả các dịch vụ đều tăng lên nhanh chóng. Nhưng bây giờ, không thấy doanh nghiệp nào giảm giá, trừ 1 số mặt hàng bị sức ép của Nhà nước như xăng dầu. Ngay cả vé phà vốn ảnh hưởng đời sống của người dân cả tỉnh tăng từ 5.000 đồng lên 7.000 đồng lúc xăng dầu lên, giờ giá xăng giá, giá vé phà cũng không chịu xuống.

Tôi thấy giới làm ăn ham lợi nhuận quá. Khi đã tăng giá hàng hóa lên được thì chẳng bao giờ chịu giảm. Tôi nghĩ, nếu giá xăng quay lại mức 19.000 đồng/lít thì có lẽ tất cả giới làm ăn lại “kêu toáng lên” và 1 đợt tăng giá nữa lại tiếp tục chồng lên mức giá hiện nay vốn đã cao ngất ngưởng. Thật đáng buồn! nghuy81bt@...

Cần sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước

Theo tâm lý chung, người bán không bao giờ tự giảm giá nếu không bị bắt buộc. Báo chí đưa tin chỉ số giá tiêu dùng giảm, lạm phát đã được kiềm chế. Nhưng trên thực tế, các mặt hàng thiết yếu như: rau củ quả, gạo, thịt cá, đồ ăn uống vẫn đang đứng ở mức cao và không có ý định giảm và chắc chắn Tết sắp đến, một lần nữa các mặt hàng này lại sẽ tăng giá.

Tôi không hiểu các cơ quan quản lý nhà nước ở đâu? Họ đang làm gì hay đã bằng lòng với những "chỉ số giá tiêu dùng” gì đó do họ tự tính toán theo cách của mình.

Các cơ quan này hoàn toàn không có động thái gì để giảm nỗi khổ của những người thu nhập thấp - chỉ đủ tiền chi dùng vào các mặt hàng thiết yếu nhưng là những mặt hàng không giảm giá. Họ làm gì có tiền để mua hàng điện tử, ôtô, hàng xa xỉ - những mặt hàng đang giảm rất sâu và góp phần “làm đẹp” thành tích làm giảm chỉ số giá tiêu dùng.

Trong những lúc như thế này, vai trò quản lý của Nhà nước là hết sức quan trọng để kéo giá các mặt hàng thiết yếu xuống. Mong Nhà nước hãy thể hiện vai trò của mình. Trang Châu, TP.HCM, smal_bear2002@...

Giá các mặt hàng điện tử giảm sâu nhưng đa số người dân không thể mua các sản phẩm này. (Ảnh VNN)

Gần đây, giá một số mặt hàng có chững lại và một số mặt hàng giá có xuống, nhưng vẫn ở mức cao. Đời sống của đại bộ phận người lao đông vẫn còn chật vật. Hãy thử xem mức giá tại thời điểm này so với giá cuối năm 2007 sẽ thấy người lao động hiện nay sống ra sao? Các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô nên quan tâm đến đời sống của trên 90% dân số Việt Nam. Trần Văn Phúc, Nha Trang, Traphuc@...

Khi giá xăng dầu leo thang thì các mặt hàng lương thực, thực phẩm đồng loạt tăng giá. Nhưng khi giá dầu giảm xuống còn 1/3 giá kỉ lục thì giá các mặt hàng này vẫn ở mức cao ngất. Thật bất hợp lý! Nếu cứ để tình trạng này xảy ra thì mọi biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ sẽ khó phát huy tác dụng. Thị trường tiêu dùng vẫn rất nóng bỏng cho dù xăng dầu có giảm giá.

Tôi đề nghị Chính phủ cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa can thiệp thị trường hàng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Có như thế mới giảm được áp lực chi tiêu cho người dân và kiểm soát lạm phát. Pham Duy, ĐH Kiến trúc Hà Nội

Doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm với XH

Trong những năm gần đây, người ta nói nhiều về đạo đức kinh doanh cũng như tôn trọng doanh nhân... Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chưa cho thấy sự chuyên nghiệp để xứng đáng với điều đó. Khi thua lỗ thì họ cầu cạnh, kêu cứu Chính phủ, lúc được lợi thì tận thu. Rất ít doanh nghiệp nghĩ tới trách nhiệm với xã hội, với người tiêu dùng hay ngay cả lợi ích của người lao động.

Dễ thấy nhất qua những biến động trong thời gian qua, lúc giá cả lên cao, doanh nghiệp tức thời nâng giá để bảo đảm lợi nhuận, lúc giá cả thế giới điều chỉnh giảm sâu thì không thấy doanh nghiệp nào chủ động điều chỉnh. Có mặt hàng điều chỉnh giảm là do phản ánh của người tiêu dùng và áp lực của Nhà nước.

Đành rằng kinh doanh phải chú trọng lợi nhuận nhưng tận thu không phải là đạo của những doanh nhân chân chính. Khi mà các cơ quan nhà nước chưa kịp can thiệp, điều tiết, thì sự tự điều chỉnh phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp đó trong lòng người tiêu dùng và uy tín trên thương trường. Nguyen Hiep, hieppoli@...

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, sức mua giảm mạnh đang là mối lo lớn nhất của các nước trên thế giới. Chính phủ VN cũng xác định giai đoạn hiện nay ưu tiên lớn nhất là việc kích cầu. Hàng loạt động thái hỗ trợ sản xuất, kích thích mua sắm, tiêu dùng đang được cân nhắc, chọn lựa. Nhưng để mục tiêu trên thực sự hiệu quả, chính các doanh nghiệp phải là đối tượng tham gia tích cực nhất thông qua việc điều chỉnh giá bán sản phẩm, dịch vụ hợp lý và ở mức tốt nhất. Nguyen Tang Khoa, TP.HCM, clubmiss3000@...

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,