- Trong các giải pháp kích cầu hiện nay, theo tôi, Chính phủ nên chọn giải pháp: Không cấp vốn cho một ngành hay tổng công ty nào. Nên giảm lãi suất vay ngân hàng xuống mức 0,3-0,5%/tháng và yêu cầu ngân hàng cải thiện các điều kiện cho vay.
Việc Chính phủ có chủ trương dùng nhiều tỷ đô la để kích cầu trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết. Nền kinh tế của Việt
Hỗ trợ qua lãi suất cho vay là biện pháp kích cầu hiệu quả. (Ảnh: VNN)
Sản phẩm sẽ không bán được, nếu có bán thì ở mức thấp hơn giá thành. Doanh nghiệp giảm hoặc dừng sản xuất, người lao động không có việc làm, ngân quỹ quốc gia chưa có quỹ trợ cấp thất nghiệp, vấn đề an sinh xã hội sẽ phức tạp... Nếu xảy ra thiểu phát nặng nề thì nhiều năm sau chúng ta mới vực được nền kinh tế phát triển trở lại như năm 2006, 2007.
Như vậy, việc kích cầu là rất cần thiết. Chính phủ đã sáng suốt đưa ra giải pháp kích cầu cho nền kinh tế, nhưng chưa có câu trả lời: Kích cầu như thế nào? Kích vào đâu? Bao nhiêu thì đủ? 1 tỷ đô la hay 6 tỷ đô la?
Hiện nay, ngành nào cũng cho mình là đối tượng cần trợ giúp, thế còn người công nhân thất nghiệp, người nông dân khó khăn có cần trợ giúp không? Câu trả lời là có.
Theo tôi, Chính phủ nên chọn giải pháp: Không cấp vốn cho một ngành hay tổng công ty nào. Nên giảm lãi suất vay ngân hàng xuống mức 0,3-0,5%/tháng (để kích cầu, Nhật Bản còn giảm lãi suất vay xuống 0%) trong thời gian tối thiểu 3 đến 5 năm). Yêu cầu ngân hàng cải thiện các điều kiện cho vay (cơ chế cho vay hiện nay vẫn quá chặt chẽ). Số tiền chênh lệch lãi cho vay và lãi vay hiện nay là bao nhiêu thì Chính phủ dùng số tiền cần kích cầu đó cho việc bù chênh lệch.
Song song với việc đó, Chính phủ cũng cần có thêm số tiền để tạo quỹ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong vòng ít nhất là 2 năm. Hiện nay, các doanh nghiệp và người lao động đều chưa đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp. Theo nghị định 127, muốn được quỹ này hỗ trợ cũng phải đóng 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp, nghị định này muốn thực hiện được cũng phải chờ... 2 năm nữa. Thời gian chờ như vậy là quá lâu, trong khi số người thất nghiệp tại nước ta đang tăng mạnh.
Như vậy, số tiền tối thiểu cần kích cầu = mức tiền hỗ trợ lãi suất + số tiền trợ cấp thất nghiệp 2 năm cho số người lao động bị thất nghiệp. Tôi tin rằng nếu áp dụng giải pháp trên, sẽ góp phần rất nhiều để đạt được mục tiêu kích cầu và an sinh xã hội.
-
Quốc Vượng, Hà Nội