221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1163212
Phân làn đường: Người dân chưa tuân thủ vì luật chưa nghiêm
1
Article
null
Phân làn đường: Người dân chưa tuân thủ vì luật chưa nghiêm
,

 -  Ý thức chấp hành giao thông của người dân rất thấp, thậm chí một số người biết nhưng vẫn cố tình vi phạm. Cách làm tốt nhất là phải phạt các trường hợp vi phạm. Các biển hướng dẫn làn xe cần đủ lớn và treo thấp để đập vào mắt người tham gia giao thông.

 

Phân luồng giao thông chưa hợp lý


Theo tôi, mọi người chưa tuân thủ một phần vì phân chia làn đường chưa tốt. Tại Việt Nam, tỷ lệ xe máy cao hơn ô tô rất nhiều nhưng phần đường dành cho xe máy lại không được kẻ rộng tương ứng dẫn tới tình trạng làn dành cho xe máy thì quá đông, làn cho ô tô thì quá vắng nên người đi xe máy sẽ lấn qua để tăng tốc độ lưu thông. Nếu phân luồng hợp lý, có tính tới đặc thù giao thông ở VN thì mọi người sẽ dễ chấp nhận hơn. Vũ Trần Nghĩa, Đường Giải Phóng, vutrannghia1969@... 

 

Văn hoá làng xã ở Việt Nam đã ăn sâu vào tư tưởng mỗi người dân thủ đô. Do vậy, để xoá bỏ không phải một sớm một chiều. Hơn thế nữa, sự phân luồng giao thông chưa được hợp lý. Lẽ ra, giai đoạn đầu nên phân luồng bằng dải phân cách cứng, khi thành thói quen có thể bỏ dải phân cách đó thay bằng phân cách mềm. Trân Quay, Quảng Ninh, trannquay@... 

 

CSGT có mặt thì dân mới chấp hành đi đúng làn đường, còn không có thì... Ảnh: C.Hiếu 

Nguyên nhân thất bại

 

Theo tôi nguyên nhân của việc cố tình vi phạm "đi sai luồng đường" như sau: Mật độ tăng cao trong giờ cao điểm; Người đi xe máy không được học kỹ Luật Giao thông - không hiểu các biển báo, vạch sơn là để làm gì (cứ thử kiểm tra và hỏi người đi xe máy: vạch sơn liền và vạch sơn đứt đoạn để làm gì? Tôi dám chắc không ít người trả lời sai);

 

Khi xảy ra tai nạn: thí dụ người đi xe máy đi vào phần đường của xe ô tô và ô tô đâm vào người đi xe máy thì việc xử lý vi phạm vẫn chưa được công bằng. Hãy công bằng giải quyết điển hình theo hình thức ai sai sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường cho bên bị hại. Hãy xét xử một vụ điển hình và xử công khai, tôi hy vọng việc đi sai làn đường chắc chắn sẽ giảm. Hãy xử phạt nghiêm khi người tham gia giao thông vi phạm. Việc đội mũ bảo hiểm cho người đi xe máy là một thành công trong an toàn cho người tham gia giao thông mà chúng ta đã làm được. Bùi Liên Anh, Thợ Nhuộm, Hà Nội, lienanh42@...
 

Việc phân làn đường cho xe máy và ô tô ở Hà Nội, hiện đang thí điểm tại đường Đại Cồ Việt bị thất bại là phải do thiếu tính đồng bộ. Đồng bộ ở đây được hiểu bao gồm quy mô đường sá, phân làn đường bằng tín hiệu đèn, biển báo... Đường rộng mới chỉ là một yếu tố cần, nhưng chưa đủ. nguyen_dan12@...

 

Theo tôi, đó là sự vô ý thức của người dân và việc thực thi pháp luật từ cả phía người dân và nhà chức trách. Nếu dự án chỉ làm 1 tháng, 2 tháng hay nhiều là 1 năm thì làm sao có thể thay đổi ý thức của người dân được. Thử làm 2, 3 năm liền, ngày nào cũng làm, ngày nào cũng tuyên truyền và xử phạt thật nghiêm chứ không phải xử phạt tiêu cực thì tôi tin rằng sẽ thành công. yeuem123@...
 

Theo tôi, ý thức chấp hành giao thông của người dân rất thấp, thậm chí 1 số người biết nhưng vẫn cố tình vi phạm. Cách làm tốt nhất là phải phạt các trường hợp vi phạm. Các biển hướng dẫn làn xe cần đủ lớn và treo thấp để đập vào mắt người tham gia giao thông, trên biển cần ghi rõ mức tiền phạt nếu vi phạm để răn đe. Chỉ có như vậy mới hy vọng lập lại trật tự giao thông. Nguyễn Hưng Nam, Ngô Quyền, Hà Nội, nhnam@...
 

Do chế tài chưa đủ mạnh

 

Thực ra, việc phân luồng giao thông tại tuyến đường trên không khó, chỉ khó một điều là chế tài xử lý có đủ mạnh để răn đe người tham gia giao thông hay không. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng phải thường xuyên tuần tra và xử lý đột xuất sẽ làm tăng ý thức của người tham gia giao thông, chứ không phải mang đủ các loại xe ô tô, xe máy đứng ngồi cả chục người tại tuyến đường đó là sẽ giải quyết được. Ngo Hai, Hà Nội, vietphap.school@...

 

Tôi thường xuyên phải đi làm qua tuyến đường Trường Chinh và Láng, ở đây không chỉ có chuyện lấn chiếm làn đường (việc này cũng dễ hiểu do đường quá hẹp) mà tại đường Trường Chinh thường xuyên xảy ra tình trạng đi hẳn sang phần đường của hướng ngược lại, mặc dù đã có dải phân cách cứng. Tôi thấy hiện tượng này xảy ra thường xuyên nhưng hầu như không bị xử phạt.

 

Và có lẽ, chính vì thế mà không ai bảo ai, cứ tắc là đi sang bên kia đường. Như vậy, luật cấm đi ngược chiều đã được chúng ta đưa ra rõ ràng, nhưng lại không được thực thi, và chính việc không được thực thi làm cho luật của chúng ta thiếu tính răn đe và càng làm cho mọi việc trở nên lộn xộn. Cao The Phong, Hoàng Mai, Hà Nội, caothephongvt@...

 

Theo tôi được biết, tại CHLB Đức, Luật Giao thông rất chặt chẽ. Đèn đỏ cho dù không có cảnh sát nhưng không ai dám vượt qua. Bởi vì mọi người nghĩ nếu mình làm sai thì sẽ ảnh hưởng đến người khác. Muốn được như vậy, luật pháp phải nghiêm minh. Tôi đã lái xe 20 năm nhưng chưa lần nào dám vượt đèn đỏ. Nguyen Tai Thuong, CHLB Đức, taithu@...

Nên bắt buộc ô tô đi đúng làn đường trước
 
Bạn tham gia giao thông ở Hà Nội rồi vào TP.HCM thì sẽ thấy sự khác biệt. Ô tô trong TP.HCM luôn đi đúng làn đường của mình, cho dù đường có tắc nghẽn thì họ vẫn đi đúng làn. Tuy rằng đôi lúc vẫn có xe cố chen lên nhưng hiện tượng xảy ra vẫn rất hiếm. Vậy thì tại sao TP.HCM làm được mà Hà Nội không làm được, Hà Nội mật độ xe cộ vẫn chưa đông bằng TP.HCM. Thiết nghĩ, trước mắt, nên bắt buộc các xe ô tô nên đi đúng làn đường của mình, còn nếu vi phạm nên dùng những biện pháp mạnh. Tôi ủng hộ việc nâng cao mức phạt dành cho ô tô.Tùng Lâm, Hoàng Mai, tunglam75@...
 

Phân làn đường tại Hà Đông chưa hợp lý


Nhân đọc bài phân làn đường trên tuyến đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, gần đây tôi thấy trên tuyến đường đi qua cầu Trắng về phía nội thành Hà Nội cũng đã phân làn đường. Tuy nhiên, có lẽ cơ quan chức năng chưa tìm hiểu kỹ tuyến đường này. Tuyến này có 3 làn đường, 1 làn cho xe máy, 2 làn cho ô tô. Phân làn như vậy là chưa hợp lý bởi lưu lượng xe máy trên tuyến này rất lớn, lớn hơn ô tô. Có lẽ nên quy định ai chịu trách nhiệm phân làn phải đi thử thì việc phân làn mới hợp lý chăng? Nguyễn Duy Trung, Hà Đông, duytrung103@... 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,
/script>