221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1187646
Hoan nghênh sự thận trọng với dự án bô-xít Tây Nguyên
1
Article
null
Thư bạn đọc trong tuần (từ 6-12/4):
Hoan nghênh sự thận trọng với dự án bô-xít Tây Nguyên
,

 - Tuần qua, thư phản hồi của bạn đọc tập trung phần lớn về dự án bô-xít Tây Nguyên. Những vấn đề như nhặt sạn cho sách giáo khoa, nước sạch cũng nhận được nhiều ý kiến quan tâm. 

 

Khai thác bô-xít. (Ảnh VNN)
Hội thảo khoa học về các dự án bô-xít Tây Nguyên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Hàng trăm bạn đọc đã gửi thư tới VietNamNet hoan nghênh quyết định của Chính phủ cũng như bày tỏ sự lo lắng nếu các dự án bô-xít Tây Nguyên được triển khai thiếu căn cứ khoa học...

 

Hoan nghênh quyết định của Chính phủ

 

Bạn Lê Văn Ngọ, Chùa Bộc, Hà Nội, levanngo@... viết: "Tôi thấy kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội thảo khoa học về dự án bô-xít Tây Nguyên là rất đúng. Chúng ta cần hết sức quan tâm đến môi trường. Về lĩnh vực này, lâu nay ở nước ta, các doanh nghiệp (trong và ngoài nước) thường nói thì rất hay nhưng làm thì rất dở và sai lầm hầu như không thể sửa chữa.

 

Trong khi luật pháp nước ta về môi trường chưa được quy định chặt chẽ, năng lực quản lý của các cơ quan chuyên môn còn hạn chế thì cần phải hết sức thận trọng. Ngoài ra, có một số vấn đề mà tôi nghĩ là mấu chốt, đó là, Tây Nguyên có một vị trí đặc biệt về mặt địa lý, liên quan đến an ninh quốc phòng nên vấn đề cần có ý kiến của các nhà nghiên cứu chiến lược của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng là cần thiết".

 

"Hoan nghênh quyết định của Chính phủ. Chúng ta chưa nên đánh đổi sự phát triển bằng mọi giá. Khu vực Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, có một địa bàn còn quan trọng hơn nhiều, đó là thế trận lòng dân. Các dân tộc ở Tây Nguyên đã chịu nhiều gian khó. Nay một dự án lớn như vậy phải có đánh giá tác động văn hóa và môi trường rõ ràng để không làm ảnh hưởng tới cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên", trao đổi của bạn Phan Đình Hiệu, ĐH Kinh tế Quốc dân, phdinhhieu@...

 

Không thể chỉ vì lợi ích kinh tế!

 

Bạn Minh Dương, Hà Nội, ngo_environment@... viết: “Tôi đã theo dõi diễn biến dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên trong thời gian qua. Theo tôi, khai thác bô-xít trên diện rộng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng, nhất lại là khu vực nhạy cảm như Tây Nguyên. Rừng bị tàn phá, dân phải di dời, một số loài bị tiêu diệt... dẫn đến hủy hoại đa dạng sinh học, môi trường sinh thái và hậu quả là toàn bộ khu vực hạ nguồn gồm Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ sẽ gánh chịu lũ lụt, thiên tai hàng năm.

 

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường từ việc khai thác sẽ không ước lượng nổi. Đến lúc đó mới bàn biện pháp ứng phó hay sao? Ai sẽ là người gánh chịu hậu quả? Chúng ta đừng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua những thiệt thòi đối với các thế hệ sau. Hãy phát triển một cách bền vững!”.

  

Bạn Nguyễn Hậu, Thái Hà, Hà Nội, nguyenhauthaiha@... góp ý với Chính phủ: “Để dự án khả thi, tôi nghĩ cần hội đủ nhiều điều kiện như sau:

 

Thứ nhất, có các nghiên cứu khoa học về kỹ thuật - công nghệ khai thác, công nghệ xử lý chất thải “bùn đỏ” độc hại, các nghiên cứu về tác động dây chuyền về môi trường tự nhiên và xã hội, an ninh, quốc phòng… Và dự án chỉ được thực hiện khi bảo đảm được khả năng giám sát của Quốc hội, của các cơ quan chuyên môn, của chính quyền và nhân dân.

 

Thứ hai, dự án phải nằm trong quy hoạch phát triển bền vững về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của vùng chiến lược Tây Nguyên và cả nước trong hiện tại và tương lai. Nếu làm thì phải bảo đảm hiệu quả kinh tế cả trước mắt và lâu dài. Dự án này liên quan đến nhiều vấn đề lớn như: giao thông, cân đối nguồn cung cấp nước cho cây trồng, cân đối khả năng cung cấp điện… Theo tôi, hướng chủ yếu nên là chỉ khai thác bô-xít khi ta có ngành công nghiệp nhôm phát triển, hạn chế việc trở thành nhà cung cấp nguyên liệu thô rẻ mạt cho nước ngoài.

 

Tôi nghĩ Chính phủ cần thận trọng trong triển khai thí điểm và giao nhiệm vụ cho các ngành và địa phương triển khai và nghiên cứu đánh giá, giám sát… Những việc làm này thể hiện trách nhiệm cao đối với đất nước và nhân dân”.

 

Cần có trách nhiệm, tinh thần cầu thị trong biên soạn SGK

 

Cần phải sửa cho SGK trong sáng, dễ hiểu. (Ảnh VNN)

Trong tuần, loạt bài phản biện của nhóm soạn giả SGK về các góp ý nhặt sạn của bạn đọc Văn Hiến cũng nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Hầu hết ý kiến cho rằng các bên cần có tinh thần cầu thị, xây dựng để có những cuốn SGK hoàn thiện đến với các em học sinh.

 

Bạn Chi Nguyễn, TP.HCM, chinguyenlananh@... viết: “Thời gian gần đây chúng tôi đã đọc nhiều bài viết liên quan đến "lỗi" hoặc "thông tin chưa chính xác" trong bộ SGK mới. Trước hết, thay mặt phụ huynh học sinh, chúng tôi cảm ơn các tác giả, những người rất tâm huyết, đã có những cống hiến nhất định cho nền giáo dục nước nhà. Mặc dù vậy, liên quan đến vấn đề góp ý, phản biện về các cuốn sách thì tôi nghĩ không nên tranh luận như những gì đang xảy ra. Tôi cũng đồng ý, chưa chắc ý kiến phản biện đã đúng. Nhưng tôi chắc chắn rằng, những ý hoặc câu chữ mà được người đọc đề nghị sửa chắc chắn có vấn đề (ít nhất là khâu diễn đạt).

 

Theo tôi, những người phản biện cũng rất quý thời gian và họ đã đọc để góp ý cho bộ SGK hoàn thiện hơn là rất đáng trân trọng. Đây cũng là vấn đề xuất phát từ thực tiễn là chương trình dạy học của các cháu gần đây rất lạ, lạ vì những thế hệ đi trước không kịp cập nhật, lạ vì thông tin trong sách không chính thống, lạ vì cách diễn đạt lờ mờ…

 

Qua các bài viết của các vị, tôi nghĩ cần tiến hành cuộc hội thảo để làm rõ những vấn đề tồn tại trong SGK, sau đó công bố kết quả hội thảo trước công luận. Như vậy, cuộc tranh luận sẽ hiệu quả hơn và không còn phải băn khoăn là ai giỏi hơn ai nữa. Tôi rất mong rằng những nhà giáo, những nhà khoa học đủ tính kiên nhẫn cần thiết để quan sát, để lắng nghe và hoàn thiện”. 

 

“Tôi đồng tình với việc đã là SGK thì phải đúng, chính xác, khoa học... nhưng không vì thế mà ta lại đi làm các việc "bới lông tìm vết". Tôi đồng ý, có thể phải sửa hết những lỗi, nhưng không vì thế mà ta quy kết cho văn học, cho người và cho nhiều thứ liên quan khác mà trong đó có thể có chứa đựng lỗi chẳng liên quan đến bản chất sự việc đó cả như lỗi chính tả, lỗi biên soạn...

 

Làm sao cứ mắc sự này vào sự kia, thế thì đến bao giờ mới hết lỗi? Làm có thể có sai nhưng không làm thì chẳng bao giờ có gì hết. Sai đâu, sửa đấy, rồi sẽ tốt. Mọi người chung tay xây dựng thì mới được, tất nhiên là không nên làm bừa, làm ẩu. Cần nhất là phải có tâm!”, ý kiến của bạn Nguyễn Minh Trí, Hà Nội, triqlb@...

 

Nước sinh hoạt tại nhiều khu vực có mùi lạ

 

Nước máy tại nhiều khu vực trong HN có mùi lạ. (Ảnh VTC)

Trong tuần qua, rất nhiều bạn đọc gửi thư tới toà soạn VietNamNet phản ánh nước sinh hoạt đang sử dụng có mùi lạ, đề nghị cơ quan quản lý giải thích, làm rõ.

 

Tôi sống ở phường Trung Hoà thấy nước có mùi mốc, pha trà mất luôn mùi trà và mùi mốc vẫn lấn át. Tôi có máy đo độ dẫn điện và độ khoáng hoá của nước. Trước khi có nước mới, độ khoáng hoá của nước là 0,22g/l, bây giờ là 0,11g/l. Như vậy, nước nhạt hơn nhưng lại có mùi.

 

Nước sông suối ở đầu nguồn thường có độ khoáng hoá nhỏ và thiếu một số chất vi lượng, nhất là brôm, iốt, flo và đôi khi có nhiều chất hữu cơ gây mùi. Nếu là chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên thì không có mùi này. Nước thiếu iốt gây bệnh bướu cổ nên nhân dân miền núi thường hay mắc bệnh này, bây giờ sử dụng nguồn nước này cho người dân thành phố liệu có xuất hiện bệnh bướu cổ? Đề nghị cơ quan quản lý giải thích cho rõ ràng để chúng tôi khỏi hoang mang. (Hoàng Văn Hưng, đường Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội).

 

Chúng tôi là những người dân tại khu vực tổ 41 phường Trung Hoà rất bất bình về việc nước Sông Đà hiện nay mà khu vực chúng tôi đang phải sử dụng hàng ngày.

 

Đã gần 1 tháng nay, toàn khu vực dân cư chúng tôi rất khổ sở khi phải dùng nước Sông Đà. Cơm ăn không ngon, uống không được, những dụng cụ đựng nước thì tự nhiên biến màu. Cơm nấu lên thì vữa, ăn khó, nước uống sau khi đun có mùi rất khó chịu. Nước dùng để vệ sinh rửa mặt, đánh răng thì không thể chịu nổi, cố gắng ngậm nước trong mồm mà đừng nghĩ gì đến nước.

 

Chúng tôi không hiểu vì sao nước sạch lại như vậy, người dân mất tin tưởng về nước sạch Sông Đà. Chúng tôi sẽ phải chịu đựng đến bao giờ khi phải dùng nước sạch như vậy mà tiền túi của mình vẫn phải móc ra trả một cách phi lý? (Hoàng Hạnh Hoa, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội)

 

Tôi là một người dân hiện đang sống tại khu vực phố Nhân Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khoảng nửa tháng trở lại đây, nguồn nước sinh hoạt ở khu vực này bị nhiễm bẩn khá nghiêm trọng. Tôi không biết là nguyên nhân từ đâu nhưng được biết nhiều gia đình trong phố cũng chịu tình trạng chung như gia đình tôi.

 

Nguồn nước có mùi mốc rất khó chịu, mùi này chỉ giảm đi khi dùng bình lọc để lọc (thực tế là gia đình chị bạn tôi ở tầng trên cũng vừa mới mua bình lọc để lọc nước nhưng vẫn chưa thực sự triệt để được), chứ đun sôi thì không sử dụng được, thậm chí là nước này chỉ dùng để rửa rau và sau đó tôi dùng nước đã lọc để nấu mà mùi vẫn còn rất khó chịu. (Giang Thu Thao, giangthuthao@...).

 

Hơn 1 tuần nay, tôi cũng thấy mùi lạ trong nước. Đánh răng tôi cũng phải đánh vội. Uống nước cũng hạn chế, thậm chí sợ uống nước đun sôi, có lúc phải nhịn đến cơ quan uống bù. Tôi nghe nói nguồn nước gia đình chúng tôi sử dụng mới được đổi sang nước Sông Đà. Đề nghị các cơ quan có trách nhiệm trả lời thỏa đáng về hiện tượng mùi lạ trong nước cho chúng tôi. (Minh Ngọc, Thanh Xuân Nam, Hà Nội).

 

Ngoài ra, trong tuần, VietNamNet nhận được một số phản ánh sau:

 

Rác ngập tràn mặt nước. (Ảnh: Phạm Thịnh)
Khu đô thị mới thành nơi đổ rác. Tại một khu đô thị mới nằm đối diện với con đường dẫn vào UBND xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội lâu nay vẫn chình ình một bãi rác khổng lồ. Mặt nước rộng hàng trăm m2 đã bị bao phủ bởi… rác. Trên đó còn rất nhiều xác động vật đang phân huỷ bốc mùi rất khó chịu.

 

Trên những đoạn vỉa hè nằm sát đường cũng là nơi tập kết những lô sản phẩm gốm sứ hỏng, gạch đá vụn, túi bóng, bìa cát tông và vỏ hoa quả. Cảnh quan đô thị đang bị xâm phạm rất nghiêm trọng.

 

Đề nghị UBND xã Bát Tràng có những biện pháp thích hợp để cải tạo không gian nơi đây ngày một khang trang sạch sẽ để du khách đến Bát Tràng không còn phải chứng kiến cảnh này. (Pham Thinh, thinhpx@...)

 

Thất vọng về Ban Tổ chức lễ hội hoa anh đào. Đến với lễ hội hoa anh đào lần này, tôi thấy thật thất vọng trước cách tổ chức lễ hội thiếu khoa học. Trên các trang báo quảng cáo về lễ hội, không có trang báo nào nói rằng hoa anh đào thật chỉ xuất hiện vào khoảng 10 sáng Chủ nhật ngày 12/4/2009.

 

Người dân nô nức đến xem, mang theo cả con nhỏ để rồi tất cả đều buồn bã ra về khi chỉ được ngắm những cành hoa lụa được bảo vệ vô cùng cẩn mật. Trước đó, họ đã phải vất vả để tìm được một chỗ để xe ở bên ngoài sân vận động với giá cắt cổ 10.000đ/xe. Không hiểu vai trò của Ban Tổ chức ở đâu khi trên vỉa hè, nơi để xe do Ban Tổ chức quản lý vẫn còn chỗ để xe nhưng họ lại được trả lời là không còn vé (lúc này là khoảng 19h10 ngày 10/4/2009).

 

Đến khu vực xem phim, một đoàn người chen chúc chờ đợi để được vào xem phim. Phim chiếu lúc 19h30 là phim hoạt hình (trong quảng cáo không yêu cầu phải có vé). Phim chiếu lúc 20h30 tối là phim cần phải có vé (đã phát 500 vé ngày 07/4/2009). Nhưng khi người lớn dẫn trẻ em vào xem phim hoạt hình thì tất cả lại được yêu cầu phải có vé mới được vào xem?! Tại sao lại phải cần đến 5-6 người soát vé và xếp hàng vất vả như vậy mới được vào trong khi lượng ghế ngồi trong sân vận động thừa đủ cho tất cả mọi người vào xem?!

 

Ngồi chờ trong sân vận động tới 30 phút mà phim vẫn chưa chiếu, khiến cho không ít người sốt ruột bỏ về. Thế là diễn ra nghịch lý, người ngồi trong thì muốn bỏ ra ngoài, người ở ngoài thì muốn được vào trong. May thay, sau 35 phút thì phim hoạt hình cũng được chiếu, một bộ phim có mở đầu nhưng không có kết thúc. Nó có vẻ giống như một tập đầu tiên trong một bộ phim nhiều tập. Chắc là Ban Tổ chức cũng chưa xem xét kỹ nội dung của phim trước khi trình chiếu. Hi vọng rằng Ban Tổ chức sẽ rút kinh nghiệm để những lễ hội sau sẽ diễn ra tốt đẹp hơn. (Nguyễn Lê Hoa, Hà Nội, nguyenlehoa2000@...) 

 

Gửi xe tại cơ quan nhà nước phải mất phí. Tôi được biết hiện nay khi đến các cơ quan hành chính của Nhà nước để giao dịch đều không mất phí gửi xe. Tôi đã nhiều lần đến trụ sở UBND TP. Hà Nội cũng không mất tiền gửi xe. Nhưng tôi đến làm hộ chiếu tại phòng xuất nhập cảnh của Công an TP. Hà Nội tại 89 Trần Hưng Đạo, người trông xe đã thu của tôi 3.000 đồng/1 xe máy. Người trông xe không có vé theo quy định của Tổng cục Thuế mà chỉ có vé ép plastic tự chế. Tôi nghĩ, tại một cơ quan công an mà để xảy ra tình trạng như trên là không thể được. 3.000 đồng/ xe không phải là vấn đề lớn mà chủ yếu ở đây đã không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước tại một cơ quan công quyền. (Hoàng Tuấn, Hà Nội)

 

VietNamNet xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,