221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1192366
Không việc làm ...học tiếp!
1
Article
null
Không việc làm ...học tiếp!
,

 - Ra trường, mong có một việc làm ổn định, đúng chuyên ngành là mơ ước của đại đa số sinh viên ngồi trên giảng đường. Tuy nhiên, đối mặt với tình trạng kinh tế suy thoái hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp mong cứu vãn tình thế bằng cách giảm biên chế, khiến hàng ngàn người thất nghiệp thì cơ hội xin việc cho sinh viên mới ra trường càng mong manh hơn.

 

Xin được việc làm, quá khó

 

SV mới ra trường tại một trung tâm giới thiệu việc làm. (Ảnh: Cao Minh)
Đứng tần ngần mãi bên cái bảng dán chi chít những thông tin tuyển dụng của Trung tâm Giới thiệu việc làm Báo Lao động Thủ đô (phố Yết Kiêu, Hà Nội), Phạm Thu Thủy vẫn chưa có đủ dũng khí để bước vào bên trong làm thủ tục.

 

Thủy học Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật tổng hợp, ra trường từ tháng 9 năm ngoái, đã đi xin việc nhiều nơi nhưng rồi cũng… mất việc nhiều nơi. Từ Ninh Bình ra Hà Nội học, Thủy ở lại thành phố kiếm việc làm vì nghĩ rằng với chuyên ngành kế toán của mình về quê khó lòng xin nổi một công việc ổn định. Nhưng, “bám trụ” ở Hà Nội thì con đường tìm việc của Thủy cũng không kém phần gập ghềnh.

 

Thủy đã từng làm kế toán cho một công ty cổ phần, nhưng lương thấp, làm việc lại vất vả, đã thế hàng tháng còn bị công ty giữ lại một phần lương… để làm gì thì không rõ! Không còn cách nào khác, Thủy đành chấp nhận bỏ việc mong tìm được một công việc khác lương cao và ổn định hơn.

 

Thủy tâm sự: “Ra trường, ai chẳng muốn tìm được công việc đúng ngành, đúng nghề mà mình đã được đào tạo và phát huy được sở trường của mình. Nhưng, bây giờ tìm được việc làm như thế khó quá. Em giờ cũng chẳng có tham vọng tìm việc đúng chuyên môn nữa, chỉ cần có việc để làm, có lương để tự nuôi sống mình là được rồi”.

 

Thủy cũng đã có thời gian đi làm nhân viên bán hàng quần áo cho các cửa hàng, nhưng công việc này cũng không phải dễ vì phải đặt cọc tiền và ăn theo phần trăm sản phẩm, thu nhập bấp bênh mà vẫn cứ lo nơm nớp vì “không biết mình bị đuổi việc lúc nào”.

 

Khác với Thủy, chị Nguyễn Thị Huệ, quê ở Thái Bình, học Cao đẳng Giao thông Vận tải, ra trường tháng 8/2008. Hồi mới ra trường, khi đăng nhu cầu tìm việc trên báo, đã có người gọi điện cho Huệ đến nhận việc. Đi làm được một thời gian, công việc lúc có, lúc không nên Huệ đành bỏ. Huệ mong muốn tìm được việc làm chấp nhận lương thấp để lấy thêm kinh nghiệm, rồi học liên thông lên đại học mong ra trường có một công việc tốt hơn.

 

Hiện nay, sinh viên ra trường đang đối diện không chỉ với nguy cơ thất nghiệp và cơn “khát” việc làm của mình mà còn đối diện với nguy cơ bị lừa đảo bằng nhiều hình thức.

 

Các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm mọc lên như “nấm sau mưa”, trong đó, có không ít những trung tâm ảo, lừa đảo. Chiêu lừa người xin việc nộp hết tiền phí này đến tiền phí kia, rồi nộp cả tiền… hướng dẫn học việc dường như đã quá quen thuộc.

 

 

Học tiếp để tìm cơ hội

 

Ra trường, chưa thể có công việc ngay nên rất nhiều bạn sinh viên đã tìm cho mình những hướng đi khác chờ thời cơ. Không ít người tìm cho mình một lối đi khác là học tiếp để tìm cơ hội mới, đã học trung cấp thì sẽ cố học lên cao đẳng, hay từ cao đẳng lên đại học, từ đại học lên cao học…

 

Huệ đã chọn giải pháp học tiếp lên đại học để mong có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn. Huệ nói: “Bây giờ, em vẫn đi tìm việc, mong muốn lấy được nhiều kinh nghiệm để khi học liên thông đại học xong đi xin việc dễ dàng hơn”.

 

Cũng giống Huệ, anh Nguyễn Trung Kiên, quê Quảng Ninh, từng học ở Trường Đại học Công Nghiệp, ra trường đã 3 năm nay vẫn chưa tìm được việc làm ưng ý. Cũng đã từng đi thử việc nhiều nơi nhưng rồi vì lý do này, lý do kia mà không thể tiếp tục làm nữa. Thất nghiệp, ở nhà cũng chán nên anh “làm liều” thi lại vào Đại học Luật học tiếp vì “nghe đâu” có người quen làm ở ngành luật và “cũng nghe đâu” ngành này ra trường cũng dễ xin việc hơn. Hiện nay, anh đã là sinh viên năm thứ 2 của Trường Đại học Luật và vẫn đang tìm việc làm tạm để viết nốt giấc mơ của mình.

 

Không chỉ riêng với những người đã ra trường, có rất nhiều sinh viên năm cuối đã vạch sẵn ý định nếu ra trường không xin được việc sẽ thi để học lên tiếp, mong có bằng cấp cao hơn để xin được việc tốt hơn. Nhưng liệu học cao có giúp họ xin việc dễ dàng hơn?   

  • Lê Huyền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,