221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1201802
Mức học phí mới quá cao với số đông người dân VN
1
Article
null
Thư bạn đọc trong tuần (11-17/5/2009):
Mức học phí mới quá cao với số đông người dân VN
,

 - Tuần qua, đề án tăng học phí tiếp tục là chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Đề nghị tăng thời gian công tác của tiến sĩ, vụ con giết cha man rợ… cũng nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc.

 

Mức học phí mới quá cao so với đa số người dân

 

Học phí cao có thể khiến nhiều SV nghèo bỏ học. (Ảnh: ntu.edu.vn)
Trong tuần, việc Bộ GD-ĐT chính thức trình UBTV Quốc hội đề xuất mức học phí mới đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của người dân. Hầu hết đều cho rằng mức học phí này quá cao so với số đông gia đình VN.

 

Bạn Phạm Văn Duy, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên viết: “Tôi rất đồng tình với việc tăng học phí để có ngân sách đầu tư cho các trường ĐH. Tuy nhiên, tôi cũng đóng góp ý kiến là việc tăng học phí đối với sinh viên 50% là quá cao. Thời điểm hiện tại, giá sinh hoạt tăng đã làm cho sinh viên rất khó khăn. Giờ lại tăng giá học phí sẽ làm cho những sinh viên ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo sẽ càng khó khăn hơn nữa. Nó sẽ tác động đến chất lượng học tập do tiền trợ cấp từ gia đình có hạn. Tôi mong rằng Bộ GD- ĐT có những chính sách hợp lý để có thể giúp những sinh viên nghèo yên tâm học hành và có một cuộc sống ổn định không gây tâm lý, ảnh hưởng từ việc tăng học phí”.

 

Nhiều bạn đọc đề nghị khảo sát thực tế đời sống của người dân để điều chỉnh mức học phí phù hợp. Bạn Vũ Quốc Vinh, TP.HCM, quocvinh@... có thư: “Chính phủ vừa trình UBTV Quốc hội thông qua mức khung học phí quá cao vừa qua làm người dân thường chúng tôi vô cùng lo lắng. Với mức khung học phí cao gấp vài lần hiện nay khiến người dân thường như chúng tôi phải suy nghĩ nhiều, đặt ra nhiều câu hỏi, sự so sánh không mong muốn trong cuộc sống hiện tại.

 

Với mức khung học phí đại học công lập Chính phủ vừa trình UBTV Quốc hội thông qua thì thực sự chỉ có con nhà khá giả mới có khả năng theo học. Học đại học, chúng tôi còn phải lo hàng trăm khoản khác ngoài học phí như tiền ăn, tiền ở, tiền đi lại, sinh hoạt phí, mua sách vở... Trước khi trình thông qua Quốc hội, các vị lãnh đạo ngành giáo dục, tài chính nên khảo sát mức thu nhập thực tế của đại bộ phận dân chúng tôi (tầng lớp nông dân, công nhân có thu nhập thấp) để đưa ra mức khung học phí đại học công lập cho phù hợp”.

 

“Khi đọc đề án học phí mới, tôi cảm thấy giật mình khi mức đóng học phí tăng quá nhanh, gấp 2-3 lần mức học phí hiện tại. Đề án học phí mới đã không bám sát thực tế thu nhập của đại đa số người dân. Tôi nghĩ, Bộ GD-ĐT nên chờ kết quả cuộc khảo sát dân số năm 2009 để có một mức điều chỉnh học phí cho phù hợp. Nếu để mức học phí này thì sẽ có khoảng 1/2 số sinh viên và học sinh vùng nông thôn không dám đi học và không được đi học. Dù Nhà nước cho vay vốn ưu đãi nhưng với mức chi phí hiện tại cộng với mức học phí trong đề án thì trung bình 1 SV phải chi từ 1,2–1,8 triệu đồng/tháng, vượt quá xa tổng thu nhập của một hộ gia đình nông thôn”, ý kiến của bạn Mai Văn Tiệp, Thanh Hoá, tiepmv.cntt@...

 

Tăng thời gian công tác của TS không giải quyết sự thiếu hụt GV

Đề nghị của Bộ GD-ĐT tăng thời gian làm việc của tiến sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu giảng viên trong các trường ĐH, CĐ đã khiến không ít bạn đọc băn khoăn.

 

Bạn Hoang Thang, Hải Phòng, Thanggd1961hd@... bày tỏ lo lắng chính sách mới này sẽ không giải quyết được sự thiếu hụt giảng viên mà chỉ làm tăng số lãnh đạo “tham quyền cố vị”: “Việc thiếu giảng viên đại học đã được cảnh báo từ lâu. Bộ GD- ĐT chịu trách nhiệm về tính dự báo và quy hoạch đào tạo giảng viên. Tuy vậy, các cơ quan quản lý và đào tạo cán bộ cũng có trách nhiệm trong đó. Hiện nay, có hiện tượng đào tạo và sử dụng lãng phí nhân lực là người ta đua nhau đi học để không phải làm giảng viên. Nhiều người đi học tiến sĩ để sau đó làm... lãnh đạo. Cho nên, họ "lấy hết chỉ tiêu" đào tạo của các trường đại học và công cuộc đào tạo giảng viên còn là vấn đề nan giải”.

 

Nhiều người đi học TS để làm... lãnh đạo. (Ảnh minh họa: Báo Đất Việt)
Bạn Nguyen Hoa, ĐH Quốc gia Hà Nội, sonoproloco@... đề nghị nếu chính sách này đi vào thực tế thì phải kiên quyết loại bỏ tiến sĩ yếu kém dạy đến năm 65 tuổi: “Nếu tiến sĩ nào không giảng dạy được bằng tiếng nước ngoài, không có giáo trình, không biết dùng máy tính, không có công trình mang thông tin mới thì chúng tôi xin đề nghị: 1. Kiểm tra trình độ của tiến sĩ đó. 2. Kiểm tra nguồn vào sau ĐH của tiến sĩ đó. 3. Không nên để tiến sĩ đó dạy học và càng không nên để tiến sĩ đó dạy ĐH đến 65 tuổi”.

 

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt giảng viên cho các trường ĐH, CĐ, nhiều bạn đọc đề nghị về lâu dài, các trường cho giảng viên trẻ, thậm chí sinh viên giỏi đứng lớp và tạo điều kiện cho họ sớm được học cao học, nghiên cứu sinh. Bạn Nguyễn Quang Thái, Bắc Ninh viết: “Tôi không hiểu rằng tại sao người ta có thể huy động nguồn lực giảng viên bằng nhiều cách mà lại không làm nhỉ? Tôi lấy một ví dụ là ở bậc ĐH có nhiều sinh viên giỏi, nhà trường có thể dùng họ làm trợ giảng cho các khóa đàn em. Việc cử đi học cao học hay nghiên cứu sinh cũng thế.

 

Có thể cho những SV được giữ lại trường được học ngay, cho họ vay vốn với một lãi suất ưu đãi và có thể có cam kết nếu học xong quay lại nhà trường giảng dạy sau khoảng 5-7 năm sẽ được nhà trường chi trả các khoản vay đó. Làm như vậy, chúng ta sẽ có lực lượng giảng viên trẻ có trình độ mà không cần phải huy động đến các tiến sĩ tuổi trên 60. Nói chung, vấn đề tài chính cho các giảng viên trẻ học hành không quan trọng lắm với các trường trong công lập, quan trọng là nhà trường phải có chính sách dùng người tài. Muốn có chiến lược về nhân lực lâu dài phải có chính sách dùng người trẻ”.

 

Phẫn nộ vụ án con giết cha

 

Trong tuần, vụ giết người man rợ mà thủ phạm chính là con nạn nhân đã tạo ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Bên cạnh yêu cầu mức án phạt cao nhất dành cho kẻ giết cha, nhiều bạn đọc đề nghị cơ quan chức năng cần kiểm soát nghiêm ngặt các trò chơi bạo lực đang lan tràn và gia đình cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong giáo dục con em mình.

 

Bạn Bùi Văn Luận, Quảng Ngãi, vanluan_anh@... viết: “Tôi thật sự bị sốc và quá phẫn nộ với một kẻ ác độc và vô nhân tính đã ra tay giết cha đẻ của mình. Đây không còn là một hành động của con người nữa. Rất mong hành vi này sớm được xét xử trước pháp luật và đưa ra hình phạt cao nhất để loại trừ tên giết người ra khỏi xã hội”.

 

Bạn Hằng, Thanh Hoá, gautrang302@... bức xúc: “Một đứa con đã gây nên một tội ác tày trời như tên Thành thì dù có tử hình hay hình phạt nào cao hơn nữa cũng không hết tội, tội giết cha, người đã sinh ra và nuôi hắn lớn khôn. Tại sao trong xã hội bây giờ còn có người dã man và mất nhân tính như vậy? Có lẽ hắn không phải là con người nữa. Để xảy ra sự việc trên cũng có một phần trách nhiệm của gia đình, đó là buông lỏng trong việc quản lý và giáo dục con cái. Gần đây, báo chí đưa rất nhiều vụ việc phạm tội của các cô cậu đang tuổi học trò chỉ để lấy tiền chơi game. Những vụ việc đau lòng trên là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các ông bố bà mẹ trong việc quản lý và giáo dục con cái”.

 

“Đọc xong tin tôi không thể tin nổi trên đời này lại tồn tại một đứa con như vậy, không phải là người mà có thể xem đây là một con quái vật. Pháp luật cần trừng trị nghiêm minh. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần xem xét các loại trò chơi phi giáo dục truyền thống đang lưu hành rộng khắp xã hội VN hiện nay. Không thể biện minh cho hành động của con giết cha đẻ nhưng với môi trường, trò chơi có tính kích động như hiện nay thì thanh thiếu niên càng dễ thực hiện những hành động man rợ ngoài thực tế như trong trò chơi hoặc trong phim ảnh, báo chí...”, ý kiến của bạn  kk_hq@...

Ngoài ra, trong tuần, VietNamNet nhận được một số phản ánh sau:

 

Mưu sinh bất chấp hiểm nguy.
Mưu sinh bất chấp hiểm nguy. Xa lộ Đại Hàn đoạn từ ngã tư Gò Dưa tới ngã tư Bình Phước (Quận Thủ Đức, TP.HCM) là đoạn đường thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Dưới cái nắng như đổ lửa, giữa tiếng gầm rú của động cơ xe cơ giới và mịt mù khói bụi, len lỏi giữa 2 dòng xe những người lao động nghèo vẫn ngày ngày mưu sinh.

Nguy cơ xảy ra tai nạn cướp đi mạng sống luôn rình rập nhưng tất cả vì cuộc sống họ bất chấp tất cả, đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp can thiệp. Hà Nguyên, ĐH KHXH & NV TP. HCM

Ao trên quốc lộ. Hễ chỉ cần một trận mưa nhỏ là đoạn quốc lộ 47 (dài khoảng 300m) từ địa bàn thôn Tân Tự, xã Đông Tân đến phố Cao Sơn, thị trấn Nhồi, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) thành nhiều cái "ao" bất đắc dĩ giữa lòng đường, gây khó khăn cho người và  phương tiện giao thông mỗi khi qua đây.

Do đây là tuyến đường cửa ngõ phía tây vào thành phố Thanh Hóa, nối các huyện miền xuôi với 11 huyện miền núi của tỉnh, nên hàng ngày trên quốc lộ 47 có hàng nghìn lượt ôtô các loại chạy qua. Trong đó, có hàng trăm lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, hành khách, hàng hóa quá tải chạy trên tuyến đường này làm nền đường bị xuống cấp nghiêm trọng.

Ao giữa quốc lộ.
Vào mùa nắng thì bụi bay mù mịt, người qua đường phải bịt mặt; cây cối, nhà cửa hai bên đường bị phủ bởi một lớp bụi dày. Vào mùa mưa thì chỉ một cơn mưa vừa đường đã ngập trắng, làm đoạn đường này biến thành "ao".

Vì vậy, cứ mỗi lần ôtô chạy qua nước bắn tung tóe vào người đi đường. Nhiều xe máy qua đây nước ngập ống pô làm chết máy giữa đường rất nguy hiểm. Nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trên tuyến đường này nhất là về đêm do đường xấu, lái xe không làm chủ tốc độ. Tình trạng này đường xấu vẫn tồn tại nhưng không thấy cơ quan chức năng có biện pháp sửa chữa. Xuân Thủy, binhminhvov@...

VietNamNet xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác của các bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,