221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1209354
Cấm nhân viên cơ sở y tế công "chân trong chân ngoài"?
1
Article
null
Cấm nhân viên cơ sở y tế công 'chân trong chân ngoài'?
,

 - Trao đổi về dự luật khám chữa bệnh, nhiều ý kiến cho rằng dự luật cần quan tâm hơn nữa tới quyền lợi của người dân. Một số ý kiến khác gợi ý việc cấm các nhân viên cơ sở y tế công tham gia làm ngoài để đảm bảo chất lượng.
 

Góp ý về thái độ phục vụ của bác sĩ

 

Dự luật khám chữa bệnh cần quan tâm hơn nữa tới quyền lợi của người dân. Nguồn: nguoivienxu

Tôi biết rằng hiện nay cường độ làm việc của bác sĩ hơi bị quá tải nên nhiều lúc không kiểm soát được hết công việc của mình. Nhưng trong cuộc sống hiện đại bây giờ, rất nhiều công việc có áp lực cao, vì vậy, tôi mong rằng các bác sĩ hãy hiểu điều đó và có thái độ phục vụ người bệnh của mình tốt hơn.

Tôi có mấy lần đưa người thân đến bác sĩ để khám bệnh, gặp một bác sĩ nam ở khoa sinh sản của Bệnh viện Đa khoa ĐN, vợ tôi đang mang thai nhưng đang bị yếu. Bác sĩ khám bệnh gì mà nghe toàn quát nạt, la hét làm vợ tôi cũng hoảng và khai báo bệnh không đúng dẫn đến việc kết luận của bác sĩ làm cho vợ chồng tôi cũng hoảng.

 

Tuy nhiên, khi chúng tôi đi chỗ khác siêu âm thì mọi chuyện không đến nỗi nào và hiện nay mẹ và thai nhi (khoảng 03 tháng) đang bình thường. Thiết nghĩ "Lương y như từ mẫu" mà vị bác sĩ kia làm như vậy thì chúng tôi và những khách hàng cũng thấy buồn. Trương Linh, Đà Nẵng, truonglinh75@...
 

Tôi đồng ý với quan điểm của ĐB Trương Thị Mai. Cần phải có một chương riêng để đảm bảo quyền lợi của người dân khi khám chữa bệnh. Thực tế rất nhiều cơ sở y tế và bệnh viện hành người dân khi khám và cấp cứu. Các vị có thấu cái cảnh người nhà bị nguy kịch khi đưa đến BV lại không được cứu chữa kịp thời? Muốn được cứu ngay ư - Tiền!? Đó là điều có thật.

 

Tâm lý chung là cứu người là trên hết nên ai cũng sẽ phải bỏ tiền ra, nhưng niềm tin vào đội ngũ y, bác sỹ không còn nữa. Không thể nói là con sâu làm rầu nồi canh khi mà đâu đâu cũng như vậy. Vẫn còn nhiều đó những bác sỹ tận tụy với nghề, lương y như từ mẫu, nhưng khi xã hội hoá ngành y thì những điều đó cũng sẽ ngày càng ít đi. Những người làm luật cần phải đặt mình vào vị trí của người thầy thuốc và người dân. Trần Văn Long, TH, newstar_272@...

 

Tôi thấy bất bình một điều rằng khi hỏi 100 người đi khám bệnh về thì hầu như cả 100 người đều ngán ngẩm lắc đầu về thái độ thờ ơ và lương tâm nghề nghiệp của thầy thuốc, một nghề thầy cao quý trong xã hội, đức tính "Lương y như từ mẫu" đâu mất rồi... Phí Văn Hưng, Từ Liêm, Hà Nội, PV2H.linh@...

Cần đánh giá chất lượng khám chữa bệnh tư nhân

 

Nhân Quốc hội đang dự thảo Luật Khám chữa bệnh, tôi xin có ý kiến. Nhà nước cần phải có tiêu chí đánh giá chất lượng khám chữa bệnh tư nhân bởi các cơ sở này rất lạm dụng thuốc nhất là đối với trẻ em. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao phòng khám tư nhân nhiều mà bệnh tật người dân ngày càng tăng. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nguyen Ha Thu, Hà Đông, Hà Nội, hadongnht@...

Cấm các nhân viên cơ sở y tế công tham gia làm ngoài?

 

Tình trạng các nhân viên y tế "chân ngoài dài hơn chân trong" đang hiện hữu ở bất cứ nơi nào ở nước ta, người dân thì rất khổ do thái độ khi làm việc ở cơ sở y tế công của nhân viên y tế. Tất cả là do luật của ta không rành mạch, xử lý vi phạm lại không nghiêm. Không thể ngụy biện bằng lý do thu nhập được.

 

Theo tôi, cần nghiêm cấm các nhân viên y tế các bệnh viện công tham gia làm ngoài như cấm dạy thêm trong giáo dục và phải có chế tài xử lý nghiêm minh. Người nào không thích làm trong cơ sở công có thể thành lập bệnh viện tư hoặc tham gia làm ở các cơ sở y tế tư nhân, Nhà nước cần tạo điều kiện cho họ.

 

Nhiều cơ sở y tế tư nhân tốt cũng sẽ là áp lực để các cơ sở y tế công phải quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng khám, điều trị của mình. Ta không sợ nhân viên y tế chạy ra ngoài làm, nhưng nếu do Nhà nước bỏ tiền đào tạo thì anh phải nộp lại khoản tiền này.

 

Dở nhất trong tư duy hiện nay là cứ sợ bên ngoài người ta làm tốt hơn trong cơ sở của Nhà nước nên cấm cũng chẳng ra cấm, thả cũng chẳng ra thả. Thi Dương, Bắc Giang, thibgt@...

Theo tôi, các BS chỉ nên chuyên tâm ở một nơi làm việc. Nếu thu nhập không đủ BS có thể thôi không làm việc ở BV công hoặc mở phòng khám tư, hoặc làm thuê ở BV tư khác. Các BS phải tự lựa chọn cho mình.

 

Một lúc vừa làm việc cho nơi này vừa cho nơi khác sẽ không tránh khỏi việc phân biệt đối xử với người bệnh, vừa không công tâm, kéo bệnh nhân về phòng khám tư để thu lợi... Rất nhiều các BS mới ra trường không có việc làm. Nên để cho các BS trẻ có cơ hội. Những BS có kinh nghiệm có lương tâm dù làm ở nơi nào cũng đóng góp cho cộng đồng. Hoang Oanh, Ngô Quyền, Hà Nội, okh@... 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,