221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1225650
Kỳ 1: Ám ảnh tang tóc ở bệnh viện Phú Lương
1
Article
null
Kỳ 1: Ám ảnh tang tóc ở bệnh viện Phú Lương
,

 - Đến Phú Lương (Thái Nguyên) trong những ngày này, đi đâu cũng nghe được những câu chuyện khó tin của người dân về bệnh viện của huyện này. Những câu chuyện dường như “không tưởng” được người dân cho là do các “lương y” của bệnh viện này “tạo” nên. Nó đã trở thành nỗi “ám ảnh” cho những người dân nơi đây.

 

Lần theo những thông tin được bạn đọc cung cấp, nhóm phóng viên báo VietNamNet đã có một hành trình dài ngày điều tra và ghi lại những câu chuyện khó tin về “tài” của các “lương y” ở bệnh viện huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên).

 

Vỡ ruột thừa vì “được” bác sỹ tiêm… giảm đau

 

Chúng tôi tìm đến gia đình chị Nguyễn Thị Hiền, 40 tuổi trú ở khu Cầu Trắng, thị trấn Đu, Phú Lương, người đã mất đi đứa con trai 5 tuổi. Nghe tin có PV đến, chị Hiền vội vã chạy về, bỏ dở cả công việc. 

 

Bước vào nhà, ấn tượng đầu tiên là chiếc bàn thờ nhỏ bé có di ảnh của đứa bé trai kháu khỉnh, con trai chị Hiền, cháu Nguyễn Mạnh Thắng, đã mất vào tháng 8/2008. Sự việc đau buồn xảy ra đã hơn gần 1 năm rồi nhưng chị không thể nào quên được.

 

Chị kể với chúng tôi: “Chiều 20/8/2008, tôi đến đón con trai đang học mẫu giáo ở trường. Thấy con kêu đau bụng, tôi vội vã đưa cháu đến bệnh viện Phú Lương”. 

Mô tả ảnh.

Chị Nguyễn Thị Hiền đau buồn nhìn vào di ảnh của người con trai đã mất: “Con tôi đau ruột thừa mà bác sỹ lại tiêm thuốc giảm đau”. Ảnh: NDT

Khi đến viện thì cháu được vị bác sỹ Hoàng Thị Minh Toàn khám và chẩn đoán “bị đau bụng, nghi giun”. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bác sỹ cho 2 thực tập sinh tiêm thuốc giảm đau Atopin vào người cháu. Cháu bé ngủ thiếp đi đến 22h rồi quằn quại đau đớn.

 

Trong lúc ngủ, con trai tôi vẫn sốt liên tục, chồng tôi là bộ đội ở QK1 liên tục điện về bảo xin cho cháu lên tuyến trên để chữa. Tôi đã xin bác sỹ Toàn chuyển viện nhưng nhận được câu trả lời: Vừa làm bệnh án vào viện, giám đốc không ký chuyển cho đâu” - bà bác sỹ nói với chị Hiền.

 

Lo lắng cho con nên anh Nguyễn Văn Toan, chồng chị đã trở về để tìm cách đưa con đi tuyến trên. Khoảng 23h đêm, thấy đứa con vẫn đau quằn quại, chị lại chạy đi gọi bác sỹ. Bệnh viện tiến hành hội chẩn nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân, vẫn cho rằng cháu bị đau bụng giun và có viêm A.

 

Khẩn cầu mãi, đến 2h sáng hôm sau, anh chị mới chuyển được cháu lên viện trên. “Trước lúc đi, bác sỹ Toàn còn nói với tôi là: Đi thì đi nhưng 90% là giun. Thế nhưng khi làm siêu âm màu 4 chiều mới phát hiện là cháu đau ruột thừa đã bị vỡ dẫn tới hoại tử ”.

 

Cháu Thắng được mổ và điều trị được một tuần thì mất. Đau đớn vì mất đứa con trai, anh chị đã tìm đến Bệnh viện Phú Lương hỏi thì không nhận được câu trả lời nào của những người có trách nhiệm.

 

Đau ruột thừa nhưng họ lại tiêm thuốc giảm đau cho con tôi. Chính bác sỹ Toàn sau này có thừa nhận. Nếu những y bác sỹ ở Phú Lương không chẩn đoán sai và cho con tôi được chuyển viện sớm thì tôi đã không... ” - giọng chị ngắt quãng.

 

Phải sinh non sau khi đã được… hút thai

 

Mô tả ảnh.

Chị Lý Thị Hoàn đang kể với PV về sự việc mình phải sinh non sau khi đã được bệnh viện nạo hút thai và tiêm thuốc tránh thai tại BV Phú Lương. Ảnh: Vũ Hoàng

 

Câu chuyện của chị Lý Thị Hoàn, 35 tuổi ở thôn Đồng Nghè, xã Đồng Đạt (huyện Phú Lương) là câu chuyện khó tin nhất mà chúng tôi được phản ánh trong lần công tác tại đây. 

 

Khoảng cuối tháng 12/2008, chị Hoàn đi siêu âm tại phòng khám riêng của bác sỹ X-quang Bùi Trung Hải thì phát hiện đã có thai 7 tuần tuổi, vị bác sỹ này nói rằng “có thể hút tốt”. Do đã có 2 con rồi nên vợ chồng anh chị không muốn giữ.

 

Được bác sỹ Hải hướng dẫn, chị tìm đến Bệnh viện Phú Lương và được người y tá tên Trang hút thai ra. Sau khi thực hiện xong, chị được tiêm một mũi thuốc tránh thai.

 

Mô tả ảnh.

Khi biết mình có thai lần 3, vợ chồng chị Hoàn đã không muốn bỏ nữa nhưng rồi lại bàng hoàng khi nhận được tin thai có thể sinh ra không bình thường do nhiễm thuốc tránh thai. Ảnh: V.H

Tuy nhiên, khi trở về nhà, chị cứ thấy bụng mình ngày một to ra, dùng que thử thì biết mình có thai. Thấy vô lý vì đã hút và tiêm thuốc tránh thai, chị lại tìm đến Bệnh viện Phú Lương để khám và siêu âm. Lúc đấy chị mới biết rằng không phải là chị mang thai mới mà cái thai cũ phát triển lớn lên.

 

Chị được bác sỹ Bàn Tiến Vạn nói rằng “lần hút thai trước đã không lấy được thai ra nên nó phát triển lên”. Chưa kịp bàng hoàng thì chị lại nhận thêm thông tin, cháu bé trong bụng rất dễ bị nhiễm thuốc tránh thai, sinh ra sẽ không bình thường. Phải can thiệp để lấy thai ra trước 6 tháng.

  

Mất niềm tin với những y bác sỹ tại Bệnh viện Phú Lương, chị xin chuyển lên tuyến trên để “giải quyết” thì nhận được “lời khuyên” của bác sỹ Vạn “nếu đi tuyến trên thì tự mà đi, đủ tháng đến đây thì chúng tôi làm cho, sai thì làm lại. Chi phí lần này sẽ do viện thanh toán” - chị cho biết.

 

Đủ 5 tháng, chị đến bệnh viện để lấy thai lần 2, bác sỹ Vạn trực tiếp làm cho chị. Tuy nhiên, khi tiến hành xong thì chị phải thanh toán toàn bộ viện phí.

 

Kể cho chúng tôi nghe xong câu chuyện của gia đình, nỗi bức xúc lại trào lên trong từng câu nói của đôi vợ chồng này.

 

Tật nguyền vì bác sỹ quên… để ống dịch

 

Vị bác sỹ Bàn Tiến Vạn lại xuất hiện một lần nữa trong câu chuyện khó tin khác. Đó là trường hợp của anh Lại Văn Trọng ở xóm Cọ 1, xã Phấn Mễ. Anh là một nạn nhân nữa của bệnh viện khi cánh tay trái của anh vĩnh viễn tật nguyền sau ca nối gân tay.

 

Mô tả ảnh.

Anh Trọng rất bức xúc: “Các bác sỹ ở Thái Nguyên và các bệnh viện TW nói rằng vết thương của tôi lúc đó không nghiêm trọng và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu đến sớm hơn”. Ảnh: NDT

 

Anh Trọng cho biết: ”Khoảng tháng 12/2006, tôi bị đứt toàn bộ gân bên cánh tay trái sau một tai nạn lao động, được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Phú Lương. Do vết thương khá nghiêm trọng nên người nhà tôi xin chuyển lên tuyến trên nhưng được bác sỹ Vạn nói rằng có thể khâu được nên tôi tin tưởng ở lại”. 

Cánh tay trái của anh Trọng nay không thể lao động như trước được nữa, trong khi cả gia đình đều sống bằng sức lao động của anh. Ảnh: Vũ Hoàng

Cánh tay trái của anh Trọng nay không thể lao động như trước được nữa. Ảnh: Vũ Hoàng

Tuy nhiên, khi tiến hành nối gân và khâu vết thương cho anh Trọng, ông Vạn và đội ngũ y bác sỹ hôm đấy đã khâu tịt toàn bộ vết thương lại mà không để ống dẫn dịch. Trở về nhà, anh thấy tay mình càng ngày càng sưng to lên như chân voi. 

Bức xúc quá, anh Trọng tìm xuống viện làm toáng lên, thì ông bác sỹ Vạn mới nhận lỗi, bảo là “do chúng tôi sơ suất” và nhận mổ lại cho anh.

 

Mổ hút dịch ra xong, ông Vạn mới cắt một ngón ở bao tay da mà các bác sỹ hay dùng để làm ống dẫn dịch rồi khâu lại. Một thời gian sau, tôi lại thấy tay sưng to lên, khi đi khám ở Bệnh viện Thái Nguyên thì mới biết là dịch ở vết thương không chảy ra được vì ống dẫn bị tịt” - anh Trọng nói thêm.

 

Tay anh được mổ lại một lần nữa nhưng anh được các bác sỹ ở tuyến trên nói rằng tay anh không thể bình phục được do khi cắt gân ở ngón tay để nối dài quá, tay sẽ bị teo dần.

 

“Vợ con trông cậy vào sức lao động của tôi, nay bưng bát cơm cũng khó khăn chứ nói gì đến lao động. Tự nhiên tôi bị tật nguyền 1 cánh tay chỉ vì sự thiếu chuyên môn và trách nhiệm của bác sỹ Vạn ở Bệnh viện Phú Lương” - anh Trọng lại bức xúc.

 

  • Duy Tuấn - Vũ Hoàng 

Kỳ tới: Không chỉ là “tác giả” của những chuyện khó tin trên, hệ thống y bác sỹ ở bệnh viện huyện Phú Lương "được cho" là đã gây ra cái chết cho nhiều sản phụ, trẻ sơ sinh và trẻ em. Nỗi ám ảnh ngày một nhiều khi liên tiếp những câu chuyện đau lòng xảy ra.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,
rrer_", r));