221
450
Bạn đọc
bandocviet
/bandocviet/
1272711
Chính quyền thu đất của dân để bán?
1
Article
null
Chính quyền thu đất của dân để bán?
,

- Đường đến thị trấn Cầu Gồ (Yên Thế - Bắc Giang) xa, những đoạn đường đang làm dở dang, ngập đất sét, bùn non đỏ ối lầy lội. Không biết có phải vì xa xôi mà chính quyền ở đây có những quyết sách “lạ lùng”.

Mua đất hợp pháp.

Trong tháng 4 vừa qua, Tòa soạn báo Vietnamnet nhận được đơn thư của ông Vi Quốc Kha (Trú quán tại Thôn Chẽ, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế), nói về việc ông có mua một khu đất ở thị trấn Cầu Gồ (địa phương tách khỏi xã Phồn Xương và cùng ở trong huyện Yên Thế) với những thủ tục hợp lệ nhưng không được cấp sổ đỏ, cũng như không được sử dụng đất.

Những con đường lầy lội thị trấn Cầu Gồ của huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang. (Ảnh T.Phan)
Những con đường lầy lội đưa chúng tôi về thị trấn Cầu Gồ của huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang. (Ảnh T.Phan)

Trong trích lục bản đồ địa chính xã Phồn Xương năm 1992, mảnh đất đó thuộc tờ bản đồ số 10, ô thửa 560 vào thời điểm đó đất do hộ gia đình ông Hoàng Văn Sim quản lý.

Vào thời điểm năm 1994 ông Sim có sang nhượng quyền sử dụng đất cho ông Vi Quốc Kha, giấy tờ chuyển nhượng có ghi “UBND xã Phồn Xương xác nhận việc chuyển nhượng tài sản của ông Sim cho ông Kha là đúng. Kính chuyển UBND huyện xét chuyển quyền sử dụng đất từ hộ ông Sim cho ông Kha”. Và có phiếu thu lệ phí chuyển nhượng tài sản có giá trị và lệ phí địa chính.

Mảnh đất chéo hình cờ, có cạnh phía đông 12m, cạch phía nam 7m, cạnh phía Bắc chiều sâu 9m (diện tích khoảng 100m2). Ngay sau khi mua đất, chưa kịp làm sổ đỏ, thì ông Kha dùng số giấy tờ chứng minh mua bán đất hợp lệ đi thế chấp ngân hàng để vay vốn phát triển kinh tế. Vào thời điểm đó anh Kha thế chấp vay được 7 triệu đồng. Một cách gián tiếp qua kiểm tra của ngân hàng đã chứng minh ông Kha mua đất hợp pháp.

Đến thời điểm tháng 3/2004, khi đường tỉnh lộ 265 đi qua địa bàn thì có kê khai, đánh giá thiệt hại về đất và tài sản liền kề trên đất để làm căn cứ xác định đền bù. Thống kê cho thấy ông Kha có thiệt hại về một sân vôi và một cây xanh có tán (được nhận đền bù lúc đó là 301 nghìn đồng), như vậy đến thời điểm này, tuy đất không được cấp sổ đỏ, nhưng vẫn được hiểu là đất của ông Kha.

Mất chủ quyền “dễ ợt”.

Vào thời điểm 1995 xã Phồn Xương được tách làm xã Phồn Xương và thị trấn Cầu Gồ. Phần đất mà ông Kha đã mua hiện nay thuộc thẩm quyền quản lý ở thị trấn Cầu Gồ.

Theo ông Mai Văn Quyết chủ tịch UBND thị trấn Cầu Gồ: “Việc mua bán chuyển nhượng chỉ dừng lại ở cấp xã, ông Kha không tiến hành hoàn tất thủ tục ở các cấp cao hơn”.

“Nói với tôi, mảnh đất đó là đất hành lang sau đó lại đi bán đấu giá cho người khác xây nhà ở… thế thì tôi không phục” ông Kha nói. (ảnh T.Phan)
“Nói với tôi, mảnh đất đó là đất hành lang sau đó lại đi bán đấu giá cho người khác xây nhà ở… thế thì tôi không phục” ông Kha nói. (Ảnh T.Phan)

Về việc thực hiện nghĩa vụ với đất thì: “Ông Sim chỉ đóng thuế cho mảnh đất đến năm 2000, sau đó khi có bản đồ đo đạc mới, ông Sim khai lại diện tích, không có diện tích của ông Kha”. Trên bản đồ địa chính thị trấn Cầu Gồ không biểu hiện phần đất của ông Kha.

“Từ năm 1995, khi thực hiện giải phóng mặt bằng hành lang giao thông theo nghị định 36/Cp của Chính phủ thì mảnh đất đó rơi vào chỉ giới hành lang giao thông theo quy hoạch của thị trấn Cầu Gồ. Mảnh đất đó để hoang và không ai quản lý…” ông Quyết nói.

Rõ ràng việc công nhận ông Kha là chủ mảnh đất không thống nhất, năm 2004 ông vẫn được thống kê và đền bù tài sản trên đất, thế nhưng ngay từ năm 2000 bản đồ thị trấn đã không có phần đất của ông Kha. Sau khi mua đất ông Kha đã khai báo với xã, không “hối thúc” dân thực hiện nghĩa vụ đất đai với nhà nước, “quên” đất của dân trên bản đồ địa chính phải chăng là trách nhiệm của địa phương?

Thế nhưng lấy các lý do cộng lại, chính quyền “không” công nhận quyền sở hữu mảnh đất của ông Kha.

Bán “đất hành lang”, bảo làm sao dân phục?

“Đất hành lang thì không được xây dựng, cơi nới”, khi ông Kha đến và xây tường kè và trồng cây trên đất này thì chủ tịch UBND thị trấn Cầu Gồ là ông Mai Văn Quyết đã ra hai quyết định, số 426 đình chỉ thi công xây dựng, số 431 cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. “Việc ông Kha làm phạm phải nghị quyết 146/2007/NĐ- CP và Luật xây dựng, việc xây dựng trong đô thị phải cấp phép, khi không được cấp phép mà tự ý xây dựng sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị”, ông Quyết nói.

Thế nhưng chỉ một thời gian sau, ông Kha thấy người đến mảnh đất mình dọn dẹp hất đi rác rưởi, dọn gạch và chuẩn bị xây nhà. Họ xuất trình sổ đỏ của mảnh đất và giấy phép xây dựng trên phần đất của mình. Ông Kha nói đầy bất bình: Giải thích với tôi đất này là đất hành lang, sao lại bán và cấp phép xây dựng cho người khác?

Mô tả ảnh.
Ông Mai Văn Quyết cho biết: “Mảnh đất đó vẫn bỏ hoang”, nhưng thực tế phiên đấu giá từ năm 2008, thị trấn đã bán đất (ảnh T.Phan)

Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi được biết, Hội đồng đấu giá QSD đất ở huyện Yên Thế đã có thông báo bán đấu giá 15 lô đất. Khu I (8 lô cạnh cổng Trường phổ thông Yên Thế đến giáp khu dân cư xã Phồn Xương) và khu II (7 lô sau khu dân cư mới phố Cả Trọng, giáp với tường rào trường Dân tộc nội trú huyện Yên Thế). Và trên sơ đồ khu đất xin đấu giá QSD phần đất của ông Kha được xác nhận ở các lô 11/90. 12/90, 13/90. Thời gian tổ chức đấu giá từ 27/12/2008.

Hiện nay sổ đỏ và giấy phép xây dựng của 3 lô đất (trên phần đất cũ của ông Kha) đã được cấp cho bà Vũ Thị Yên và Vũ Thị Bẩy. Theo bà Bẩy thì diện tích bà mua rộng theo mặt đường 4,5m, chiều dài là hơn 18m, tổng diện tích trung bình của 1 lô đất là khoảng 90m2. Bà Bẩy tâm sự: “Thực sự khi đấu giá đất, tôi không biết trong lô đất đó có một phần đất nhà ông Kha. Tôi đã mua 90m2 cũng đã xin được giấy phép xây dựng, tôi sẽ toàn quyền xây dựng trên đất đó”.

Chính bà Bẩy, bà Yên hiện nay cũng phải ngừng xây dựng vì vấp phải sự phản đối của ông Kha.

Thế nhưng trao đổi với phóng viên ngày 7/4/2010, ông Vũ Lương Nhự (thanh tra huyện Yên Thế): “Đất đó vẫn còn nguyên chưa sử dụng, huyện có chủ trương sẽ gộp các phần đất và trong tương lai bán đấu thầu, hoặc bố trí tái định cư cho các gia đình phải di dời”. Ông Quyết, chủ tịch thị trấn Cầu Gồ nơi trực tiếp quản lý thì lại khẳng định ở trên, đất đó còn để hoang !?.

  • T.Phan

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,