221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1281661
"Ma vàng" nuôi "tiên trắng" ở Mào Sa Phìn
1
Photo
null
'Ma vàng' nuôi 'tiên trắng' ở Mào Sa Phìn
,

- Thủy ngân là chất cực độc, xyanua cũng vậy, gây chết người ở liều lượng thấp, axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3) là hai a xít nguy hiểm nhất trong các loại a xít… nhưng dân đào đãi vàng ở bãi vàng Sa Phìn (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) này thường xuyên phải tiếp xúc.

TIN LIÊN QUAN:

>> Tường trình từ bãi vàng Sa Phìn

“Ma vàng” nuôi "tiên trắng"

Trong bài viết kì trước, chúng tôi đã nói đến việc "mách nước" cho người dân về mỏ vàng Sa Phìn là một cán bộ địa chất lỡ đường bị đau bụng, được dân bản giúp đỡ. Để trả ơn, ông nói cho dân biết ở vùng rừng núi họ sống có vàng. Có thể đó là một sự ngẫu nhiên nhưng cũng có thể vì một ao ước đơn giản, giúp dân bớt khổ. Thế nhưng, hình như thực tế lại không phải vậy, dân quanh vùng có lẽ đã cơ cực hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của mỏ vàng.

Theo ông Bàn Hữu Hương, Trưởng Công an xã Nậm Xây, cùng với việc khai thác mỏ vàng là tệ nạn xã hội tràn lan. Trước 2004, ở địa bàn xã chỉ có 38 đối tượng nghiện, họ chủ yếu dùng “hàng đen”, thế nhưng từ khi tình trạng khai thác vàng ồ ạt, nhiều người đổi sang dùng “hàng trắng”, điều đó làm số người nghiện ở xã nói chung và riêng ở bản Mào Sa Phìn không thể kiểm soát nổi.

Những người ở bản Mao Sa Phìn cả đời vất vả thế nhưng gia đình vẫn nghèo, lý do tất yếu mà ai cũng biết đó là họ phải gánh thêm “nàng tiên trắng”. (Ảnh T.Phan)
Những người ở bản Mào Sa Phìn cả đời vất vả nhưng gia đình vẫn nghèo, bởi phần lớn trong số họ còn nuôi thêm “nàng tiên trắng”. (Ảnh T.Phan)
Không ít gia đình ở bản cả hai vợ và chồng cùng nghiện với một lũ con đông đúc đang tuổi ăn, tuổi học. Nghiện thì đi cùng với đói nghèo, nô lệ và cùng cực. Cứ đêm xuống, lựa khi lực lượng chức năng vắng bóng ở Nậm Xây, họ lại vượt núi băng rừng để gùi hàng, 5000 đồng/kg hàng vào trong rừng sâu, núi thẳm phục vụ cho cánh làm vàng.
Thồ hàng, quặng khiến vai họ xiêu vẹo, đôi mắt nào cũng len lén, tội tội. Bao nhiêu năm cơ cực, nhưng nếu bước chân vào nhà của các hộ gia đình ở Mào Sa Phìn (bản gần bãi vàng nhất) thì vẫn thấy nhà cửa toang hoang, trong nhà không có đồ vật gì giá trị ngoài xoong nồi và những cái gùi.
“Ở đất này, đếm người không nghiện nhanh hơn đếm người nghiện…” là một thực trạng được các cán bộ công tác lâu năm ở đất này đúc kết. Ở vùng này có luật “bất thành văn” là muốn thuê dân gùi hàng phải đưa tiền trước hoặc giúi cho họ vài phân heroin.

“Bóp cổ” tương lai

Nhà Phà A Chiến ở Mào Sa Phìn. Chiến nghiện. Vợ Chiến là Phà Thị Sâu cũng nghiện nặng và đã mất. Nhà Chiến bây giờ còn 4 miệng ăn nữa là 4 đứa con. Những gùi hàng lên bãi vàng chỉ đủ thuốc cho chính bản thân người cha nghiện ngập. Đứa con lớn của Chiến thỉnh thoảng cũng đi gùi hàng… Nó gùi hàng để mua gạo nuôi em.

Cái gọi là nhà của Chiến vách chắn huếch hoác, những đứa con đói khổ, ngơ ngác… Nói nhỡ miệng, nếu cha chúng gặp nạn, người con cả và con thứ 2 cũng sẽ phải lần lượt gùi hàng trên bãi vàng để mưu sinh.

Mô tả ảnh.

Trẻ em Sa Phìn sau giờ đến lớp, ban ngày đi chăn trâu bò, ban đêm có thể gùi hàng vào bãi. (Ảnh T.Phan)

Nhà Giàng A Su cũng ở hoàn cảnh tương tự, hai vợ chồng đều nghiện, Su có 3 đứa con ham học, đứa thì học mẫu giáo, đứa học tiểu học. Thế nhưng bố, mẹ đã nghiện thì dù học giỏi cũng không có cơm mà ăn… Có thể khi đôi chân của Giàng A Cai, con của Su vững chãi, em cũng lại phải đi gùi hàng, gùi quặng.

Trong buổi nói chuyện với chúng tôi, thầy Lê Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Xây, hay nhắc về những em học sinh ham học. Cũng có em được “Quỹ học bổng Vinamilk”, được giải viết chữ đẹp, có nhiều em vượt khó đến trường… thế nhưng ngoài thời gian đến lớp, không ít các em phải đi gùi hàng, lấy củi. Nỗi cơ cực hằn lên khuôn mặt mỗi buổi đến lớp đến trường.

Nếu vẫn để tình trạng bãi vàng bị khai thác bừa bãi, những người dân trong vùng vẫn bán sức lao động để lấy heroin, thì hẳn chính mỏ vàng là kho báu này, đang “bóp chết” tương lai của Mào Sa Phìn nói chung và cư dân quanh vùng nói riêng.


Đầu độc núi rừng

Chỉ vài giọt H2SO4 thả xuống một thảm cỏ là thảm cỏ đó đã bốc khói xanh lè, mùi khét lẹt, thế mà nhiều năm qua khi công tác quản lý, khai thác còn lỏng lẻo, vàng tặc đã gùi không biết bao nhiêu lít hóa chất H2SO4 vào khu vực mỏ vàng này, sau khi sử dụng hóa chất lại thải ra rừng, ra suối.

Nhánh nhỏ của con suối Nậm Xây nước đục ngầu. Hàng chục năm nay người dân sống con suối không dám đụng đến nguồn nước này, các cán bộ buộc phải sống và làm việc trong khu vực cũng hoang mang khi phải dùng nước trong vùng.

Mô tả ảnh.
Hòa cùng dòng suối này là hàng nghìn lít hóa chất từ việc khai thác vàng trái phép. (Ảnh T.Phan)
Ở lần lọc vàng thứ nhất, dân làm vàng cho thủy ngân vào một màng lọc nơi nước nghiền quặng đi qua để giữ vàng ở lại. Để lấy vàng lần 1 này, người ta vắt màng lọc, tách lấy vàng và cho thủy ngân thoát ra.

Ở lần lọc vàng thứ hai, nguồn nước chứa vàng được hòa lẫn với xyanua, axit sunfuric (H2SO4) hoặc axit nitric (HNO3) để chiết lọc vàng và giữ lại lần hai. Sau đó, nước nghiền quặng lẫn hóa chất bị thải lênh láng ở các bể lọc cạnh sườn núi hoặc đổ ra suối.

Ông Bàn Hữu Hương, Trưởng Công an xã Nậm Xây cho biết: Vào thời điểm 4/2010 vừa qua, đội truy quét gồm lực lượng công an và chính quyền tại huyện Văn Bàn đã đuổi đi hơn 300 người làm vàng, phá dỡ 40 lán trại, thu giữ 17 dàn máy…

Con số này và những bể lọc còn loang lổ màu ở triền núi đã gián tiếp nói về sự khai thác trắng trợn ở mỏ vàng, là minh chứng rõ nhất cho lượng chất thải đã đổ vào đất rừng, hòa vào nguồn nước.

Bây giờ người dân đi rừng của xã Nậm Xây không dám uống nước bừa bãi bởi ai cũng biết nguồn nước chứa nhiều hóa chất cực độc. Những sinh vật yếu đuối và bị động của miền sơn cước thì cứ lăn ra mà chết dần.

  • T.Phan
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,