221
450
Bạn đọc
bandocviet
/bandocviet/
1319656
Cổ tích tình yêu thời hiện đại
1
Article
null
Cổ tích tình yêu thời hiện đại
,

- Câu chuyện có thật này thậm chí còn hay hơn cổ tích. Người đàn ông mù lòa, mang nhiều bệnh tật đã được một nữ kiến trúc sư duyên dáng chọn làm bạn đời bất chấp gia đình ngăn cản.

Trước năm 1975, cậu sinh viên Nguyễn Hữu Kham tham gia các phong trào đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn nên phải vào tù ra khám, nếm đủ mọi đòn roi tra tấn. Giải phóng, anh về với một tờ giấy giám định y khoa: bị suy nhược thần kinh và viêm đa khớp. Tới tháng 11/1985, Kham phát hiện mắt mình mờ dần. Bác sĩ nhận định, mắt anh bị ảnh hưởng bởi những trận đòn trong tù. Năm 1994, Kham mù hẳn.

Bế tắc, tuyệt vọng vì bao hoài bão cuộc đời đã sụp đổ, nhưng anh che đậy bằng vỏ bọc của một người rắn rỏi, vui tính. Rồi anh tìm cho mình một lối đi mới là dịch sách. Một người không nhìn thấy chữ mà dịch được hơn 20 đầu sách, có cuốn đã nổi tiếng trong giới đọc sách trẻ, có thể nói anh đã thành công. Rồi anh xin vào dạy ở trường mù Nguyễn Đình Chiểu…Thế nhưng, cuộc đời Kham sang một trang mới khi người bạn gái xuất hiện.

Mô tả ảnh.
Vợ chồng anh Kham trong một chuyến đi Tây Nguyên. Ảnh: Trung Dũng.

Chị là Nguyễn Hoài Ngọc Hạnh, một kiến trúc sư. Ấn tượng bởi nghị lực và niềm tin của dịch giả mù, chị đã tìm cách liên hệ. Ngày 20/11/2004, cuộc gặp đầu tiên giữa hai người diễn ra. Nói chuyện với nhau, họ thấy hợp đến không ngờ, từ góc nhìn nhận sự việc, quan niệm về tình yêu, cuộc sống, gu thẩm mỹ đến các vấn đề triết học và nhân sinh. Cứ chiều cuối tuần, từ chỗ làm việc, chị lại chạy xe về cư xá Lữ Gia, quận Tân Bình, TP HCM, chở người bạn đặc biệt của mình. Hình ảnh một phụ nữ đẹp chở một người khiếm thị không ngờ lại gắn chặt với khu cư xá Lữ Gia.

Khi hai người tính đến chuyện kết hôn, gia đình nhà gái quyết liệt phản đối. “Hạnh đã bị cha giận và đánh vì đòi lấy tôi”, anh Kham kể. Có lúc, cô con gái đã phải nói cứng với cha: “Không cho con lấy, con cũng bỏ nhà đi!”. Rồi nhờ tác động của người cậu ruột, cuối năm 2005, đám cưới diễn ra.

Trước và sau khi cưới, anh Kham đều hỏi vợ: “Em có nghĩ khi lấy anh, em sẽ phải hy sinh điều gì đó không?”. Vợ anh đều trả lời: “Không!”. Hai vợ chồng sáng cùng nhau tập thể dục, chiều tập yoga, đi đâu thì vợ chở chồng, việc gia đình cả hai chia nhau làm.

“Sau khi giặt đồ xong, bà xã mang đồ tới nói với tôi: “Quà tặng trái tim đây”. Tôi vui vẻ giúp vợ phơi quần áo. Đối với tôi, đó là hạnh phúc”, Kham tâm sự. Chị Hạnh cũng tự đi học photoshop để thiết kế bìa sách cho chồng, hay tham gia tra cứu từ điển, dịch truyện cùng anh.

Để hâm nóng tình yêu, những dịp như Valentine, sinh nhật, vợ chồng họ luôn tìm cách dành cho nhau những bất ngờ, như dẫn nhau tới những chỗ trước đây từng hẹn hò, gửi cho nhau những bản nhạc, bài hát, những bó hồng hay chocolate... Nhưng khi ai đó hỏi vì sao họ yêu nhau và quấn quýt đến vậy thì cả vợ lẫn chồng đều nói: “Không biết!”. Chỉ khi còn hai người, anh mới thân ái nói nhỏ với chị: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu...”

(Theo Đất Việt)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,
,
,
,