221
3702
Điều tra theo thư bạn đọc
theodauthu
/bandocviet/theodauthu/
1231842
Viết tiếp những chuyện buồn về y đức ở BV Phú Lương
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Kỳ 7:
Viết tiếp những chuyện buồn về y đức ở BV Phú Lương
,

 – Trong quá trình khởi đăng loạt bài về BV Phú Lương, VietNamNet đã liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân Phú Lương, bày tỏ nỗi bức xúc của họ khi đến viện khám mà từ lâu ấm ức trong lòng.

 

Nhóm phóng viên tiếp tục có chuyến ngược nguồn tìm về mảnh đất Phú Lương (Thái Nguyên) để tiếp tục lắng nghe phản ánh của người dân nơi đây.

 

Không chữa được cũng không cho tôi chuyển viện”(?)

 

Mặc dù đã 2 năm trôi qua từ ngày “được” chuyển viện từ BV Phú Lương lên tuyến trên nhưng bà Nguyễn Thị Bông (60 tuổi, ở thôn Giang 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) vẫn còn nhớ như in thái độ của vị bác sỹ điều trị cho bà.

 

Lúc bấy giờ, bà bị đau họng kéo dài, uống thuốc nam mãi không khỏi bà phải đến BV Phú Lương để điều trị.

Mô tả ảnh.

Bà Nguyễn Thị Bông (mang khăn đỏ) và người dân thôn Giang 2, xã Phấn Mễ đang trình bày nỗi bức xúc với VietNamNet về y đức của y bác sỹ Bệnh viện Phú Lương khi họ đến điều trị. Ảnh: Duy Tuấn

Đến viện, bà được bác sỹ U. chẩn đoán là bị viêm họng và được nhập viện để điều trị. Ngày nào bà cũng được tiêm thuốc vào cánh tay, đến nỗi tay không thể cử động được để chải đầu.

 

Ngày thứ 12 ở viện nhưng bệnh tình vẫn không khỏi, sốt ruột muốn điều trị cho nhanh để về làm cho kịp ngày mùa, bà xin chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương (ĐKTW) Thái Nguyên.

 

Đến gặp BS U. xin thì bà lại nhận được câu trả lời: "Bệnh bà nhẹ, có thể chữa ở đây được, việc gì mà phải chuyển viện". Lúc đó bà có nói lại rằng: "Sao bệnh nhẹ mà chữa 12 ngày không khỏi, tiêm nhiều đến nỗi tay tôi không chịu được phải tiêm ở chân".

 

Sau cả ngày “xin”, bà được chuyển viện lên tuyến trên điều trị mấy hôm rồi trở về uống thuốc nam thì khỏi.

 

“Cứ bảo tôi bị bệnh nhẹ, có thể chữa được thế mà nằm gần nửa tháng trời điều trị không khỏi thế mà còn bắt tôi điều trị tiếp”, bà Bông bức xúc.

 

Kết thúc câu chuyện của bà Bông thì chị Cao Thị Mơ, người cùng xóm vội chạy đến để bày tỏ “nỗi niềm” từ lâu của mình với y bác sỹ ở BV Phú Lương. Chị kể: “Khoảng tháng 5/2009, cháu tôi là Cao Thị Quỳnh, 18 tuổi, bị sốt vi rút khá nặng, tôi và gia đình vội đưa cháu đến viện".

 

Khi lên đến BV Phú Lương thì người mẹ vội đặt con ngồi ở ghế ngoài hành lang và chạy vào hỏi bác sỹ trực để được khám nhưng vị bác sỹ này vẫn bình thường như không có chuyện gì. Đến khi cháu liên tục kêu đau đầu, chạy sang hỏi lần nữa để xin tiêm và truyền cho cháu, lúc này những người trong phòng trực hôm đó lại bắt phải đưa cháu qua chỗ của họ để tiêm.

 

Mặc dù ấm ức nhưng chị Mơ và người mẹ đành phải cõng con qua để được khám và tiêm thuốc. “Nó sốt như thế, không thể đi lại được mà lại còn bắt chúng tôi đưa sang chứ không đến để khám. Ngay sau đó, chúng tôi đã chuyển cháu xuống bệnh viện tuyến trên để điều trị chứ không thể chịu nổi cách phục vụ của y bác sỹ BV Phú Lương”, chị Mơ nói thêm.

 

Đẻ được thì tự mà đẻ đi (?)

 

Mô tả ảnh.

Nỗi ám ảnh về câu nói của người y tá khi đến sinh ở BV này khiến chị Thanh không bao giờ quên được. Ảnh: V.H

Lần theo thông tin được cung cấp từ người dân Phấn Mễ, nhóm PV đã tìm đến gia đình chị Trần Thị Thanh, 40 tuổi, người cùng thôn Giang 2.

 

Người dân ở đây nói rằng, cứ hễ nhắc đến BV Phú Lương, nhất là khoa sản thì chị Thanh lại không chịu nổi, liên tục chửi đổng.

 

Chị kể, khoảng tháng 9/2007, chị thấy đau bụng dữ dội, nghĩ mình sắp chuyển dạ nên đã nhờ hàng xóm đưa đến khoa sản, BV Phú Lương để đẻ.

 

Trong lúc nằm trên giường bệnh, chị được một người y tá trong khoa sản đến hỏi về tên tuổi, chồng con của chị. Sau khi trả lời các câu hỏi đó thì chị đã phải bàng hoàng khi nghe cô y tá đấy nói rằng: "Chắc đ… có chồng đâu". Chị như lồng lộn hết cả người khi nghe vậy.

 

Do đang nằm trên giường đẻ nên tôi nín nhịn nỗi căm tức trong lòng. Câu nói đó của y tá kia không bao giờ tôi quên được” - chị trình bày.

 

Đang nằm trên giường để chờ sinh nhưng do đau quá, chị cứ luôn miệng kêu, hỏi cô y tá lúc trước về tình hình thì lại nhận thêm được “quả đắng” khi được trả lời: "Đẻ được đẻ đi, đẻ được đẻ đi".

 

Nghe xong câu đó, không biết sao tôi tức quá nên rặn đẻ một lúc thì cháu bé ra luôn” – chị kể.

 

Chị nói rằng, người nhà quê như chị có biết gì đâu, thấy đau là kêu đau thế mà lại nhận được cách “chăm sóc” khó hiểu của y tá khoa sản như thế.

 

Câu nói miệt thị chị không có chồng của cô y tá khiến chị nhớ mãi. Giờ thì nhắc đến bệnh viện này chị lại thấy cảnh 2 năm trước khi chị vào sinh con.

 

Tiếp xúc với chúng tôi, người dân thôn Giang 2, xã Phấn Mễ như trút được nỗi bực tức trong lòng về thái độ phục vụ của BV Phú Lương. Họ, những người dân quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không tố cáo BV gây ra cho họ những mất mát đau thương như trường hợp Vũ Quốc Tú hay nhiều người dân khác mà chỉ buồn lòng về y đức của y bác sỹ nơi đây.

 

Sau mỗi câu chuyện của họ là những cái lắc đầu ngán ngẩm khi nghĩ đến việc có bệnh phải trở lại điều trị ở đây dù không muốn. Nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện kinh tế để đi lên tuyến trên để chữa trị cho an tâm.

 

Họ chỉ mong sao y bác sỹ BV. Phú Lương hiểu và thông cảm, chia sẻ với nỗi đau, sự “quê mùa” của họ, để họ có thể an tâm "trao thân gửi phận" mỗi khi ốm đau bệnh tật.

 

  • Duy Tuấn – Vũ Hoàng
    (còn nữa)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,