221
3702
Điều tra theo thư bạn đọc
theodauthu
/bandocviet/theodauthu/
1232095
"Trung ương kiểm tra thì tôi xin tố cáo"
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Kỳ cuối:
'Trung ương kiểm tra thì tôi xin tố cáo'
,

 - Lại có thêm những trường hợp người dân tố cáo Bệnh viện Đa khoa Phú Lương không làm tròn trách nhiệm, dẫn đến con cái, người thân họ phải gánh chịu tình trạng bệnh tật đeo bám cả đời.

 

"Thấy báo đăng rầm rộ, tôi cũng xin kiến nghị"

 

Lần theo lá đơn kiến nghị gửi Báo VietNamNet, chúng tôi tìm đến nhà ông Tạ Văn Quyết (làng Lân 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).

 

Cháu gái của ông, Tạ Thị Anh, năm nay đã 11 tuổi nhưng chân tay bị co quắp. Cô bé hầu như chẳng biết phân biệt được điều gì.

 

Ôm đứa cháu thơ thẩn vào lòng, ông kể: “Ngày 14/7 (âm lịch) năm 1998, vợ chồng em trai tôi vào Bệnh viện Đa khoa Phú Lương (BVĐK Phú Lương) sinh đẻ, ngay từ lúc vào phòng đẻ, tôi thấy thái độ các y bác sỹ ở đây rất hờ hững. 

Sau khi sinh, cháu tôi không được khoẻ như các trường hợp bình thường khác. Gia đình nghi ngờ cháu bị ngạt ối nhưng không được cấp cứu kịp thời liền xin được chuyển lên tuyến trên điều trị”
.

Mô tả ảnh.

Ông Quyết bên người cháu gái "không bình thường". Gia đình ông cho rằng chính y bác sỹ BVĐK Phú Lương đã thiếu trách nhiệm trong lần cháu được sinh tại đây. Ảnh: Duy Tuấn

Quá trình xin cho cháu chuyển viện, gia đình bị gây khó khăn nên chuyển viện mất rất nhiều thời gian (?) Ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, các bác sỹ cho biết cháu bị thiếu ô-xy trong não do khi đẻ bị ngạt.

 

Hiện tại, cháu tôi đã 11 tuổi nhưng giống như một người bị thiểu năng trí tuệ, chân tay co quắp, thường xuyên bị ngất và chảy nước dãi…” (trích đơn của ông Tạ Văn Quyết).

 

Bản thân ông cùng bố mẹ cháu đã nhiều lần đưa cháu đi khám bệnh và tìm hiểu nguyên nhân. Thế nhưng, ở BVĐK Phú Lương, ông chỉ nhận được câu trả lời là cháu bị thiếu ô-xy trong não.

 

Rồi có người bảo ông có lẽ là do tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh như thế nên ảnh hưởng đến cháu?

 

Chị Đinh Thị Oanh (mẹ cháu Anh) kể lại: “Chuyện xảy ra lâu rồi nhưng tôi còn nhớ người đỡ đẻ cho tôi là bác sỹ T. và y tá Ph. Lúc bấy giờ bác sỹ H. đang thực tập ở bệnh viện và cũng tham gia đỡ đẻ cho tôi.

 

Gia đình chúng tôi ngoài cháu ra thì ai cũng khoẻ mạnh, không có chuyện tiền sử gia đình mắc bệnh nên ảnh hưởng đến cháu như họ nói đâu”.

 

Chị Oanh còn cho biết, thể trạng cháu rất yếu, hay bị ngất nên thường xuyên phải đến bệnh viện để truyền ô-xy. Chính vì thế nên gia đình không dám phản ánh tình hình này lên các cơ quan chức năng.

 

"Xem như cái số đen đủi thì gia đình phải chịu vậy", chị ngậm ngùi.

 

Thế rồi thời gian gần đây, khi sự việc về BVĐK Phú Lương được phản ánh ngày càng nhiều, biết được thông tin rằng các cơ quan Trung ương sẽ vào cuộc điều tra về bệnh viện, gia đình chị mới “đủ dũng khí” và ông Tạ Văn Quyết làm đơn kiến nghị nhờ báo VietNamNet phản ánh giúp gia đình, mong tìm được câu trả lời.

 

Suýt chết vì hai lần mổ, bệnh viện không thu viện phí (?!)

 

Mô tả ảnh.

Năm 2005, chị Oanh, mẹ cháu Tạ Thị Anh một lần nữa khiếp sợ trước chuyên môn và trách nhiệm của y, bác sỹ nơi đây. Chị cho biết, bệnh viện đã hướng dẫn cho chị làm đơn và được miễn tiền viện phí. Ảnh: V.H

Chị Oanh còn là nạn nhân của bệnh viện này trong một trường hợp khác. Tháng 6/2005, chị bị đau bụng dữ dội, gia đình đưa chị lên Bệnh viện Đu (tên người dân thường gọi về BVĐK Phú Lương) để khám và tiến hành hai lần mổ.

 

Cả 2 lần mổ cách nhau chưa đầy một tháng.

 

Theo chị, sau khi tiến hành lần mổ thứ nhất do bác sỹ T., bác sỹ V. và bác sỹ Ng. là những người trực tiếp mổ cho chị.

 

Lên viện, các bác sỹ chẩn đoán chị bị u nang buồng trứng và ca mổ được tiến hành.

 

Về nhà bụng tôi lại tiếp tục đau. Tiêm thuốc giảm đau nhưng không có kết quả, tôi được đưa vào viện mổ lần 2. Trong lần này cũng các bác sỹ ở đây tiến hành mổ cho tôi. Bác sỹ T. nói với tôi là bị giun chui túi mật, tiến hành mổ và bảo người nhà về lấy nước chanh hoà với đường mà uống”, chị Oanh kể.

 

Sau lần mổ thứ 2 này, cả mấy ngày chị không đi vệ sinh được, bụng chị lại chướng lên.

 

Chồng chị, anh Tạ Văn Thiện, thở dài ngao ngán: “Vợ tôi bị tắc ruột mà lại chẩn đoán giun chui túi mật. Sau đó vợ tôi bị cắt mất một khúc ruột dài gần 30cm” (?)

 

Chị Oanh cho biết thêm: “Lần mổ thứ 2 đó, gia đình lên thanh toán chi phí hết 2,6 triệu đồng. Bác sỹ Ng. (bác sỹ tham gia ca mổ cho chị) bảo gia đình làm một cái đơn trình bày hoàn cảnh, rồi không thu tiền viện phí nữa”.

 

Được biết, việc “mổ xong không lấy tiền” chưa hề có tiền lệ từ trước đến nay tại bệnh viện. Vậy mà bệnh viện này lại “ưu ái” hướng dẫn người bệnh “về nhà viết đơn trình bày” và cuối cùng là số tiền viện cũng như chi phí mổ lên đến hơn 2 triệu đồng đã được miễn phí(?)

 

Chị tiếc cho đứa con đầu lòng, 11 tuổi nhưng không được đi học cùng chúng bạn. Chị thường xuyên phải đưa cháu lên viện vì cháu hay ốm, ngất xỉu bất ngờ, hay phải nhờ cậy đến bệnh viện. 

Thế nên đã bao năm qua gia đình chị im lặng không dám lên tiếng trước thái độ cũng như chuyên môn của các y, bác sỹ.
 

Mô tả ảnh.

Người dân Phú Lương đang hằng ngày trông đợi vào sự đổi thay thực sự ở BVĐK Phú Lương để họ tin tưởng, an tâm khi đến điều trị bởi không phải ai cũng có điều kiện để đi thẳng xuống bệnh viện tuyến trên. Ảnh: Duy Tuấn

Hiện tại, chị Oanh rất mong được phía cơ quan chức năng cũng như bệnh viện trả lời dứt khoát về trường hợp của con gái và bản thân chị với 2 lần mổ ám ảnh tới tận ngày nay.

 

"Dù với nguyên nhân nào đi nữa, phía gia đình cũng mong có được câu trả lời thoả đáng mà hơn mười năm nay vẫn chìm trong im lặng", chị Oanh bày tỏ.

 

"Mong có sự thay đổi thực sự ở Bệnh viện Đa khoa Phú Lương"!

 

Sau những trường hợp mà Báo VietNamNet đăng tải vừa qua ở Bệnh viện Đa khoa Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên), không chỉ những gia đình có người thân bị tử vong hay tai biến tại đây mà người dân Phú Lương nói chung đều mong muốn làm sao có sự chuyển biến thực sự ở bệnh viện này. 
 

Huyện này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, họ không có điều kiện để đi xuống tuyến trên. Còn chúng tôi có điều kiện hơn nên không bao giờ chúng tôi lên bệnh viện này cả. Bởi vì nếu xảy ra sự việc, có kiện cáo hay bệnh viện có xin lỗi thì người nhà mình cũng mất rồi” - anh Quang, trú ở thị trấn Giang Tiên, cho biết.

 

Còn ông Lương Phương Nho (Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lạc) khẳng định: “Cử tri chúng tôi có phản ánh về thái độ của các y, bác sỹ ở BVĐK Phú Lương là không được… tế nhị lắm. Việc người dân đến viện rồi cứ để bệnh nhân đó xong rồi chờ… phải có phong bì mới làm là có thật”(?).

 

"Có báo cáo rồi, làm việc cái gì nữa" (?!)

 

Sau những sự việc xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Lương, trong quá trình trở lại Thái Nguyên xác minh thêm những thông tin theo đơn tố cáo của người dân, ngày 7/8/2009, PV VietNamNet đã cố gắng tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên để mong trực tiếp được nghe ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh này, tuy nhiên điều đó lại rất khó khăn.

 

Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Phạm Xuân Đương (Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) cho hay, nếu muốn làm việc thì phải liên hệ với Văn phòng UBND, “qua đồng chí Linh hay Nhâm để sắp xếp lịch”.

 

Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ trực tiếp với ông Nguyễn Văn Nhâm (Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên) thì đã bị từ chối thẳng thừng vì đã “có báo cáo rồi còn gì nữa mà làm việc”.

 

Ông Nhâm cho biết: “Các anh lãnh đạo đi vắng hết rồi. Anh Đương mắc việc với Tổng Chánh án TAND Tối cao; chị Nguyệt (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) đi công tác ở Định Hoá, không gặp đuợc. 

 

Tỉnh đã có báo cáo gửi Thủ tướng, ngày hôm qua các ông lấy rồi, có gì nữa mà phải làm việc? Làm việc thì có gì hơn nữa? Văn bản thì ký vào đấy rồi nha, có gì tuần sau nha, tuần này kín hết lịch rồi... Báo cáo đầy đủ, chính thức rồi, làm việc cái gì nữa?”.

  •  Duy Tuấn - Vũ Hoàng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));