221
3702
Điều tra theo thư bạn đọc
theodauthu
/bandocviet/theodauthu/
1251179
Thêm người dân "ôm trái đắng" từ xuất khẩu lao động
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Thêm người dân 'ôm trái đắng' từ xuất khẩu lao động
,

 - Do quá tin tưởng vào lời hứa của một số người môi giới xuất khẩu lao động, Phan Công Việt (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã đưa cho bà Trần Thúy Bình (Giám đốc Cơ sở đào tạo Xuất khẩu lao động thuộc Công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng) 6500USD để được sang làm việc tại Singapore.

 

Tiền đã trao, nhưng chờ mãi vẫn không được đi lao động như trong hợp đồng, cực chẳng đã, Việt đành gửi đơn tố cáo lên công an để nhờ can thiệp.

 

Bỏ rơi lao động còn nhắn tin thách đố

 

Theo đơn thư tố cáo, trong lúc đang ở nhà chưa có việc làm, Phan Công Việt được một người quen cho hay hiện đang có mối đi xuất khẩu lao động ở Singapore với giá khá mềm.

 

Đang thất nghiệp, lại quá tin vào bạn, Việt đã không ngần ngại đưa cho người bạn tên Hải 40 triệu để đặt cọc. Số tiền đó được Hải chuyển vào tài khoản ATM cho bà Trần Thúy Bình.

 

Ngày 9/1/2009, bà Trần Thúy Bình hẹn Việt ra Hà Nội để ký hợp đồng và làm một số thủ tục để chuẩn bị bay. Tại Cơ sở đào tạo Xuất khẩu lao động thuộc Công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng (xóm 4 Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội), bà Bình đã đưa cho Việt một bộ hợp đồng và bảo nếu đồng ý thì nộp tiền và ký vào hợp đồng để làm thủ tục bay.

 

Mô tả ảnh.

Sau khi đưa cho bà Bình 6500USD nhưng không được đi XKLĐ tại Singapore, anh Việt đã làm đơn tố cáo bà Trần Thúy Bình đến các cơ quan chức năng. Ảnh: Hoàng Sang.

Xem qua hợp đồng, anh Việt mới tá hỏa khi thấy đại diện bên A cũng như con dấu không phải là của Công ty Việt Thắng mà là của Trung tâm dịch vụ du lịch và cung ứng lao động. Hỏi thì được bà Bình trả lời rằng: "Chị là người đảm bảo về pháp lý của hợp đồng này nên em cứ yên tâm mà ký".

 

Do nôn nóng được đi xuất khẩu lao động nhanh chóng, Việt đã đồng ý ký vào bản hợp đồng và nạp thêm 4.500 USD cho bà Bình. Đích thân bà Bình đã ký vào bản cam kết khi nhận tiền là: "Đảm bảo lao động trên sẽ xuất cảnh sang làm việc tại Singapore trước ngày 18/1/2009 và trong 20 ngày tại nước ngoài, lao động sẽ có thẻ lao động, được cư trú tối thiểu 2 năm tại Singapore và nhận được công việc làm ổn định với mức lương thu nhập khoảng 750 SGD-1500SGD/ tháng".

 

Ngay trong ngày hôm đó, anh Việt được đưa ra sân bay. Khi vừa đến sân bay Singapore, do thiếu một số thủ tục nên Việt bị giữ lại tại phòng nhập cảnh và đến chiều thì bị đẩy về Việt Nam.

 

Ngày hôm sau, Việt lại lên máy bay sang Singapore. Tại đây, có 1 người đã chờ sẵn và đưa anh đến ở cùng một nhóm người Việt Nam khác.

 

"Tại đây, tôi mới hay rằng tất cả những người Việt Nam đều sang Singapore tìm việc làm như tôi đã 4-5 tháng nhưng vẫn chưa được bố trí việc làm. Sau 3 tháng ăn chực nằm chờ ở nơi đất khách quê người, thời gian lưu trú thì đã hết, tôi đành trở về Việt Nam"- anh Việt kể lại.

 

Cũng theo lời kể của anh Việt, sau khi trở về Việt Nam, anh đã đến gặp bà Bình. Lần này, bà Bình lại hứa với Việt rằng: em cứ chờ đợi 1 thời gian, sau khi làm được thẻ lao động chị sẽ gọi. 

 

Cho rằng cơ sở xuất khẩu lao động của bà Bình làm ăn có vấn đề nhưng vì đã lỡ nộp tiền rồi nên Việt đã gia hạn: nếu trong vòng 2 tháng, bà Bình không lo được thẻ lao động cho Việt thì phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền mà Việt đã nộp.

 

Lần này, bà Bình cũng đã làm cam kết với nội dung: "Trong quá trình đưa anh Việt sang làm việc tại Singapore, do nhiều lý do khác nhau nên chúng tôi chưa làm được thẻ lao động, buộc phải đưa anh Việt trở về Việt Nam vào ngày 20/3/2009. Trong vòng 2 tháng kể từ ngày anh Việt trở lại Việt Nam, chúng tôi sẽ làm được thẻ lao động cho anh Việt tại Singapore. Nếu không làm được thì tôi sẽ hoàn trả lại toàn bộ một lần số tiền 6.500USD".

 

Sau 2 tháng, anh Việt lại lọ mọ ra Hà Nội nhưng phía bà Bình vẫn không thể làm được thủ tục. Lúc này, Việt đòi lại toàn bộ số tiền như đã cam kết ban đầu. Sau nhiều lần hẹn hò, phía bà Bình đã chấp nhận trả cho Việt tổng cộng 25 triệu. Số còn lại, bà Bình không chịu hoàn lại mà chỉ hứa lên hứa xuống.

 

Đến tháng 8/2009, Việt lại đích thân đến nhà riêng của bà Bình để đòi tiền nhưng chỉ nhận được câu trả lời: "Bây giờ hoàn cảnh gia đình chị khó khăn, chẳng lẽ lại cắm giấy tờ nhà trả cho em. Cứ để đó từ từ, khi nào có chị trả".

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Sau khi gửi đơn tố cáo lên công an huyện Từ Liêm để tố cáo hành vi lừa đảo của bà Bình, Việt đã nhiều lần nhận được tin nhắn thách đố từ người nhà của bà Bình. Ảnh: Vũ Hoàng.

Không thể chấp nhận được thái độ của bà Bình, anh Việt đã làm đơn tố cáo gửi công an huyện Từ Liêm để nhờ can thiệp. Phía công an huyện Từ Liêm bảo sau 2 tháng sẽ có kết quả trả lời.

 

Cũng theo lời anh Việt, sau khi gửi đơn lên công an huyện Từ Liêm, anh nhận được điện thoại từ bà Hải (em gái bà Trần Thúy Bình) với nội dung: nên rút đơn bên phía công an đi, bà Hải sẽ cố gắng thu xếp trả cho em một tháng vài triệu. Còn nếu không rút đơn thì sẽ không trả đồng nào cả. Thậm chí, bà Hải còn nhắn tin vào số máy điện thoại của Việt với những lời lẽ thách thức:"Em cứ yên tâm, bọn chị sẽ theo vụ này đến cùng. Em thích tình cảm thì tình cảm, thích pháp luật thì em cứ làm", "Em cảm thấy kiện mà lấy được tiền thì em cứ kiện".

 

Có dấu hiệu lừa đảo? 

 

Để tìm hiểu kỹ nội dung đơn thư, PV VietNamNet đã trực tiếp có mặt tại Công ty Việt Thắng. Tuy nhiên, tại trụ sở của công ty bà Bình chỉ có một tấm biển quảng cáo mà không có người.

 

Theo một số người dân sống tại đây thì đã nhiều tháng nay, họ không thấy công ty này hoạt động.

 

Theo một số người dân nơi đây, đã từ nhiều tháng nay, cơ sở XKLĐ này không còn hoạt động nữa. Ảnh: Hoàng Sang.

Theo một số người dân nơi đây, đã từ nhiều tháng nay, cơ sở XKLĐ này không còn hoạt động nữa. Ảnh: Hoàng Sang.

Trung tá Nguyễn Đình Phong, Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế công an huyện Từ Liêm cho hay: "Hiện công an huyện đã nhận được đơn thư tố cáo của anh Phan Công Việt và một số nguời khác tố cáo bà Trần Thúy Bình. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chúng tôi đã cử người thu thập, xác minh và mời bà Bình đến để làm việc. Quá trình làm việc tại trụ sở công an huyện, bà Bình đã thừa nhận đã nhận của anh Việt số tiền 6.500USD để lo thủ tục cho anh Việt sang lao động tại Singapore.

 

Qua xem xét hồ sơ, chúng tôi nhận thấy vụ việc này có dấu hiệu lừa đảo xuất khẩu lao động. Sau khi điều tra, nếu xét thấy có dấu hiệu lừa đảo thì chúng tôi sẽ khởi tố vụ án hình sự. Trong vụ việc này, dù là hình sự hay dân sự thì bà Bình cũng phải có trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ số tiền cho người lao động".

 

Trung tá Phong cũng cho hay sẽ cố gắng điều tra, thu thập chứng cứ để sớm hoàn thành vụ việc này.

 

  • Hoàng Sang - Vũ Hoàng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,