221
3702
Điều tra theo thư bạn đọc
theodauthu
/bandocviet/theodauthu/
1260136
Thanh tra gặp khó vì lãnh đạo doanh nghiệp toàn.. trốn
1
Article
450
Bạn đọc
bandocviet
/bandocviet/
Kiểm tra môi trường KCN Quang Minh:
Thanh tra gặp khó vì lãnh đạo doanh nghiệp toàn.. trốn
,

- Đến cuối tháng 1/2010, việc thanh tra quan trắc môi trường toàn diện tại KCN Quang Minh theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở phản ánh của Báo VietNamNet bước đầu đã có kết quả. Hàng loạt doanh nghiệp vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường.

Kết quả quan trắc cũng đã cho thấy có rất nhiều chất gây nên tình trạng ô nhiễm trong môi trường xung quanh KCN Quang Minh.

Hà Nội tiếp tục chỉ đạo kiểm tra

Theo như thời hạn mà công văn số 9849 ngày 12/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các ngành chức năng thanh tra quan trắc môi trường toàn diện tại KCN Quang Minh thì đến 10/11, Sở TNMT phải có báo cáo kết quả.

Mô tả ảnh.

Công văn tiếp tục chỉ đạo thanh, kiểm tra, quan trắc môi trường tại KCN Quang Minh. Đợt này thành phố Hà Nội giao thêm trách nhiệm kiểm tra cho Ban Quản lý các KCN và chế xuất, Sở Y tế, UBND huyện Mê Linh. Đây là lần thứ 2 thành phố có công văn chỉ đạo kiểm tra sau loạt bài phản ánh của Báo VietNamNet. Ảnh: Duy Tuấn

Thế nhưng thời hạn đó không thể được các cơ quan chức năng thực hiện kịp. Ngày 8/12/2009, trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Phạm Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở TNMT cho biết đã xử phạt được 40 doanh nghiệp (DN) với số tiền gần 500 triệu đồng trên 44 DN được kiểm tra. Còn việc quan trắc môi trường thì cũng chưa lấy mẫu.

Ngay sau đó, ngày 8/12/2009, thành phố Hà Nội ra công văn số 11728, tiếp tục chỉ đạo kiểm tra môi trường tại KCN Quang Minh.

Công văn giao Sở TN-MT chủ trì phối hợp với công an thành phố, UBND huyện Mê Linh tiếp tục thanh tra, quan trắc môi trường tại KCN Quang Minh và phụ cận; có biện pháp xử lý ngay theo thẩm quyền đối với những trường hợp gây ô nhiễm môi trường; tập trung làm rõ và đánh giá khách quan về thực trạng môi trường tại KCN, có biện pháp xử lý và đề xuất xử lý, khắc phục tổng thể.

Mô tả ảnh.

Hình ảnh ô nhiễm trên con mương tiêu chảy qua khu dân cư phía sau KCN Quang Minh mà VietNamNet ghi lại được trong tháng 9/2009. Ảnh: Duy Tuấn

Trong lần chỉ đạo này, UBND thành phố còn giao cho Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội tổng kiểm tra toàn diện việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, khắc phục tổng thể về ô nhiễm môi trường đối với toàn bộ KCN Quang Minh và khu vực phụ cận chịu ảnh hưởng từ KCN.

Còn về thông tin về “làng ung thư”, thì Hà Nội trực tiếp chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh, kết luận theo thông tin trên báo VietNamNet.

Các cơ quan này phải có kết quả báo cáo về thành phố trong tháng 1/2010.

Hàng loạt các doanh nghiệp vi phạm

Trong kết quả báo cáo kiểm tra ngày 18/1/2010 của Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội thì đoàn kiểm tra đã tiếp tục kiểm tra 31 DN tại KCN Quang Minh. Có 18 DN chưa ký hợp đồng xử lý nước thải với nhà máy xử lý tại KCN. Đoàn cũng đã tiến hành lấy mẫu nước tại 18/31 DN. Đáng chú ý, kết quả cho thấy nước thải tại 15 DN vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10 lần; 1 DN vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến 10 lần.

Mô tả ảnh.

Mặc dù chưa kiểm tra hết tất cả các DN trong KCN Quang Minh nhưng với kết quả ban đầu của các cơ quan chức năng cho thấy rất nhiều DN vi phạm về Luật Bảo vệ môi trường. Ảnh: Duy Tuấn

Có 27 DN quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, chất thải không được phân loại, để ngoài trời lẫn với rác thải sinh hoạt, không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại với các đơn vị có chức năng.

Điều đáng nói nữa là có 10/31 DN xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép, xả nước thải vượt quá lưu lượng cho phép trong giấy phép. Và những DN này còn không thực hiện chế độ quan trắc chất lượng nước xả thải để báo cáo định kỳ theo các quy định.

Trong khi đó, việc thực hiện kết quả quan trắc môi trường định kỳ không được gửi đến cơ quan quản lý môi trường là 12 DN. Chỉ có 6 DN ký hợp đồng xử lý nước thải, còn lại 18 DN vẫn chưa ký hợp đồng. Những DN này được cho là xả nước thải ra mương thoát nước của khu vực và hệ thống thoát nước mặt của KCN.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành xử phạt 21 DN vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường (báo cáo không ghi rõ số tiền và chỉ rõ tên DN vi phạm). Hiện tại, đoàn kiểm tra vẫn đang tiếp tục kiểm tra các DN còn lại. Những kết quả kiểm tra sẽ được báo cáo về Sở TNMT giao cho Thanh tra Sở xử lý theo các quy định của pháp luật.

Đề nghị đình chỉ hoạt động DN không thực hiện

Mô tả ảnh.

Bà Điệp: Lãnh đạo các DN toàn trốn nên rất khó khăn để kiểm tra. Ảnh: Thu Hương

Trao đổi với VietNamNet, bà Đào Thị Anh Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, trưởng đoàn kiểm tra của Sở TNMT cho biết:

Mỗi lần đoàn kiểm tra đến kiểm tra đều rất khó khăn. Lãnh đạo DN toàn trốn, họ cho nhân viên tiếp và lấy cớ là đi vắng. Vừa rồi đi kiểm tra có 6 DN họ không tiếp nên đoàn đã tiến hành lập biên bản. Các DN họ sẵn sàng nộp phạt, rồi lại đi kiểm tra rồi lại xử phạt. Có DN nộp phạt đến 2, 3 lần.

Bà Điệp cũng cho biết: “Ngay như buổi sáng nay, tôi đã phải nghỉ họp ở Sở để tiếp họ vì yêu cầu các DN lên Sở làm việc nhưng họ cũng không lên. Hướng của Sở là sẽ báo cáo thành phố xin ý kiến luôn, nếu DN không thực hiện sẽ đình chỉ hoạt động”.

Cũng theo bà Điệp: Những doanh nghiệp không đóng phí hạ tầng mà cho rằng đã đóng cho tỉnh Vĩnh Phúc, cái đó đoàn không kiểm tra mà chỉ kiểm tra thực tế DN đã đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường mà đến thời điểm này không đạt tiêu chuẩn thì đoàn xử phạt. Tồn tại ở KCN Quang Minh là nhiều DN chưa đấu nối với nhà máy xử lý nước thải.

Trước đó, đầu tháng 10/2009, Báo VietNamNet đã có loạt bài phản ánh về môi trường ô nhiễm nghiêm trọng xung quanh KCN này. Theo như người dân ở thôn Ấp Tre (thị trấn Quang Minh) và Ấp Giữa (xã Tiền Phong), huyện Mê Linh thì tình trạng ô nhiễm mà họ chịu dựng nhiều năm qua là do ảnh hưởng của KCN Quang Minh. Nhất là tình trạng người bị ung thư hàng loạt ở thôn Ấp Tre.

"Tồn tại ở KCN này là các DN chưa đấu nối. Họ phản ánh là đã đóng tiền hạ tầng cho tỉnh Vĩnh Phúc trước đây (có văn bản ký kết), nay Công ty TNHH ĐT&PT hạ tầng Nam Đức bắt đóng phí hạ tầng quá cao. Còn Nam Đức lại nói với các DN là không thu được tiền của các DN nên không đấu nối.

Sai phạm nhất của Công ty Nam Đức là không yêu cầu các DN đấu nối đường thoát nước thải công nghiệp vào hệ thống xử lý nước thải, đương nhiên không đấu nối thì nó (các DN) thải vào nước mặt", bà Điệp – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường.

  • Thu Hương - Duy Tuấn
    (Còn nữa)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,