,
221
1301
Bàn tròn - Trực tuyến
bantrontructuyen
/bantrontructuyen/
751629
Bàn tròn trực tuyến về ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN
1
Article
null
,

Bàn tròn trực tuyến về ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN

Cập nhật lúc 17:00, Thứ Năm, 05/01/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - 16h chiều nay, đại diện 270 trường đại học tại các tiểu bang miền Đông bắc Hoa Kỳ cùng các chuyên gia Việt Nam tham gia bàn tròn định hình đại học đẳng cấp quốc tế tại VN.

 

Chúng ta đã có quá nhiều thảo luận: Thế nào là một “đại học đẳng cấp quốc tế”? Các khái niệm đại học công, đại học tư thục, đại học mở, đại học dân lập, đại học quốc tế, chương trình hợp tác, đại học cộng đồng... là như thế nào? Các chủ đề học phí, chất lượng, bằng cấp, học phần... cũng đã tốn bao nhiêu giấy mực.

 

Trong khi đó, bao nhiêu học sinh và phụ huynh đang hướng mắt theo các đại học hàng đầu thế giới như Harvard, MIT, Standford, Princeton, Cambridge... Thế nhưng ai biết con đường đi đến đẳng cấp hàng đầu thế giới của họ như thế nào? Cần bao nhiêu thời gian? Cần có điều kiện gì? Có phải chỉ cần có tiền là đủ?

 

Soạn: AM 668961 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Để góp phần trả lời những câu hỏi trên, VietNamNet đã mời một phái đoàn cao cấp của Hội đồng Giáo dục Đại học của vùng New England (Hoa Kỳ) đến một bàn tròn tại tòa soạn vào 16h ngày thứ năm 5/1/2006. 

 

Đây là tổ chức đại diện cho 270 trường đại học tại các tiểu bang miền Đông bắc Hoa Kỳ, từ những trường công, trường tư thục, trường khu vực, cho đến Harvard và MIT.

 

Tham dự buổi bàn tròn còn có các nhà giáo dục của Việt Nam, đại diện các tổ chức đang tài trợ cho giáo dục Việt nam, và đại diện cho doanh nghiệp.

 

Xin mời các bạn gửi câu hỏi tới VietNamNet. Trả lời câu hỏi của các bạn sẽ là những người như Chủ tịch Hội đồng Giáo dục, hay Cựu Phó chủ tịch Đại học Harvard...

 

Soạn: AM 669675 gửi đến 996 để nhận ảnh này

 

Chủ đề thảo luận chính sẽ bao gồm:

 

1-       Đại học công, đại học tư, và vai trò của nhà nước trong việc chỉ đạo, quản lý, và hỗ trợ: các kinh nghiệm của Hoa Kỳ và khả năng ứng dụng tại Việt Nam.

 

2-       Hệ thống đáng giá chất lượng giáo dục đại học tại Hoa Kỳ và vai trò của hệ thống trong việc quản lý và chứng nhận chất lượng giáo dục.

 

3-       Tiềm năng xây dựng một đại học hàng đầu (hay đại học đẳng cấp thế giới) tại Việt Nam: những gì chúng ta đã có, những gì chúng ta đang học hỏi, và những gì chúng ta còn thiếu?

 

4-       Hợp tác giáo dục Việt - Mỹ: chúng ta đã có các chương trình trao đổi giáo dục, trao đổi giáo sư và sinh viên. Có những cơ hộ nào để tăng thêm chiều sâu và chiều rộng của hợp tác?

 

 

Nội dung bàn tròn sẽ được VietNamNet cập nhật trong buổi tối hôm nay. Mời quý vị chú ý theo dõi. 

  • VietNamNet
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,