221
7181
Giao thông
giaothong
/baylenvietnam/giaothong/
930550
Có nên bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường?
1
Article
6881
Bay len VietNam
baylenvietnam
/baylenvietnam/
Có nên bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường?
,

(VietNamNet) - "Việc phân tích về tâm lý học trong giao thông sẽ cho thấy rằng: nếu những quyết sách đưa ra thiếu khách quan công bằng, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn thì sẽ có tác dụng ngược lại với chủ trương muốn mọi người nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định để đảm bảo trật tự an toàn giao thông".

Mu-bao-hiem.jpg

Có nên quy định bắt buộc đỗi mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường? Ảnh Trí Hiếu.

Về việc thực thi chế tài đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường bắt buộc, Thượng tá Trần Sơn - Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ cho biết hiện, chế tài xử phạt người ngồi trên xe gắn máy và người điều khiển xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm còn rất nhẹ, không đủ sức để răn đe và giáo dục... Thượng tá Trần Sơn kiến nghị Chính phủ nâng chế tài xử phạt và quy định người tham gia giao thông bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường.

Từ những phân tích tâm lý học trong tham gia giao thông, TS. Đồng Xuân Thành thuộc Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT đã lật lại vấn đề: Có nên quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường?

Mũ bảo hiểm là loại đồ vật để bảo vệ, ngăn chặn nguy cơ bị va đập mạnh vào đầu. Nó có tác dụng hạn chế một số tác động cơ, lý từ bên ngoài lên bộ phận đầu não. Những người làm việc ngoài hiện trường, trên các công trình xây dựng thường phải dùng mũ bảo hiểm nhiều hơn cả.

Mũ bảo hiểm có nhiều loại, nhưng loại thường dùng cho người tham gia giao thông có yêu cầu tính năng cao hơn các loại mũ bảo hiểm khác dùng trong xây dựng. Đó phần nhiều là loại có cấu tạo che cả tai, gáy và có kính nhựa che mặt, bởi tính chất và nguyên nhân của lực va đập chủ yếu là do tốc độ chuyển động gây ra. Động năng của vật chuyển động phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của vật chuyển động, vì vậy mà sự va đập mạnh tương ứng với động năng lớn thường tương ứng với một tốc độ chuyển động nhất định.

Người tham gia giao thông thì có nhiều thành phần: từ người đi bộ, xe đạp, xe máy đến người đi bằng xe con (trong đó có taxi), xe chở khách (trong đó có xe buýt),… với những giới hạn tốc độ khác nhau.

Tất cả những thành phần này đều bình đẳng về quyền con người trong tham gia giao thông và trừ những người đi xe ôtô có vỏ giáp che chở, đa số người tham gia giao thông khác phải giơ đầu cùng tấm thân mà tạo hoá ban tặng ra môi trường giao thông. Vậy nên họ đều cần phải được bảo vệ bằng những chế tài nào đó.

Doi-mu-bao-hiem.jpg

Số người đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên tuyến đường bắt buộc chỉ chiếm 30%-40%. Ảnh Trí Hiếu.

Bởi vậy, nếu không đưa điều kiện tốc độ vào việc xem xét phải đội mũ bảo hiểm hay không mà thực hiện theo quan điểm tham mưu phiến diện của một số người là cứ ngồi lên xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm sẽ khiến người dân không phục, vì chẳng lẽ cái đầu của những người tham gia giao thông khác thì không cần được bảo vệ, giữ gìn hay sao? Trong thực tế đã có những trường hợp người dân đi tập thể dục buổi sáng qua đường bị xe máy đâm gây chấn thương sọ não.

Ngay như quan điểm tham mưu chỉ chú trọng bảo vệ cái đầu cũng tỏ ra kém tính thuyết phục vì sự tồn tại không đồng bộ của cái đầu còn lại với một tấm thân tàn phế thì cũng vẫn là gánh nặng cho gia đình và xã hội, đồng thời cũng không giảm được chỉ tiêu số vụ tai nạn.

Bởi vậy, việc tham mưu những giải pháp như thế là thiếu tính thực tiễn và bao quát, vì cùng là người tham gia giao thông trên đường mà lại bắt buộc bảo vệ cái đầu người điều  khiển phương tiện loại này mà bỏ rơi những đối tượng khác.

Và nếu cứ theo lôgic cần đội mũ bảo vệ cái đầu ở mọi tốc độ chuyển động như quan điểm lâu nay thì với những người có trí tưởng tượng một chút sẽ thấy hình ảnh phố xá lúc đó thật kém thẩm mỹ, khi ra phố sẽ nhìn thấy lốc nhốc những người đội mũ xe máy trên đầu mà có thời người dân gọi vui là “nồi cơm điện”.

Trong tình hình hiện nay, với tỉ lệ đi xe máy ở thành phố chiếm đa số (chứ không phải là số ít ỏi mà chủ yếu là xe máy phân khối lớn như ở Thái Lan hay Thuỵ Điển), nếu vội vàng thực hiện theo giải pháp tham mưu này thì có lẽ tình hình giao thông thành phố sẽ sục sôi, bức xúc hơn nhiều vì cái đẹp không được phô diễn, số người không tuân thủ quy định này khả năng sẽ rất đông và số người bị phạt riêng về lỗi không đội mũ cũng sẽ lên tới hàng triệu, đó là chưa kể đến các lỗi khác.

Nếu xem xét cả về khía cạnh an ninh và trật tự xã hội, bọn tội phạm sẽ triệt để lợi dụng quy định này để ngang nhiên gây án ngay giữa ban ngày trong giữa phố xá đông người mà các nhân chứng khó có thể nhận dạng được khi chúng sử dụng biển xe mờ hoặc biển giả kết hợp với mũ xe máy có kính phản quang.

Những cô gái thị thành thướt tha trong bộ áo dài mà phải đội trên đầu cái “ nồi cơm điện” khi đi dạo phố hóng mát hoặc đi thăm hỏi người thân liệu có thoát khỏi ý nghĩ bực bội, khó chịu với những quy định thiếu thực tiễn và thiếu thẩm mỹ như thế không? Với những tâm trạng bức xúc như thế, liệu chúng ta có thể tuyên truyền giáo dục kích thích được ý thức tự giác chấp hành các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông hay không?

Việc phân tích về tâm lý học trong giao thông như trên sẽ cho mọi người thấy rằng: nếu những quyết sách đưa ra thiếu khách quan công bằng, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn thì nó sẽ gây tác động phản cảm và đến một mức nào đó nó sẽ có tác dụng ngược lại với chủ trương muốn mọi người nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Mũ bảo hiểm dùng trong việc đi lại chỉ cần dùng khi đi xe máy trên đường trường ngoài phạm vi thành phố, thị xã với tốc độ chuyển động cho phép trên tuyến đường từ 40 km/h trở lên. Bởi vì trong nội thị có chế tài cơ bản là hạn chế tốc độ để giảm bớt động năng va chạm khi không may xảy ra sự cố va chạm. Khi phương tiện đã chuyển động ở tốc độ vừa phải sẽ tạo điều kiện cho người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian thao tác hãm phương tiện khi nhận thấy có khả năng xảy ra tình huống xung đột.

Còn những kẻ cố tình phóng nhanh quá tốc độ quy định, vượt ẩu, đua xe trái phép gây nguy hiểm cho chính mình và cho người khác thì tất nhiên phải bị trừng phạt nghiêm khắc theo luật định.

  • TS. Đồng Xuân Thành (Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT)

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,