,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
873400
Hoài niệm đẹp thời...bao cấp
1
Article
null
,

Hoài niệm đẹp thời...bao cấp

Cập nhật lúc 15:54, Thứ Năm, 07/12/2006 (GMT+7)
,

Đã qua rồi cái thời bao cấp và Bảo tàng Dân tộc học vừa qua đã làm sống lại một ký ức thăng trầm trong dòng chảy lịch sử Việt Nam mà những ai đã đi qua nó vĩnh viễn không thể nào quên. Không quên bởi một dấu ấn nghèo nàn lạc hậu, bởi những sự “tức cười” như chuyện hài hước thời hiện đại nhưng cũng không quên bởi cái tình đời, tình người thời bao cấp...

Soạn: HA 978091 gửi đến 996 để nhận ảnh này
                       Mua hàng thời bao cấp- Nguồn ảnh: Blog Min Min

 Báo chí viết nhiều về cuộc triển lãm này với nhiều góc nhìn. Có cái gì đó thiên về điều  “không thể tin nổi” một thời lạc hậu như thế mà chúng ta đã trải qua. Có chút gì đó chua xót lẫn hài hước. Có chút gì đó phê phán và là hoài niệm buồn. Có chút gì đó để soi lại mà thấy mình sáng suốt khi xoá bỏ nó đi để bắt kịp một xã hội năng động. Tất cả những điều đó đều đúng, nhưng trong cái thời bao cấp ấy thực ra vẫn còn nhiều nét đẹp không chút bảo thủ để nhiều người đi qua còn ngoái lại với nét nhìn tiếc nuối.

Chị tôi dẫn cháu đi xem viễn cảnh xa vời của thời bao cấp để mong con mình hiểu một chút, một chút thôi cái thời mà bố mẹ chúng đã trải qua. Những hàng ha la liệt người nhếch nhác xếp hàng mua nhu yếu phẩm, những hòn đá, những chiếc nón mê khắc tên đại diện cho “thân chủ” đi xếp hàng chờ lượt. Những câu khẩu hiệu vui như “mặt nghệt như mất sổ gạo” hay “Mua được gạo không mốc sướng lâng lâng cả ngày...”.Tất thảy cháu tôi không hiểu gì. Tất nhiên là nó hỏi và chị phải cố giải thích rằng đó là cái thời mà bố mẹ đã sống. Rằng không sung sướng như các con bây giờ, rằng để có lon sữa, cân gạo, cái lốp xe, chiếc nan hoa hay cân thịt cũng phải lận đận toát mồ hôi hột mới mang được về nhà. Những “khái niệm” như tem phiếu, như sổ gạo...có giải thích đằng nào chúng cũng hiểu một cách....xa vời như cái thời đã qua...

 Có những thứ trừu tượng quá mà chị có giải thích chúng cũng không hiểu nổi. Đó là cái tình con người trong xã hội bao cấp ấy. Tôi cũng không phải là "sản phẩm" của giai đoạn này nhưng cũng đã nếm mùi bo bo hay cơm độn sắn khô. Hay chạy lon ton đi xí chỗ và đói khát thèm thuồng một miếng thịt ba chỉ nhèo nhuột ngon đến mấy ngày. Các anh chị trong cơ quan mang chuyện thời bao cấp đã qua ra để sống lại với mình. Có cái gì đó bùi ngùi và tiếc nuối. Nghèo khổ đã đành nhưng sao mà con người sống vì nhau và thương nhau đến thế. Hình như người ta lúc ấy biết sống vì nhau hơn và tự giác hơn. Dẫu chỉ hòn đá đi xếp hàng, không có mặt chủ nhân ở đó nhưng chẳng ai nỡ gạt nó đi mà thế chỗ mình váo. Cứ để viên đá thay mặt về nhà lo cám lợn, lo con đi học rồi ra mua gạo thì cũng chẳng ai xí chỗ của mình. Hay trong cái sự xếp hàng ấy, ai con bế con bồng thẽo thuột thể nào cũng được nhường xếp hàng lên trên để vừa được mua sớm vừa mua được hàng ngon.

Hồi ấy chẳng ai được mua được xe đạp nguyên chiếc. Nhà nào sang lắm thì có chiếc thống nhất để trong nhà. Có chiếc giỡ mang ra triển lãm vẫn còn mới lắm vì tiếc của đâu dám đi, cứ treo như vật báu trong nhà. Các bộ phận của xe đạp đều phải mua phân phối, thứ lốp, thứ nan hoa, thứ pedal...Khi một cơ quan đi mua về mới ngồi với nhau lại để xem ai thực sự thiếu cái gì để phân lại cho người đó. Cũng vậy mà người ta sống vì nhau và quan tâm nhau một cách thực lòng. Chị A lâu nay phải đi xe “cố vấn”, nghĩa là cái xe lốp bị bó chằng bó đụp thì được ưu ái phân cho chiếc lốp. Anh B tay lái xe quặt quẹo như thắng qùe cả năm nay thì được phân cho cái ghi đông. Chị C lấy dép tông dán lên lốp trước, mỗi khi xe xuống dốc thì dí chân vào miếng tông phanh xe thì được ưu ái cho cái phanh...Cứ vậy tình người cứ thắt chặt lại với nhau như những câu chuyện gia đình đầy cảm động.

Nhiều và rất nhiều câu chuyện như vậy đã làm sống lại một giai đoạn lạc hậu mà vô cùng nhân văn. Trong cái khó, tình người đã được nâng cao như một biểu tượng văn hoá đẹp. Cạnh những cái mất của thời bao cấp nhiều người đau đáu nhớ đến những cái đẹp của lòng nhân ái, tính cộng đồng mà không dẽ gì tìm được trong xã hội bây giờ.

 Chị tôi dẫn cháu đi xem triển lãm về mà cũng ngổn ngang nỗi lòng. Có lẽ sẽ rất khó để bọn trẻ hiểu cái thời mà bó mẹ chúng đã đi qua...Tôi thì ngổn ngang theo nỗi lòng của chị…

( Theo blog Min Min)

Comment từ Blog:

Chip: Em đã xem nhiều phim về thời kỳ này và cũng đã hiểu 1 phần nào những vất vả - khó khăn đấy, đúng là 1 giai đoạn lạc hậu nhưng vô cùng nhân văn. Cái nhân văn đấy thật không dễ tìm lại được trong xã hội bây giờ, thích câu kết của bác Min quá.

 

Mặt trời thông minh: Thời bao cấp, dù em chưa từng trải qua nhưng qua những gì ông bà cha mẹ kể lại thì hình như rất khó khăn. Năm nay em mới 17 tuổi, cảm thấy mình may mắn vì không phải sống trong hoàn cảnh ấy.

 

Jackie_Nguyen: Tôi được sinh ra khi thời kỳ " bao cấp" mới vừa được xóa bỏ vài năm. Có lẽ  mình may mắn, tuy nhiên những ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp ấy nó còn kéo dài khi mình bước chân vào tiểu học. Có lẽ trong ký ức của những người trãi qua và chứng kiến thời kỳ ấy, chẳng thể nào quên được.Và nay, mọi chuyện đã qua đi, những người Việt Nam chúng ta luôn hi vọng về một ngày mai tươi sáng.

 

Phản hồi của độc giả Blog Việt:

vutung70@yahoo.com: Thời bao cấp đủ thứ chuyện buồn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà phủ định tất cả. Tôi vẫn biết ơn những người thầy giáo thời bao cấp vì họ đã cho tôi được hưởng một sự giáo dục quý báu mà ngay cả bây giờ, tôi cũng thấy là thật khó mà được hưởng. Sau đây là câu chuyện 100% sự thực của tôi trong thời bao cấp. Nếu quý báo sử dụng được, xin chân thành cảm ơn.

JJ Huy: Một hoài niệm đẹp...một quãng thời gian mà đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Dẫu biết thời bao cấp là thiếu thốn..nhưng có lẽ không thể quên được giá trị nhân văn của con người... lòng nhân ái đầy tình thương, tính cộng đồng mà xã hội hiện đại cần duy trì.một bài viết truyền tải đến người đọc có thể hình dung ra quang cảnh thời bao cấp , cuộc sống vất vả đến nhường nào. Cảm ơn Min Min.

Phản hồi của bạn đọc: Tôi sinh ra năm 1973 và cũng đã trãi qua cái thời kỳ bao cấp nên bây giờ thực sự thấy mình và thế hệ 8x trở đi quá sung sướng. Đọc bài của Minmin mà tôi cứ vẫn còn nhớ như in hình ảnh ba tôi chở chị em tôi qua cầu Xóm bóng Nha trang để ngủ đêm, xếp hàng giữ chổ mua cám cho gà. Em trai tôi lúc đó 5 tuổi, cái tuổi đáng ra sẽ ngây thơ như con tôi bây giờ nhưng đã thao thức cả đêm chỉ sợ mất chổ thì mai không có cám cho gà ăn. Cuối cùng nữa đêm, do ngủ say nên có "cuộc đảo chính " xảy ra và chúng tôi, những cục gạch bị lùi xuống mấy bậc. Tôi vẫn còn nhớ như in sáng nào ba tôi cũng làm cho một vắc mì đen sì và hôi mốc kèm với một chén nước mắm để ăn sáng. Tôi ăn và chán đến nổi tuyên bố với ba là thà tuyệt thực chứ không ăn " mì miết..." Lúc đó tôi sáu tuổi....Làm sao quên được mẹ tôi mỗi khi đi làm về lại hỏi hôm nay lợn có ăn không, gà có ăn không, có con nào chết không... thay vì hỏi thăm các con thế nào..Chúng tôi thì mừng nếu có con gà nào " ngẽo đầu, nuốt dây thun..." thời đó không biết có cúm gà hay không nhưng mả nếu có thì cũng chả dại mà thông báo...để còn có cái tươi cho bữa ăn. Chính vì thế chúng tôi rất yêu quí sự hi sinh và chịu đựng của cha mẹ mình trong những khoảng thời gian đó...và bây giờ lớn lên chúng tôi càng thêm quí trọng những gì mà bây giờ mình đang có. Các bạn 8x chắc không thể có được cảm giác của chúng tôi lúc đó và bây giờ sức chịu đựng gian khổ của các bạn chắc cũng không thể như chúng tôi đã và đang có. Vì thế hãy đi xem và hãy coi lại mình để sống tốt hơn và đừng than vãn nếu chẳng may mình không được toại ý.....

 

Về tác giả blog:

Soạn: HA 978087 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giao diện blog của Min Min
 

Trong cộng đồng blog có nhiều nhà báo, đặc biệt là các nhà báo trẻ. Họ góp một giọng điệu riêng vào sự phong phú của cộng đồng Blog. Đọc blog của MinMin- T.N.H, nhiều người ngỡ Min Min là một nhà báo như vậy… Min Min- một người yêu nhạc Trịnh, yêu tự do, thích những điều lạ lùng và trái khoáy. Với Min Min, cuộc sống luôn phải được “thay đổi thực đơn cho giác quan”.

 

 

 

Blog Việt mời bạn tham gia ý kiến trong mẫu phản hồi sau hoặc gửi bài viết về địa chỉ blogviet@vasc.com.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,