,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
889932
Cảm ơn và xin lỗi, bạn có thói quen đó không?
1
Article
null
,

Cảm ơn và xin lỗi, bạn có thói quen đó không?

Cập nhật lúc 10:54, Thứ Hai, 22/01/2007 (GMT+7)
,

Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.

 

Hình ảnh: Storage.com

Càng ngày tôi càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội (bạn có nhớ bài “Hard to say I’m sorry” của ban nhạc Chicago, hay “Sorry seems to be the hardest word” của Elton John không), thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.


Những người phương Tây hoặc một nền giáo dục phương Tây đã luôn sống với hai câu ấy trong suốt cuộc đời họ, và nó luôn xuất hiện trên môi họ bất cứ lúc nào. Đã tồn tại từ hàng trăm năm nay một thứ văn hóa cảm ơn và xin lỗi như thế, và tiếp xúc với họ luôn dễ chịu. Trong xã hội này, thứ văn hóa cảm ơn và xin lỗi đã không tồn tại, hoặc thực tế tồn tại không chân thực và bị lợi dụng. Người ta cảm ơn không bằng lời nói mà bằng phong bì, và những kẻ mắc sai lầm nghiêm trọng chỉ nói xin lỗi một cách ráo hoảnh cho xong chuyện và rồi vẫn giữ cái ghế của mình.


Nhiều người nói với tôi, rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”? Tôi vẫn tin là những ai đã không biết cảm ơn và xin lỗi vì những điều nhỏ nhặt nhất sẽ không thể làm được những điều vĩ đại nhất.


Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ.


Thêm những chi tiết nữa: bây giờ người ta cũng không biết xếp hàng, không có ý thức xếp hàng, và lúc nào trong đầu hầu như tất cả cũng có một suy nghĩ ích kỷ cho riêng mình và không cần biết đến bất cứ ai khác. Xã hội có những quy định bất thành văn (“First come, first serve-ai đến trước dùng trước), và thành văn (“Queue by law”-Xếp hàng), nhưng đó không phải là xã hội mà chúng ta đang sống. Người ta chen ngang và húych nhau ở khắp mọi nơi, trong những chỗ đổ xăng, trên đường xá, trong trường học, trên cầu thang, ở các thang máy. Và người ta vượt đèn đỏ ở mọi ngã tư, vượt đường sắt lúc chắn tàu đang đóng với một sự vội vã thật đáng trách, trong khi sự vội vã, hối hả và đầy hăng say như khi vượt đèn đỏ ấy đáng lẽ cần phải được thể hiện trong công việc và trong cuộc sống.

 

Thế nên, bây giờ, tôi hay cảm thấy vừa ngạc nhiên vừa xúc động, khi có một ai đó đi cùng chiều với mình nói với sang “anh quên gạt chân chống xe máy kìa”. Ít ra, vẫn còn có những người biết quan tâm đến những người khác. Và những câu nói tưởng như rất đơn giản ấy đôi khi lại là những món quà nhỏ, nhưng rất có ý nghĩa trong cuộc sống này.

 

(Theo blog BLV Anh Ngọc)

 

Comment từ blog

 

Giao diện blog BLV Anh Ngọc

Pooh: Bài viết của anh thật ý nghĩa bởi những lời "cảm ơn" hoặc "xin lỗi" tuy chỉ là hai chữ nhưng có tầm quan trọng cực kỳ lớn trong mối quan hệ của mỗi người. Hôm qua em đã xin lỗi một người bạn và nhận được ba lời cảm ơn từ những người bạn khác, thực sự cảm thấy vui. Nhiều khi "cảm ơn" hay "xin lỗi" không thể nói thành lời nhưng những cử chỉ mang ý nghĩa đó cũng khá dễ thương, phải không ạ?

 

Vladimia: để “xin lỗi” và “cảm ơn” thực lòng không phải là dễ vì đôi khi người ta phải vượt qua lòng tự trọng và đôi khi không cần phải nói ra hai từ đó chúng ta mới biết là người ta đang xin lỗi/cảm ơn.

 

Le Vent: Theo em người Việt Nam mình ít nói cảm ơn và xin lỗi thật, điều đó thật sự là rất thiếu trong cách giao tiếp của chúng ta. Nhưng em nghĩ cái này không phả bản chất của đa số người Việt Nam vốn dĩ hiền lành chân chất, chỉ hơi chút khép kín ngượng ngùng, thô cứng. Đôi khi người ta thấy ngại ngùng thiếu đánh giá cao câu cảm ơn hay lời xin lỗi. Cũng có thể do ông cha ta dạy rằng tố gỗ hơn tốt nước sơn, chỉ cần có lòng thành không cần lờ lẽ phô trương, chỉ cần nhìn vào kết quả hành động. Hồi ở nhà, em cũng có thú vui nhắc người khác gạt chân chống, vì thấy nhiều người vô ý quá, vô ý như trong lúc họ giao tiếp vậy và cũng nhận được nhiều kiểu cảm ơn khác nhau. Rồi nữa, hồi mới về, còn bị coi là hâm, nặng hơn còn bị coi là sĩ, thích thể hiện khi suốt ngày cảm ơn xin lỗi. Nghiêm trọng hơn với bạn bè thân mà cảm ơn nhiều còn bị coi là khách sáo vì chỉ cần có lòng được rồi cần gì nói xa cách thế... Người Việt mình có nhiều hành vi giao tiếp đậm bản sắc Việt, nhưng trong xã hội hiện đại đang phát triển này, nhiều khi lại sai lệch hay bị coi nhẹ. Cái này cần cố gắng của toàn xã hội. Nếu mỗi người lớn đều có nhận thức đúng và có trách nhiệm hơn trong lời nói thì có lẽ những người lớn khác cũng như lớp trẻ sẽ không có môi trường, điều kiện để học hỏi và a dua theo.

Soạn: HA 1015245 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Mỗi người sửa mình một chút - đất nước sẽ bay lên!

 

NHIT: Em thì nghĩ khác! Càng ngày em càng thấy nhiều người nói cám ơn và xin lỗi hơn, một bộ phận là những người trẻ và một phần là những người có tuổi hơn nhưng giống anh. Em rất thích nói: "Bác ơi/cô ơi/chị ơi/ anh ơi... chưa gạt chân chống kìa” nhưng mà thường thì chẳng ai cám ơn dù chỉ là một cái gật đầu hay một ánh mắt cả...

 

Anh T: Tôi nghĩ hai câu cảm ơn và xin lỗi với người Việt mình có vẻ rất gượng gạo, còn nếu muốn thay đổi thói quen theo tôi chúng ta phải mất rất lâu mới có thể thay đổi được (có thể đó là văn hoá của người Việt Nam ngại nói cảm ơn và xin lỗi)

 

TLITF: Em hay nói cảm ơn (xin lỗi thì cố gắng ko mắc phải) nhưng nhiều khi thấy lạc lõng, vì mỗi mình nói cảm ơn, nhưng em cũng mặc kệ

 

Kaigithe: Em rất thích nói cảm ơn với một nụ cười và cũng rất muốn nhận được những lời cảm ơn, dẫu đó chỉ là một lời nói đơn giản nhưng có khi lại thấy vui cả ngày. Còn xin lỗi thì em cũng không hay dùng lắm, chắc tại không hay mắc lỗi! Cá nhân em nghĩ rằng khi ai đó được nghe từ xin lỗi chân thành, nếu như họ còn giận được thì họ đúng là sắt đá.

 

Phản hồi của độc giả Blog Việt:

 

Ho ten: Ngoc Chien
Email: Areuokie@gmail.com
Noi dung: Không biết tự bao giờ, ai đã dạy bảo nhưng em thấy em khác so với anh chị em và bạn bè một chút khi thấy mình nói quá nhiều lời cảm ơn và xin lỗi. Có những lúc cô em họ em phải đề nghị: “ Chị có thể không cần nói cảm ơn được không?” Môi khi em cảm ơn hay xin lỗi vì một điều dù nhỏ nhất, thực sự hai cụm từ đó xuất phát từ đáy lòng mình, vì mình thấy cần như thế. Hoặc ngay cả khi ai đó làm một điều gì tốt mình nênkhen ngợi cái tốt của họ ngay. Tôi nghĩ đúng là người việt ta cần phải hoà nhập với thế giới trong thời buổi WTO này về khoản văn hoá ứng xử “ Cám ơn và xin lỗi”. Cảm ơn anh Ngọc đã đề xuất vấn đề này, cảm ơn mọi người đọc và hiểu nó, cảm ơn nếu ý kiến của tôi được mọi người đọc.

Ho ten: Dương Quang Bổn
Dia chi: 4230 Elora Drive, Toronto Canada
Email: bonduong@sympatico.ca
Noi dung: Công dân Giáo dục là môn học ở trung học từ thuở xa xưa ( Trước 1975), nơi tôi đang ở hiện nay người ta bị mình đụng mà họ vẫn xin lỗi, bạn có tin không? Tôi hy vọng rằng thế hệ trẻ ở Việt Nam ngày nay được học hỏi những gì mà từ xưa chúng tôi đã được giáo dục. 

Ho ten: Cao Thị Quyen
Dia chi: Cục Hải quan Thanh Hóa
Email: quyen_hqth@yahoo.com.vn
Tieu de: Cảm ơn và xin lỗi
Noi dung: Tôi nghĩ, Cảm ơn và xin lỗi: Trong tiếng Việt đó là 2 tiếng có 2 âm tiết rất đơn giản nhưng khi được dùng trong những điều kiện hoàn cảnh (sự việc) phù hợp thì nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống!

Ho ten: VIỆT NHÂN - DAKLAK
Email: tranxuankhoa@gmail.com
Tieu de: CÁM ƠN VÀ XIN LỖI - Điều nên làm
Noi dung: Tôi có ý định viết về vấn đề này từ lâu nhưng rồi lại quên! Hôm nay đựợc nhiều bạn đồng cảm nói lên điều cần phải nói trong thời buổi hội nhập. Bạn thử nghĩ xem mình làm một việc gì đó không tốt với người khác chỉ cần xin lỗi để được tha thứ và tự mình cũng thấy nhẹ nhàng thì mọi việc sẽ tốt hơn nhiều, khi mình được người khác giúp đỡ để tỏ lòng biết ơn thì trước hết phải nói lời cám ơn đâu có gì là khó! Thế mà vẫn có nguời cho rằng như thế là khách sáo. Chúng ta được biết (qua phim ảnh) ta thấy hai từ này xuất hiện rất nhiều mà vẫn không thừa. Các bạn trẻ nghĩ sao?

Email: duongthuytien_77@yahoo.com
Noi dung: Theo mình thì lớp trẻ vẫn có ý thức xin lỗi và cảm ơn đấy chứ!  Cơ quan mình thường thì  chỉ có tụi trẻ mình là không quen xin lỗi, còn cảm ơn, nhiều khi mình hoàn thành một việc nào đó, biết là nhiệm vụ của mình nhưng không được một lời cảm ơn nên thấy hẫng hụt lắm. Có lần mình gặp chuyện rất buồn, tâm trạng không tốt nên mình đi lòng vòng trên phố, trời rét và vắng, mình rất cảm động khi có người đi bên cạnh và nhắc: “ chị ơi, chân chống xe máy kìa”. Mình đã cảm ơn họ và họ cũng rất vui vẻ. Mình chợt nghĩ, trên đời này vẫn còn nhiều người tốt như vậy…

Xem thêm Phản hồi của độc giả Blog Việt tại đây và đây 

 Về tác giả blog:

Hình ảnh đại diện của Anh Ngọc

BLV Anh Ngọc- giọng bình luận bóng đá Ý quen thuộc với khán giả truyền hình. Hiện nay anh đang là phóng viên báo Thể thao Văn hoá. “Hy vọng blog này sẽ là điểm dừng chân của những ai yêu calcio, con người, văn hoá, ngôn ngữ Ý và bóng đá nói chung. Đây là lần thứ hai BLV Anh Ngọc góp mặt cùng Blog Việt.

 

 

 

 

 

 

 

Blog Việt mời bạn tham gia ý kiến trong mẫu phản hồi sau hoặc gửi bài viết kèm đường link blog về địa chỉ: blogviet@vasc.com.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,