,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
911008
Người Việt soi gương
1
Article
null
,

Người Việt soi gương

Cập nhật lúc 09:42, Thứ Ba, 20/03/2007 (GMT+7)
,

Chúng ta có nhiều nét văn hoá riêng biệt, nhưng chưa bao giờ đủ lớn mạnh để thành thương hiệu trên trường quốc tế, vì sao vậy?

Hình ảnh: Theo blog Dementor
Hình ảnh: Theo blog Dementor

Tôi đã đắn đo trước khi bắt đầu blog này. Sở dĩ, chủ đề mà tôi sắp bàn vượt quá tầm độ tuổi và vốn tri thức eo hẹp của tôi. Cuối cùng tôi vẫn quyết định viết, không phải bằng cách nhận định đầy đủ, bao quát như một chuyên gia, chỉ là góc nhìn chủ quan, những khía cạnh mà tôi tiếp nhận trực tiếp hay bằng các nguồn thông tin khác nhau (sách, báo, TV, internet…) mà bản thân tôi đã không ghi lại rõ. Tôi rất mong nhận được ý kiến của tất cả mọi người cùng với nhiều số liệu thống kê cũng như dẫn chứng mà tôi chưa kịp thu thập đầy đủ.

Người Việt soi gương: Tinh thần dân tộc – Niềm tự hào Văn Hoá Lịch Sử (phần 1)

Tinh thần dân tộc của người Việt Nam, có ai nghi ngờ?

Ở trường, chúng ta được học quá trình chống giặc ngoại xâm gần như phủ kín chiều dài 4000 năm lịch sử đất nước. Kể từ khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán tại biển Bạch Đằng năm 938 và lên ngôi năm 939 cho tới nay, nước ta đã không còn là quận Giao Chỉ của Trung Hoa nữa. Họ hết lần này đến lần khác đem quân sang xâm lược, chúng ta giữ được chủ quyền, nhưng vẫn phải chịu hơn 1000 năm bắc thuộc, điều xảy ra với hầu hết các nước tiếp giáp Trung Quốc. Sang thế kỷ XX, chúng ta lại lần lượt phải đọ sức với người Pháp, người Nhật, người Mỹ, và lại cả người Hoa trước khi trở thành Việt Nam của ngày hôm nay.

Trong “Bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:

Nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân,

Điếu phạt vi sư mạc tiên khử bạo.

Như nói chuyện Đại Việt chi quốc,

Thực vi văn hiến chi bằng,

Sơn xuyên chi cương vực ký thù,

Bắc Nam chi phong tục diệc dị.

Bản dịch:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục bắc nam cũng khác

Bất kể là nước nào, một khi muốn khống chế nước ta, họ đều có một kế hoạch đồng hoá bài bản. Các thầy giáo ở trường thường nói rằng, người Việt Nam bằng sự “thông minh” của mình luôn biết lợi dụng điều kiện đó để học hỏi những tinh hoa nhân loại mà vẫn giữ lại bản sắc riêng cho mình. Tôi cũng tin như thế suốt thời đi học.

Trong kỷ nguyên công nghệ cao hiện nay, chúng ta phải hội nhập với thế giới mới mong bắt kịp sự phát trển của nền văn minh nhân loại. Dù công cuộc đổi mới bắt đầu cách đây hơn 20 năm, cơ chế mở cửa bắt đầu cách đây hơn mười năm, không phải là sớm, nhưng chúng ta đã kịp tham gia ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, và WTO năm 2006. Điều kiện giao lưu như vậy quả là thuận lợi cho người Việt Nam.

Thế nhưng hàng ngoại nhập vẫn được ưa chuộng phần vì công nghệ của họ cao và sản phẩm đa dạng.  Trong khi đó, hàng Việt Nam ít chủng loại hơn, chất lượng chưa thuyết phục mà giá cả lại kém cạnh tranh. Có thể nhận thấy ngay các ngành không có sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài, nhất là những thứ hàng độc quyền giá tăng trong khi chất lượng chưa thể nói là tốt lên nhiều.

Cũng tương tự như thế, ở lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, truyền thông giải trí, sản phẩm ngoại cũng đang ồ ạt chiếm lĩnh thị trường, thị hiếu người Việt. Màn ảnh rộng hay truyền hình đều tràn ngập ấn phẩm của Hoa, Hàn, Mỹ. Cùng một cách lý giải như trên, bởi vì phim Việt Nam chưa hay, kỹ xảo yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu người thưởng thức. Tôi không muốn dùng blog này để mổ xẻ những cái hơn của phim ảnh các nước nói trên, tôi chỉ đề cập đến đây và nhờ các bạn trả lời một câu hỏi:

- Tại sao khi xem phim nước ngoài chúng ta lại cảm nhận được nhiều điều gần gũi với cuộc sống của chúng ta đến thế?

Tất nhiên là do tính nhân văn của phim rồi. Nhưng liệu chỉ bởi tính nhân văn của bộ phim? Chúng ta có thể nhận ra nhiều sự khác biệt trong lối sống của người phương Tây trong phim Âu Mỹ, lối sống Á Đông rất hiện đại và tiên tiến của xứ kim chi, nhưng riêng với phim Trung Quốc, bản thân tôi nhiều khi tưởng tượng, với một cốt truyện như thế, với các nhân vật và tính cách như thế, với tình tiết như thế, chỉ cần thay đổi một chút bối cảnh và tên nhân vật thì bộ phim hoàn toàn có thể là phim Việt Nam.

Trong các tác phẩm văn học đầu thế kỷ trước của những nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan hay nhóm Tự lực văn đoàn, ta có thể thấy người Việt chạy hụt hơi theo văn hoá Pháp như thế nào. Nhiều người sẵn sàng quên luôn xuất xứ mà họ cho là thấp hèn. Người “có học” thích chêm tiếng Pháp vào lời nói bất cứ khi nào có thể. Ngay đến danh xưng ông tôi, mày tao giữa người Việt với nhau cũng dùng tiếng Pháp như một thói quen sành điệu. Các nhà phê bình văn học thường dùng những chi tiết này để mô tả mặt tiêu cực của xã hội VN nửa phong kiến. Vậy hãy so sánh với xã hội hiện tại của chúng ta!

Cách đây không lâu, khi qua blog của anh Trần Bằng Việt, đọc comment của một bạn trẻ góp ý với anh về việc dùng nhiều từ tiếng Anh trong bài nói chuyện, tôi bỗng giật mình nhìn lại. Anh Việt là người quản lý dự án một công ty phần mềm máy tính lớn. Với tin học, có nhiều từ không thể diễn đạt bằng tiếng Việt và nhiều khi nói bằng tiếng Anh sẽ dễ hiểu hơn, anh Việt có dùng nhiều từ chuyên ngành cũng là điều khó tránh. Nhưng tôi thì lại khác, tôi nhận ra đôi khi trong giao tiếp với bạn bè mình, tôi cũng hay sử dụng tiếng Anh một cách không cần thiết, lên mạng viết blog cũng lấy cái nick bằng tiếng Anh, xuất xứ từ một cuốn truyện của Anh, trong khi nhều người sống và làm việc ở nước ngoài lâu năm cũng chưa đến mức như vậy.

Khi ra phố, ta có thể dễ dàng trông thấy các bạn thanh niên ăn mặc chải chuốt với các kiểu tóc và phục sức như những người Hàn Quốc chính hiệu. Tiếp tục hãy nhìn vào nền văn hoá của người Hàn. Cho đến thời điểm này người Hàn vẫn có một nền văn hoá riêng biệt, không thể nhầm lẫn với Trung Hoa hay bất kỳ nước nào. Văn hoá của họ thậm chí còn trở thành một “món hàng xuất khẩu” đem lại lợi nhuận khổng lồ.

Thực ra chúng ta còn nhiều nét văn hoá riêng biệt, nhưng chưa bao giờ đủ nhấn mạnh để thành một thương hiệu trên trường quốc tế. 

Trần Trọng Kim(một học giả uyên thâm cả tân và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX) viết trong Việt Nam Sử Lược( Tác phẩm được đánh giá là một trong những quyển sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, được tái bản nhiều lần): “Chúng ta có thật sự đủ bản lĩnh và tinh thần dân tộc để giao lưu học hỏi tinh hoa nhưng vẫn giữ lại những nét bản sắc độc đáo, hay chúng ta chỉ biết chạy theo những thứ của người khác không một chút đắn đo?”

( Còn nữa)

Phần 2

Blog Việt theo Blog Dementor

Giao diện Blog Dementor
Giao diện Blog Dementor

Phản hồi từ Blog:

Xantro: " Nước Việt nam có giàu mạnh hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không? Chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu". Bác đã dạy thế thì các bạn cứ làm thế, trước hết hãy cố gắng trở thành những nhân tài đã, còn có được trọng dụng hay không thì ... nhưng đảm bảo thành tài thì dù bạn không làm nước mình hết hổ thẹn với các nước khác thì bạn cũng không hổ thẹn với chính mình. Tóm lại là mỗi cá nhân làm tốt vai trò của mình thì không lo đất nước mình không khá lên được.

Tran_Minh_Nhat: Thực ra tớ tin là những gì cậu viết ra ở đây hầu như mọi người ở lứa tuổi chúng ta đều ít nhiều nhận thức được. Chỉ có điều không phải ai cũng để ý đến nó đủ nhiều để viết được những dòng tâm huyết như cậu.

Le: Chi tiết dùng tiếng Việt pha tiếng Anh một cách không cần thiết, tôi đã thấy nghe nó kì quái từ lâu. Nhớ một buổi xem buổi diễn tập thuyết trình cuộc thi sinh viên khởi nghiệp, sau khi người nói thuyết trình xong, anh chủ trì nhận xét: "Anh là anh không care xem cái content của em như thế nào, anh là anh care xem cái style của em, nó có ra dáng một businessman hay không?" Thiết nghĩ đúng là không cần chêm tiếng Anh quá như thế!

KingKong: Rất hay và đầy tâm huyết bác nhỉ. Em hoàn toàn ủng hộ và chờ phần 2.
Tuy nhiên chi tiết cuối nói vậy em không đồng ý lắm, ý khá hay và lạ nhưng quá quy chụp. Đồng ý là chúng ta bị/được ảnh hưởng nhiều bởi văn hoá Trung Hoa, nhưng Việt Nam có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc văn hoá đã khác nhau, cụ lấy hệ quy chiếu nào mà bảo chúng ta bắt chước? Tất cả ư?

Dramax: Em cám ơn anh Dementor đã có một blog entry để mọi người bàn luận.
Như các báo đài đã đăng, năm nay lịch sử được mùa điểm 0. 0 điểm đã đành, nhưng có những kiến thức cơ bản đã bị nhầm lẫn một cách không thể hiểu được vì sao? Một trưởng khoa lịch sử của một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội đã nói: “Người mà không hiểu và không biết lịch sử của đất nước mình thì không phải là người yêu nước".

Kim: Chúng ta có bản tính của người Việt, bản sắc rất riêng! Không bao giờ nên so mình với người thấp hơn để thêm ngạo mạn, càng không nên so với người cao hơn để ganh tỵ. Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn vào cái xấu mà hoàn thiện. Vì chúng ta ko hề giống một dân tộc nào!

Tác giả Blog Dementor
Tác giả Blog Dementor

Về tác giả blog: Dementor - chàng trai có gương mặt dễ mến. Blog Dementor có những bài viết bổ ích cho cộng đồng Blog Việt. Cũng chính chàng trai này cùng những người bạn đã tổ chức hoạt động “Free Hug” tại Hà Nội. Bạn có thể gọi Dementor là Dem, Deme, Đê mê, Dế Mèn Tồ hay Đêm...

Ý kiến của bạn về bài viết này, mời bạn tham gia theo mẫu phản hồi sau hoặc gửi bài viết, đường link blog về địa chỉ blogviet@vasc.com.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,