,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
999294
Phần 1: Blog - xã hội ảo, con người thật
1
Article
null
,

Phần 1: Blog - xã hội ảo, con người thật

Cập nhật lúc 10:05, Thứ Ba, 30/10/2007 (GMT+7)
,

(Blog Việt) - Thời gian qua, báo chí nhắc nhiều tới chữ “web blog bẩn”, trách nhiệm của blogger

 
hay việc quản lý blog. Nhiều blogger tự hỏi, liệu những câu chuyện đáng tiếc trên thế giới Blog có xảy ra không nếu các blogger cùng gật đầu chọn cho mình một “con đường sáng”? Blog Việt gửi tới bạn đọc loạt bài: “Con đường nào cho cộng đồng blogger Việt”, bao gồm các phần viết của chính các blogger phản ánh những câu chuyện, tâm sự chân thực cũng như những lời khuyên và mong muốn thực sự của cộng đồng blogger sau những “ì xèo” và những chuyện đáng tiếc trong thời gian qua.

Con đường nào cho cộng đồng blogger Việt:

Phần 1: Blog – xã hội ảo, con người thật

Blog thời gian này theo cảm nhận cá nhân tôi thấy nó đang chậm chuyển dần sang thành một xã hội phản ánh tính cách con người hơn là một công cụ giải trí về mặt tinh thần đơn thuần. Càng ngày càng thấy xuất hiện nhiều tiêu cực khi hơn 200 000 blogs chưa có một mô hình quản lý mang tính khả thi nào kiểm soát, thành ra ai muốn làm gì thì làm, không cần biết nó ảnh hưởng thế nào? hậu quả ra sao? Trắng đen, tốt xấu, thật giả lẫn lộn luẩn quẩn trong một vòng tròn mơ hồ khiến nhiều người cảm thấy chán nản, cũng chính từ đây nhiều người nói lời chia tay blog sau một thời gian dài gắn bó với kết luận xem ra khá giống nhau: ảo vẫn mãi chỉ là ảo…

Nếu đã coi blog như một xã hội thu nhỏ thì nó cũng có một mô hình tương tự như ở một xã hội thực sự vậy. Ở blog cũng có sự phân chia tầng lớp, cũng sống và quan hệ có mục đích... Ngoài kia xã hội giao dịch, duy trì đời sống bằng đồng tiền thì trong Blog “giao dịch” duy trì blog bằng comments (cái này theo tôi là một loại tiền tệ giao dịch ở xã hội ảo). Xã hội thực có hai dạng người giàu: một là làm ăn chân chính, hai là làm ăn lừa lọc, dùng những hình thức rửa tiền vì vậy tuy cùng lắm tiền, cùng giá trị quy đổi nhưng giá trị đạo đức thì khác nhau hoàn toàn. Ở blog cũng vậy, cũng có hai dạng “nhà giàu”, một là những blog có nhiều comments thể hiện sự quan tâm, yêu thích những bài viết có giá trị; còn dạng thứ hai là những blog siêu giàu comments nhưng đó là những lời chửi rủa, phản bác đả kích không tiếc lời với những từ ngữ mà từ điển tiếng Việt chưa bao giờ cập nhật.

Một lần nữa nói về vấn đề page views (PV) – từ mà ở thế giới blog người ta cho là nhạy cảm, bloggers rất ngại nói đến từ này vì nhắc đến nó luôn là sự tranh cãi của các trường phái blog mang tính đối lập. Đối với nhiều người có thể PV không quan trọng nhưng ít ra nó phần nào đánh giá vị thế của một blog - yếu tố mang lại sự ảnh hưởng nhất định của blog đó đối với cộng đồng nói chung hay một nhóm người đọc cùng trường phái nói riêng. Cũng giống với cuộc sống, vị thế ở đây cũng phân chia làm hai: một bên được nhiều người quan tâm, ao ước, nể trọng còn bên kia cũng được người ta quan tâm nhưng đó chỉ là sự tò mò xem cái blog đó tiêu cực đến đâu cộng với cái văn hoá dưới mức chuẩn bao nhiêu %. Khổ nỗi những người sở hữu vị thế này họ cam tâm mặc người khác phản đối, chửi rủa. Có lẽ họ quan niệm "càng đông càng vui", nhà đắt khách ta càng lắm tiền (comments) cho nên họ "làm ăn" bất chấp miễn là ra tiền - những "đồng tiền" vô giá trị...

Cạnh tranh trên blog

Để tồn tại, cuộc sống rèn cho con người bản năng cạnh tranh, nhưng ít ai ngờ bản năng cạnh tranh đấy cũng người người ta lợi dụng triệt để để mang vào áp dụng cho blog - nơi mà chỉ thiên về mặt giải trí không lợi nhuận, mà có cũng là một thứ duy nhất, thứ cũng được thần dân blog liệt vào hàng nhạy cảm: CÁI DANH (có mấy ai dám nhận là vì cái này đâu, khổ ghê...)

So sánh với bên ngoài, nếu như một công ty nào đó ra đời được một sản phẩm ăn khách thì chỉ một thời gian sau hàng nhái, hàng ăn theo tràn lan khắp thị trường. Còn ở blog thì xem ra cũng không có gì khá khẩm hơn, nếu bạn làm được một đề tài nào thu hút được thị phần người đọc thì ngay lập tức có rất nhiều blog ra đời để ăn theo thị phần đó rồi cũng ghi: Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức trong khi đang thực hiện ý tưởng và cách làm của người khác. Có khi một số blog còn sao chép hầu như y nguyên nội dung, chỉ thay đổi chút xíu sau đó khéo léo cho cái tên mình to tướng ở cuối bài: Bản quyền X,Y,Z. Nhưng đến khi phát hiện đựơc ra đó là "hàng nhái" người ta mới hỏi: Tại sao không hỏi tác giả lấy một tiếng? Câu trả lời nhận được ngay sau đó là một câu rất “tỉnh bơ”: Đã chấp nhận public thì phải chấp nhận bị copy ?! (Nhưng copy rồi cho tên mình thì quả là một sự "hài hước" vụng về). Hoặc một câu trả lời khác hay miễn bàn: “Thế đã đăng ký bản quyền với bộ văn hoá chưa mà đòi hỏi này nọ?!”.

Một vấn đề nữa trên blog làm các bloggers rất khó chịu, đó là sự ganh tỵ. Có nhiều người thể hiện sự ganh tỵ ra mặt bằng cách săm soi nhau từng chút một , hở một chút là bóc mẽ bắt chẹt nhau hoặc đứng đằng sau công kích các “phần tử phá hoại” vào khiêu khích, “đâm bị thóc chọc bị gạo” chủ blog. Người ta cũng kèn cựa nhau vì cái Page Views, vì nó người ta chấp nhận mình là kẻ ba hoa nói phét hơn cả anh chàng người gỗ mũi dài Piochino để cho được bằng anh , bằng em, bằng bè bằng bạn, bằng thiên hạ. Tệ hơn nữa là nạn lập hàng loạt các blog nặc danh sau đó gửi tin nhắn cho chủ blog với những nội dung chọc phá, xúc phạm như kiểu : “Mày tưởng blog mày như thế là ngon hả? Không đáng một xu”. Rồi thì :“Tao mới lập blog, thấy blog mày có vẻ hay tao vô xem thì thấy toàn những thứ vớ va vớ vẩn”. Tiếp nữa thì nói năng có vẻ có văn hoá hơn một chút nhưng vẫn cùng một nội dung: “Blog của bạn nhiều phần tồi tệ quá, cái hình của bạn giống như dân công tử bột ưa khoe khoang, chảnh choẹ” trong khi chưa tiếp xúc với chủ blog lần nào v.v… Nói đến mấy cái tin nặc danh thì có lẽ nói cả ngày không hết, vì chưa nói xong đã xuất thêm một tin nặc danh khác rồi. Có lẽ đây là những căn bệnh trầm kha mà bloggers phải hứng chịu?

Những điểm đen?

Mặt trái xã hội nào cũng đi liền với nạn đầu gấu và ngay cả blog… cũng không phải ngoại lệ. Ở

 
trên blog cũng tồn tại nạn “côn đồ” “chém”, “giết” blog, “cướp” những tài sản có giá trị tinh thần. Những phần tử đầu gấu ở đây là những kẻ thiếu văn hoá, nhận thức lại có thừa, lòng ganh tỵ làm mờ đi lý trí. Đi đến blog ai chúng thấy không bằng lòng thì y như rằng chúng nhảy vào chửi rủa bằng những lời lẽ khiếm nhã : chê bai từ cái avatar, nickname rồi sau đó “chém” họ bằng những entry bôi bác, mạt sát, chửi rủa không tiếc lời để thoả mãn cái tính “côn đồ “ thích làm loạn. Kẻ tội nghiệp nào mà dám phản ứng thì chúng chơi đòn làm nhái, làm giả blog đi rêu rao khắp thiên hạ nhằm hạ uy tín bôi nhọ họ.

Ai nói ở blog không có nạn cướp giật trắng trợn? Có đấy, họ cướp món đồ tinh thần của người khác rồi nghiễm nhiên sở hữu hoá bằng tên họ. Lên tiếng phàn nàn thì bạn bị họ cho nguyên mấy entry xuyên tạc vào mặt rồi họ gọi đồng đảng đến "chém" cho gục tại trận. Thêm vào đó, có nhiều kẻ đứng ngoài a dua cổ cổ vũ, nhảy vào công kích vài câu cho thêm phần không khí: “Bác nói đúng lắm, em ủng hộ bác”... khiến cho các tay "giang hồ blog" lại càng hăng tiết, phấn khích cực độ, sôi máu lên tận đỉnh đầu ra sức làm càn, "đâm, chém" bậy bạ không kiêng nể bất cứ thành phần nào với câu châm ngôn: ta là người đại diện công lý, ta đi phanh phui sự thật, ở đâu có gian dối ở đó có ta.

Chính vì những “đại ca giang hồ blog” này mà nhiều người chịu không nổi cuối cùng phải “cho blog về hưu sớm”. Ở ngoài đời thực những kẻ côn đồ gây rối còn có pháp luật trị chứ các "đại ca" trong này thì biết kêu ai? Report abuse các “đại ca” thì cũng chẳng làm gì đựơc vì các "anh hùng" trăm phương ngàn kế lập blog mới rồi vẫn tiếp tục công việc "hiệp nghĩa". Nhiều blogger đã đặt câu hỏi: liệu blog có còn là một sân chơi tinh thần lành mạnh như người ta mong chờ không?

Đọc đến đây có lẽ có thể nhiều người cho tôi nhìn blog quá tiêu cực, nhưng đó là  sự thật, tôi gắn bó với blog cũng một thời gian khá dài đủ để hiểu những diễn biến xảy ra ở cái xã hội nhỏ bé nhiều mặt này. Thời gian trước con người trên blog có lẽ họ thuần túy và chân thật hơn, còn bây giờ? Blog đang phát triển với tốc độ chóng mặt kèm theo những phát sinh tiêu cực khi lối sống “blog mục đích” lên ngôi vì thế mà không ít người phải than thở “ảo quá”, sự tin tưởng bây giờ thay vào đó là sự đố kỵ nghi ngờ... Đây cũng là lí do giải thích cho sự phổ biến hoá nạn đóng blog hàng loạt… Còn đối với tôi? Blog ảo à? Không đâu, blog ảo nhưng bị chi phối bởi những con người thật....

Andre - Tác giả phần viết thứ nhất.
Andre - Tác giả phần viết thứ nhất.

Blog Việt -  Andre

(Còn nữa)

  • Ý kiến của bạn về bài viết?

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,