,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
999658
Blogger Việt hãy là những công dân am hiểu luật pháp
1
Article
null
,

Blogger Việt hãy là những công dân am hiểu luật pháp

Cập nhật lúc 08:49, Thứ Tư, 31/10/2007 (GMT+7)
,

Con đường nào cho cộng đồng blogger Việt:

 

Phần 1: Blog – xã hội ảo, con người thật

Phần 2: Blogger Việt hãy là những công dân am hiểu luật pháp

Khi theo dõi mấy vụ "chí chóe" giữa các bloggers về những thông tin trong trang cá nhân tôi nghĩ tới những kiến thức luật pháp một công dân – blogger Việt cần trang bị cho mình.

Thời đại số, mỗi người đều có thể dễ dàng xây cho mình một homepage và bảo vệ theo cách riêng của mình. Có người muốn bảo mật nên không cho ai ngó vào (private), người thì thích xét vé vào cửa (friends), cũng có người cứ mở toang ra đấy, ai muốn vào, muốn làm gì thì làm (public). Thật ra, cho dù bạn có "private" thông tin, thì cụ Google vẫn automatically liệt kê những bí mật của bạn nếu match keyword.

Vậy liệu homepage có thể được so sánh như nhà, trong đó chủ nhân muốn trang trí, sắp xếp, đồ đạc như thế nào; cất giữ thứ gì; tán chuyện ra sao cũng được không? Chưa nói đến việc những thông tin cá nhân có thể bị lợi dụng gây hại cho chính chủ nhân, ví dụ địa chỉ nhà riêng, lịch công tác, tác phẩm chưa đăng ký, và cả các mối quan hệ "ngoài luồng" nữa. Cũng chưa bàn đến việc những thông tin trên homepage bị (hoặc được) người khác copy and paste vào những trang khác, "chủ nhà" có phải chịu trách nhiệm về những nội dung được đăng tải trên website hoặc blog của mình không nhỉ?

Khi đăng ký thành viên của các forum, free host, free weblog, chắc hẳn ai cũng đã từng ít nhất một lần đọc những quy định này:

Các thành viên không được phép gửi lên Diễn Đàn các bài viết hoặc hình ảnh có nội dung:

• Vi phạm thuần phong mỹ tục, gây phản cảm (đả kích, bêu xấu, chửi rủa, đồi trụỵ, từ ngữ - hình ảnh thô tục, tuyên truyền mê tín dị đoan…)

• Thông tin ảnh hưởng xấu đối với văn hoá xã hội: xuyên tạc lịch sử, xúc phạm uy tín các tổ chức đoàn thể, tung tin đồn nhảm, lừa đảo…

• Thông tin ảnh hưởng đến đời tư của công dân, ảnh hưởng đến an ninh, danh dự của cá nhân như vu khống, xúc phạm nhân phẩm…

• Các thông tin ảnh hưởng đến an toàn thông tin như: hướng dẫn làm hacker, cracker, bomb mail, spam..

• Các thông tin ảnh hưởng đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo…

...
Các bài viết vi phạm điều này sẽ bị xoá không thông báo. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà sẽ bị cảnh cáo hoặc khóa ID.

Nguồn: WebTreTho

Bạn có thể đường hoàng treo một hình ảnh thô tục trong ngôi nhà... gạch của bạn mà không ai có quyền can thiệp cho dù dân cả nước đến nhà bạn đi nữa. Nhưng liệu việc "treo" tấm ảnh đó vào homepage có được xem là quyền tự do và không vi phạm pháp luật không? Bạn có thể thoải mái tưởng tượng ra những "cái bắt tay" giữa tên khủng bố khét tiếng và nguyên thủ quốc gia về những kế hoạch khủng bố, sau đó rỉ tai (thậm chí là hét tướng lên) với gia đình, bạn bè trong chính ngôi nhà của mình mà không hề vi phạm pháp luật. Nhưng nếu cái "breaking news" của bạn được Ctrl-C và Ctrl-V vào blog hoặc website của bạn thì kết quả sẽ như thế nào?

Cá nhân tôi cho rằng khi đăng bất kỳ nội dung nào lên website hoặc blog, một người đã ý thức đó là một hình thức đưa ra công luận, cũng giống như đăng lên một phương tiện truyền thông bất kỳ (khác chăng là bạn không có... nhuận bút). Chắc chắn không thể đổ thừa "tôi quăng lên đó, ai xem/ đọc thì tự chịu trách nhiệm"; như vậy chẳng khác nào "tôi rải truyền đơn chứ không nhằm mục đích tuyên truyền, chẳng qua mọi người tự nhặt lên để đọc thôi". Có ai tạo website, weblog và set public mà không nhằm mục đích phổ biến thông tin đến người khác? Đơn giản hơn, khi post một entry, có ai mong không nhận được comment? hoặc page views dậm chân tại chỗ?

Khi forums được phép hoạt động, Admin của forums phải chịu trách nhiệm về những thông tin được đăng tải. Vì vậy họ đặt ra quy định và chiểu theo đó mà xử lý thành viên. Còn website hoặc weblog cá nhân nên được (bị) quản lý bằng cách nào?

Tôi có biết một trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ của Blog Opera mà username bị banned. Nhưng đó là lỗi lợi dụng sơ hở mã nguồn để vượt qua vòng kiểm soát ID. Chắc chắn Opera hoặc các dịch vụ cung cấp blog từ nước ngoài không (hay không thể) khóa blog vì thành viên tàng trữ, lưu hành những thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam. Và trung thực mà nói, tôi cũng không biết việc truy tác giả của các blog "đen" có dễ dàng hay không.

Dù sao, tôi nghĩ thông tin sau đây có lẽ hữu ích cho nhiều người:

 

Bộ Luật Hình Sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có những quy định:

Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

b) Phổ biến cho nhiều người;

c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

c) Đối với người chưa thành niên;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.


4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

...

Nào các bạn, kiểm tra lại nội dung trên blog của mình nhé! 

Blog Việt/ Blogger Thủy Hiền

Hình ảnh đại diện của tác giả bài viết phần 2
Hình ảnh đại diện của tác giả bài viết phần 2

Về tác giả blog Thủy Hiền: "If you think you will lose, you’ve lost! But if you lose, don’t lose the lesson."

(Còn nữa)

  • Ý kiến của bạn về bài viết?

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,