Triết lý cắt bánh chưng
(Blog Việt) - Ngày đầu xuân ngẫm lại tích truyện xưa Lang Liêu sáng tạo ra món bánh chưng
thật vô cùng độc đáo. Nguyên liệu làm bánh đơn giản và rất Việt
Hình ảnh: Tác giả bài viết (st)
Khâu khó nhất là gói bánh, phải là người khéo léo mới có thể bẻ lá thành chiếc bánh vuông cạnh. Thường trong nhà người đàn ông là người gói bánh chưng. Hình ảnh con cháu quây quần bên người cha, người ông canh nồi luộc bánh. Những đứa trẻ má ửng hồng bền nồi bánh chưng, háo hức đợi cha vớt cho chiếc bánh nhỏ xíu làm riêng bởi bao giờ chiếc bánh đó cũng chín sớm nhất. Người cha chiều con lại cột thêm cho sợi dây dài, thế là đứa trẻ cầm chiếc bánh tí hon tòng teng chạy khắp nhà. Đối với bọn trẻ chiếc bánh đó bao giờ cũng ngon nhất và đôi khi được để dành đến tận ra Tết.
Khi tôi bắt đầu trở thành thiếu nữ nghĩa là bắt đầu phải vào bếp học nấu các món ăn. Đối với mọi cô bé mới lớn, “đánh vật” với nồi niêu, soong chảo, dầu mỡ, cá thịt... thật khó khăn. Nhưng khi nhìn mâm cổ ngày Tết hoàn thiện, có công sức của mình đống góp thì chắc cô bé nào cũng cười toe hạnh phúc. Ngày đầu tiên, bàn tay lòng ngóng của cô bé Tôi đã phạm một nhát vào ngón tay khi cắt bánh chưng. Tác phẩm nếu có thể gọi tên là bánh chưng trở nên nát bét, lồi cả nhân thịt đậu ra ngoài. Nghĩ lại vẫn còn buồn cười. Củng nhẹ vào trán "ngốc ạ!", mẹ tước nhẹ sợi lạt buộc bánh thành hai, đặt chéo nhau trên đĩa. Cầm chiếc bánh đặt lên hai sợi lạt, mẹ khéo léo kéo hai múi lạt chặt dần, chiếc bánh cắt ra nguyên vẹn dưới con mắt tròn xoe của cô bé. Bài học bóc bánh chưng thật lạ!
Bây giờ lớn lên, cô bé không chỉ bóc bánh chưng "siêu đẳng" mà còn biết nấu nhiều món phức tạp hơn. Mâm cỗ ngày càng có nhều món do chính cô tự tay làm. Nhưng bài học bóc bánh chưng và vết sẹo từ bài học đó vẫn hằn in trong kí ức cô. Một khoảnh khắc bóc bánh chưng nào đó cô triết lý: Mọi thứ trên cuộc đời này đều có sự phù hợp với nhau, không thể gượng ép được. Như bánh chưng phải cắt bằng sợi lạt, cố gắng cắt bằng dao thì chỉ phá nát nó thôi, thậm chí người cắt lại còn bị đau. Cô gọi đó là "Triết lý cắt bánh chưng".
29 tết, nhà nấu cỗ Tất niên. Tôi ngạc nhiên, lóng ngóng cầm chiếc bánh trên tay không biết cắt thế nào. Chiếc bánh buộc bằng sợi nilon. Chợt thấy chống chếnh như mất đi một điều quý giá. Chiếc bánh vẫn nguyên vẹn nhờ sự "sáng tạo" để nguyên lá mà cắt của ba. Mâm cỗ cúng ông bà vẫn đầy đủ nhưng sao thấy vẫn thiêu thiếu một điều gì đó khó gọi tên…
Cuộc sống bận rộn đòi hỏi con người hiện đại phải có những thay đổi phù hợp hơn. Rổ tre đã thay bằng rổ nhựa, bữa cơm nấu thay bằng đồ ăn nhanh và bánh chưng đã có thể mua ở chợ. Sợi lạt buộc bánh chưng có thể thay bằng sơi nilon nhưng có những giá trị tinh thần khó thay thế. Cũng như cứ mãi thấy "trái tay" khi dùng dao cắt bánh chưng. Tuy nhiên những gì đã thuộc về văn hoá sẽ trường tồn mãi mãi trong tình thần của mỗi con người, dù cho vật chất có thay đổi như thế nào đi nữa.
Hội nhập Quốc tế, câu chuyện bánh chưng của người Việt
Đó là mâm tiệc của những du học sinh với chiếc bánh chưng bên cạnh đĩa ly sâmpanh.
Là chuyện một cô bạn Việt
Là việc người Việt
Câu chuyện bánh chưng Việt
Blog Việt theo blog Hajime
Tác giả bài viết
Về tác giả blog Hajime: Không biết nói gì vì quá nhiều điều để nói.
Ý kiến và những điều muốn sẻ chia mời bạn gửi theo mẫu sau hoặc email về địa chỉ blogviet@vasc.com.vn