,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
1047759
"Đặc sản" Huế!
1
Article
null
,

'Đặc sản' Huế!

Cập nhật lúc 10:36, Thứ Tư, 26/03/2008 (GMT+7)
,

(Blog Việt) - Chị về Huế. Mỗi lần có việc về Huế chị đều gọi cậu em đưa chị đi một vòng các

Hình ảnh: Deviantart
Hình ảnh: Deviantart
quán cà phê. Những quán cà phê chạm khắc vào mãnh đất cố đô một nỗi ám ảnh. Trong không gian đó, cuộc sống hối hả tự khắc chậm lại, lắng vào mỗi hồn người. Đặc biệt chị rất vui khi về thăm Huế mà gặp được dịp ở Huế, trời mưa!

Dường như, thành thói quen mất rồi. Cứ có bạn ghé chơi hay tìm gặp, người Huế lại tìm đến những quán cà phê để chuyện trò. Những quán cà phê trở thành không gian giao tiếp rất riêng và rất chung. Còn với chị, chị rất thích đến một quán cà phê rất đặc biệt - quán "Chiều" vào những ngày mưa. Mà ở Huế, mưa rích rắc dường như dài bất tận. Nó vắt từ ngày này qua ngày khác, phủ mờ lên tháng năm. Chị đến đó để ngắm những cơn mưa, những hạt mưa rơi, mà chị nói: "Đặc sản" của Huế, cậu à!"

Tôi cứ nghĩ đặc sản Huế là những bún bò, là bún hến, là mè xửng... này kia. Những thứ đã thành khái niệm rất đặc trưng khi người ta nói về Huế, đi đến Huế và nghĩ về Huế. Giờ mới chợt nhận ra, ừ nhỉ! Huế có một điều không thể không nhắc tới khi ta xa, ta gần Huế và ở trong lòng Huế: Mưa.

Nếu những quán cà phê ven sông Hương như Vĩ Dạ Xưa, Lộng Gió, Nghiêng...; hay dãy cà phê "cóc" ở khu "đèn vàng" của đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu có thể cho ta ngắm những làn mưa Huế giăng mắc rải hoặc đổ hoặc tuôn xối xả xuống dòng sông; thì Chiều lại làm cho chị lưu luyến bởi nhìn mưa ở quán này, có gì đó như một niềm nhung nhớ. Chị thấy những mảng mưa phủ lên bức tường phía sau lưng của thành nội Huế trước mặt mình, chị nghe "Diễm xưa" của Trịnh Công Sơn đang ngân nga từ cái đài đĩa của chủ quán, chị nhìn những thân phận người đi ngang qua con đường trước mặt... Cứ ngồi mãi thế, quên mất chuyện phải đứng lên về. Mặc cho, Chiều chỉ là quán cà phê "cóc" chính hiệu, nó mộc mạc đơn sơ. Vậy ra, với chị quán cà phê "cóc" hay quán sang trọng gì cũng chỉ để có chỗ rất tự nhiên ngắm mưa Huế.

 

Hình ảnh: Tác giả bài viết (st)
Hình ảnh: Tác giả bài viết (st) - Mời bạn click vào đây để nghe ca khúc Mưa trên phố Huế

Thế nào là "đặc sản" vùng miền trên cõi này? Nếu chúng ta trả lời câu hỏi đó, chúng ta sẽ không xếp "mưa Huế" vào danh sách đặc sản Huế đâu! Nhưng nếu ai từng gắn bó với Huế dù ít dù nhiều, đặc biệt là có dịp được bắt gặp những cơn mưa rắc lên những con đường rất nhiều bóng cây ở Huế, hẳn họ sẽ thấy dường như những hạt mưa nơi đây đọng cả nỗi niềm gì đó khó mà nói được. Những cơn mưa thường kéo ra rất dài. Có thể gọi là dầm dề và lê thê. Rất nhiều ngày trong năm ở Huế có mưa và con người thường sống với mưa. Mọi sinh hoạt, hoạt động sản xuất, hoạt động văn hoá giải trí gì thì người ta cũng phải tính xem phải kết hợp với mưa như thế nào, kẻo mưa làm hỏng mất. Cứ thế, mưa trở nên thân thuộc và rất gần với cuộc sống của người dân Huế. Cả bốn mùa! Bốn mùa đều rất dễ gặp được cơn mưa.

Đặc trưng của văn hoá mỗi vùng miền, trước hết là sự nhận diện được đặc trưng hoạt động, thói quen, tập quán sinh hoạt của con người trên mãnh đất ấy. Mưa với người Huế trở thành một nét văn hoá rồi.

Rất rõ.

 

Hình ảnh: Tác giả bài viết (st)
Hình ảnh: Tác giả bài viết (st) - Mời bạn click vào đây để nghe ca khúc Diễm xưa

Cậu em của người chị khi trò chuyện với một người ở rất xa đến Huế để tìm hiểu về Festival Huế, đã giới thiệu cho anh ta rất nhiều. Nhưng cậu không quên nói: "Đặc biệt, có một loại đặc sản rất ấn tượng của Huế, những cơn mưa!"

Hai người đàn ông thuộc những vùng miền không giống nhau đang ngồi trong quán Chiều, phía sau lưng Đại nội ở Huế, vừa bàn về văn hoá của mãnh đất cố đô, vừa nhìn mưa rơi...

Tưởng tượng kí! - Lê Cao
 

Gửi từ Blog Lê Cao: Sợ những lời nói vô nghĩa, sợ sự to tát của những câu tuyên ngôn vu vơ nửa mùa và kính phục tất cả những gì tạo nên giá trị...!Feel free to go with the truth!

Cảm nhận và những điều muốn chia sẻ mời bạn gửi theo mẫu sau hoặc email về địa chỉ blogviet@vasc.com.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,